Thực trạng quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực HS

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn tiếng anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh trường trung học phổ thông ứng hòa b, huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 49)

trƣờng THPT Ứng Hòa B, Hà Nội

Đánh giá thực trạng quản lý dạy học đội ngũ GV môn tiếng Anh thực hiện nhiệm vụ giảng dạy theo tiếp cận NLHS tại trường THPT Ứng Hòa B, Hà Nội, chúng tôi trưng c u ý kiến 64 CB-GV là những giáo viên trực tiếp giảng dạy trong nhà trường các nội dung sau.

2.4.1. Thực trạng quản lý việc chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên theo tiếp cận phát triển năng lực

Trong cơng tác Quản lý dạy học nói chung, quản lý dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực người học nói riêng, nội dung quản lý công việc chuẩn bị bài, xây

dựng nội dung bài dạy theo hướng phát triển năng lực, chuẩn bị phương tiện, đồ dùng dạy học… trước khi lên lớp của GV là nhiệm vụ quan trọng, góp ph n hướng đến sự thành công trong hoạt động giảng dạy tại Nhà trường.

Bảng 2.10. Thực trạng quản lý việc chuẩn bị bài lên lớp của GV theo hƣớng phát triển NLHS

Nội dung N Min Max

Mean (Giá trị trung bình) Std. Deviation (Độ lệch chuẩn)

QL GV xây dựng mục tiêu bài giảng

tiếp cận phát triển NLHS 64 1.0 4.0 2.250 .5909

QL GV xây dựng kế hoạch giảng dạy

theo tiếp cận phát triển NLHS 64 2.0 4.0 2.922 .5720

Chuẩn bị đ y đủ đồ dùng, thiết bị dạy học hiện đại theo hướng phát triển năng lực

64 1.0 4.0 2.500 .6901

Phê duyệt bài giảng theo hướng phát triển năng lực HS trước khi GV tổ chức dạy học

64 2.0 4.0 2.672 .6186

Nguồn: tác giả khảo sát tháng 5 năm 2019

Nhận xét: Kết quả phân tích trên bảng 2.10 cho thấy, CB-GV trường THPT Ứng Hòa B, Hà Nội đánh giá công tác quản lý của Ban giám hiệu nhà trường về công tác chuẩn bị của giáo viên trước khi lên lớp chủ yếu ở mức độ Khá; điểm trung bình dao động từ 2,500 đến 2,922. Riêng nội dung “QL GV xây dựng mục tiêu bài giảng tiếp cận phát triển NLHS” chỉ được đánh giả ở mức trên trung bình (2.250).

Nội dung “QL GV xây dựng kế hoạch giảng dạy theo tiếp cận phát triển NLHS” được đánh giá cao nhất với mức đánh giá đạt khá (2.922), các nội dung còn lại được đánh giá ở mức trung bình khá (2.5-2.7).

Kết quả trên có thể đánh giá, cơng tác quản lý chuẩn bị trước khi lên lớp của giáo viên theo hướng phát triển NLHS đã có sự quan tâm của các Nhà trường; tuy

nhiệm vụ dạy học theo hướng phát triển NLHS thì rất c n thiết phải có biện pháp quản lý nội dung này.

2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy trên lớp của GV theo tiếp cận phát triển NLHS

Tổ chức dạy học trên lớp là nhiệm vụ chính của giáo viên, Nhà trường quy định về thời gian, nề nếp, nội dung, tiến độ giảng dạy theo chương trình chung của Bộ Giáo dục và đào tạo, trên cơ sở chung đó, giáo viên xây dựng mục tiêu và nội dung bài dạy, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực của học sinh. Thực trạng tổ chức dạy học theo hướng phát triển NLHS tại trường THPT Ứng Hòa B, Hà Nội được thể hiện trên bảng 2.11.

