Kết quả cho thấy đa phần HS đều có mong muốn áp dụng học tập kết hợp vào dạy học Toán nhằm phát triển năng lực tự học cũng như chủ động ôn tập và nâng cao kiến thức.
42
Kết luận chương 1
Chương 1 của luận văn đã trình bày được tổng quan về cơ sở lý luận và thực tiễn của mơ hình dạy học kết hợp.
Qua tổng quan nghiên cứu về dạy học kết hợp, chúng ta đã có cái nhìn khái quát về tình hình giáo dục trên thế giới và trong nước, cho thấy rằng mơ hình dạy học kết hợp đang là xu hướng của các mơ hình giáo dục trên thế giới. Dạy học kết hợp