Bảng 2.11. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của GV theo hƣớng phát triển năng lực HS

Nội dung N Min Max

Mean (Giá trị trung bình) Std. Deviation (Độ lệch chuẩn)

Quản lý tác phong, trang phục, phân bổ thời

gian giảng dạy trên lớp của GV 64 2.0 4.0 2.438 .5876

Quản lý hình thức dạy học, phương pháp giảng dạy tích cực nhằm phát triển năng lực người học

64 1.0 4.0 2.609 .6575

Quản lý Sử dung phương tiện dạy học hiện

đại phù hợp môn học và mục tiêu bài giảng 64 2.0 4.0 2.641 .6754

Tổ chức dự giờ của GV nhằm kiểm tra hoạt

động dạy học theo hướng phát triển năng lực 64 2.0 4.0 2.719 .6539

Nguồn: tác giả khảo sát tháng 5 năm 2019

Nhận xét: Công tác quản lý hoạt động dạy học trên lớp của GV trường THPT Ứng Hòa B, Hà Nội được đánh giá ở mức độ Khá, nhưng điểm trung bình khơng cao, dao động từ 2,438 đến 2,719.

Nội dung “Tổ chức dự giờ của GV nhằm kiểm tra hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực” được đánh giá cao nhất với giá trị 2.719, các nội dung khác chỉ được đánh giá ở mức trung bình khá (2.4-2.6)

Có thể nói, Cơng tác quản lý dạy học mơn tiếng Anh của trường THPT Ứng Hịa B, Hà Nội theo tiếp cận NLHS chưa được quan tâm đúng mức, c n thiết có các biện pháp quản lý nhằm thực hiện tốt hơn các nội dung nêu trên trong thời gian tới.

2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động học tập, r n luyện của HS theo hướng phát triển năng lực

Dạy học theo hướng phát triển NLHS huy động sự tham gia của tất cả các nguồn lực bao gồm: Ban giám hiệu, đội ngũ cán bộ giáo viên, phụ huynh và học sinh … tác động đến mục tiêu, nội dung, tiến trình dạy học …Trong đó, hoạt động dạy của th y và hoạt động học của trò là nhiệm vụ trung tâm của hoạt động dạy học. Quản lý hoạt động học tập, rèn luyện của HS nhằm phát huy năng lực trong quá trình học tập, rèn luyện ở mỗi cấp học là nhiệm vụ quan trọng, không thể thiếu trong nhà trường.Kết quả đánh giá công tác quản lý hoạt động học tập môn tiếng Anh của HS trường THPT Ứng Hịa B, Hà Nội được trình bày trên bảng 2.12.

Bảng 2.12. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của HS theo hƣớng phát triển năng lực

Nội dung N Min Max

Mean (Giá trị trung bình) Std. Deviation (Độ lệch chuẩn)

Quản lý hoạt động tự học, tự chuẩn

bị bài ở nhà của học sinh 64 2.0 4.0 2.563 .6140

Quản lý việc theo dõi, đánh giá mức

độ chuyên c n học tập của HS 64 1.0 4.0 2.594 .7064

Quản lý việc theo dõi, đánh giá mức độ hợp tác của HS-HS và SV-GV trong tiết học nhằm phát triển năng lực HS

64 1.0 4.0 2.687 .7533

Có kế hoạch và tổ chức quản lý các hoạt động học tập của học sinh ngoài giờ lên lớp

64 2.0 4.0 2.797 .5957

Nhận xét: Kết quả khảo sát trên bảng 2.12 cho thấy, công tác Quản lý hoạt động học tập, rèn luyện của HS trường THPT Ứng Hòa B, Hà Nội được đánh giá tương đối đồng đều nhau ở mức độ Khá, tuy nhiên điểm trung bình khơng cao (dao động từ 2,563 đến 2,797).

Nội dung “Quản lý hoạt động tự học, tự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh” được đánh giá ở mức thấp nhất và nội dung “Có kế hoạch và tổ chức quản lý các hoạt động học tập của học sinh ngoài giờ lên lớp” xếp ở vị trí cao nhất.

Như vậy, cơng tác quản lý hoạt động học tập, rèn luyện nhằm phát triển NLHS được đánh giá khơng cao, theo tơi ngun nhân chính là cán bộ quản lý chưa chỉ đạo sát sao, chưa phối hợp các biện pháp quản lý nhằm phát huy hiệu quả cao nhất. C n thiết có biện pháp quản lý nhằm hỗ trợ những tồn tại, khó khăn trong nội dung này.

2.4.4. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng phát triển năng lực

Kiểm tra, đánh giá là một trong những chức năng quan trọng của công tác lãnh đạo, là khâu tất yếu trong công tác quản lý. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo tiếp cận phát triển năng lực theo đúng mục tiêu, mục đích đề ra. Để làm tốt nhiệm vụ kiểm tra đánh giá, Ban giám hiệu Nhà trường c n có những chỉ đạo sát sao cụ thể tới tồn thể đội ngũ GV, qua đó người GV phải có năng lực đánh giá, xây dựng kế hoạch, tiêu chí đánh giá, thời gian đánh giá cụ thể. Khảo sát về thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh của HS trường THPT Ứng Hòa B, Hà Nội theo tiếp cận phát triển năng lực được trình bày trên bảng 2.13.

Bảng 2.13. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS

Nội dung N Min Max

Mean (Giá trị trung bình) Std. Deviation (Độ lệch chuẩn)

Có kế hoạch cụ thể về kiểm tra,

đánh giá theo tiếp cận năng lực 64 2.0 4.0 2.453 .6407

Chỉ đạo Tổ bộ môn xây dựng công cụ và thang đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng phát triển năng lực

64 1.0 4.0 2.750 .6172

Giám sát việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của GV đảm bảo cơng bằng, chính xác

64 1.0 4.0 2.563 .6872

Quản lý kết quả đánh giá theo quy

định của ngành giáo dục 64 1.0 4.0 2.484 .6170

Nguồn: tác giả khảo sát tháng 5 năm 2019

Nhận xét: Cán bộ giáo viên trường THPT Ứng Hịa B, Hà Nội đánh giá cơng tác quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh ở mức độ Trung bình và trung bình Khá. Ngoại trừ nội dung “Chỉ đạo Tổ bộ môn xây dựng công cụ và thang đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng phát triển năng lực” được đánh giá ở mức độ khá (2.750), các nội dung khác thuộc nhóm câu hỏi này chỉ được đánh giá ở mức trung bình khá (xấp xỉ 2.5)

Kiểm tra, đánh giá là nội dung quan trọng, thông qua hoạt động kiểm tra đánh giá nhằm phát hiện những sai lệch yếu kém trong công tác giảng dạy để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh. Qua khảo sát, tôi nhận thấy việc quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS theo tiếp cận phát triển năng lực tại trường THPT Ứng Hòa B, Hà Nội chưa được đánh giá cao, tỷ lệ CB-GV cho điểm đánh giá ở mức trung bình và yếu cịn rất lớn, điều này thể hiện qua điểm lớn nhất và nhỏ nhất, độ lệch chuẩn còn cao…, đây cũng là nội dung c n đặc biệt quan tâm trong thời gian tới.

2.4.5. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất phục vụ dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là những yếu tố cơ bản giúp người GV thực hiện nhiệm vụ giảng dạy nói chung, xây dựng và thực hiện bài giảng theo hướng phát triển NLHS nói riêng. Để quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, người quản lý c n xây dựng kế hoạch mua sắm, bảo quản, sử dụng theo đúng quy trình quản lý.

Kết quả đánh giá thực trạng quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được thể hiện trên bảng 2.14.

Bảng 2.14. Thực trạng quản lý Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ dạy học theo tiếp cận phát triển NLHS

Nội dung N Min Max

Mean (Giá trị trung bình) Std. Deviation (Độ lệch chuẩn)

Có kế hoạch đề xuất mua sắm, trang bị phương tiện, dụng cụ dạy học hiện đại nhằm dạy học theo hướng phát triển năng lực HS

64 2.0 4.0 2.406 .6354

Có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa

cơ sở vật chất, thiết bị dạy học 64 2.0 4.0 2.859 .6138

Phân công GV quản lý, lập hồ sơ, sổ sách, theo dõi việc sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học

64 2.0 4.0 2.594 .6836

Khuyến khích GV sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

64 1.0 4.0 2.516 .6422

Nguồn: tác giả khảo sát tháng 5 năm 2019

Nhận xét: Cán bộ quản lý, giáo viên trường THPT Ứng Hòa B, Hà Nội đánh giá thực trạng quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở mức độ Trung bình Khá; điểm trung bình đạt được dao động từ 2,406 đến 2,859.

Nội dung được đánh giá cao nhất là “Có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở vật chất, thiết bị dạy học”, và nội dung đánh giá thấp nhất là “Có kế hoạch đề xuất mua sắm, trang bị phương tiện, dụng cụ dạy học hiện đại nhằm dạy học theo hướng

phát triển năng lực HS”. Trao đổi vấn đề này, Cô Nguyễn Phương A, GV giảng dạy trong trường cho biết: “Nhà trường khó khăn trong việc mua sắm các thiết bị dạy học hiện đại vì điều kiện kinh phí hạn hẹp; hàng năm Nhà trường có kế hoạch phân cơng sửa chữa, bảo dưỡng đồ dùng, thiết bị dạy học song không hiệu quả vì các nội dung bảo dưỡng, sửa chữa h u như khơng thực hiện vì khơng ai biết chun mơn.

Như vậy, việc mua sắm, bảo quản, sửa chữa cơ sở vật chất phải có kế hoạch cụ thể, phân cơng con người rõ ràng, tránh tình trạng lãng phí, thừa dụng cụ này nhưng lại thiếu thốn thiết bị khác.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực HS trƣờng THPT Ứng Hòa B, Hà Nội

Từ kết quả khảo sát thực trạng ở trên cho thấy, công tác quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận phát triển NLHS ở trường THPT Ứng Hòa B, Hà Nội trong thời gian qua được đánh giá chưa cao. Để tìm hiểu những yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả trên, tôi khảo sát đội ngũ CB-GV về ảnh hưởng của một số yếu tố đến quản lý dạy học theo theo tiếp cận phát triển NLHS.

Bảng 2.15. Đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến Quản lý dạy học theo tiếp cận phát triển NLHS

Nội dung N Min Max

Mean (Giá trị trung bình) Std. Deviation (Độ lệch chuẩn)

Ảnh hưởng của các cấp quản lý đến dạy

học theo tiếp cận phát triển năng lực HS 64 3.0 4.0 3.606 .2354

Đội ngũ GV ảnh hưởng đến việc dạy học

theo tiếp cận phát triển năng lực HS 64 3.0 4.0 3.859 .1138

Môi trường xã hội ảnh hưởng việc dạy học

theo hướng phát triển năng lực HS 64 3.0 4.0 3.594 .2836

Kết quả khảo sát trên bảng 2.15 cho thấy, 100% CB-GV đánh giá cả 3 nội dung ở mức độ “ảnh hưởng” đến “rất ảnh hưởng”; nội dung “Đội ngũ GV ảnh hưởng đến việc dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực HS” được đánh giá cao nhất, điểm trung bình đạt được là 3,859. Tiếp theo là nội dung “Ảnh hưởng của các

cấp quản lý đến dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực HS” điểm trung bình là 3,606 và cuối cùng là “Môi trường xã hội ảnh hưởng việc dạy học theo hướng phát triển năng lực HS”, điểm trung bình đạt được là 3,594.

Kết quả trên cho thấy, CB-GV đánh giá mức độ quan trọng của đội ngũ người th y, vai trò của người th y đặc biệt quan trọng đối với dạy học nói chung, dạy học theo tiếp cận phát triển NLHS nói riêng.

Từ các kết quả trên, theo tơi c n phải có các biện pháp quản lý nhằm hỗ trợ đội ngũ cán bộ - giáo viên về nhận thức cũng như năng lực tổ chức dạy học theo tiếp cận phát triển NLHS.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lí dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực HS trƣờng THPT Ứng Hòa B, Hà Nội

2.6.1. Thành công và nguyên nhân

Qua nghiên cứu thực trạng về công tác quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận phát triển NLHS ở trường THPT Ứng Hòa B, Hà Nội, tác giả nhận xét những kết quả như sau:

- Trường THPT Ứng Hòa B, Hà Nội đã triển khai các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo tiếp cận phát triển NLHS nói chung, mơn tiếng Anh nói riêng theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT thành phố Hà Nội, bước đ u đạt được những kết quả mong đợi.

- Đội ngũ GV Trường THPT Ứng Hòa B, Hà Nội được đánh giá có năng lực chun mơn nghiệp vụ, bằng cấp đạt chuẩn và trên chuẩn, có năng lực tổ chức dạy học; đạo đức tác phong gương mẫu, nghiêm túc.

- Tổ chức dạy học theo tiếp cận phát triển NLHS tại Trường THPT Ứng Hòa B, Hà Nội đã được triển khai, thể hiện qua việc xác định mục tiêu, nội dung dạy học, hoạt động dạy của GV và hoạt động học tập, rèn luyện của HS theo tiếp cận phát triển năng lực được đánh giá ở mức độ khá.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn tiếng anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh trường trung học phổ thông ứng hòa b, huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)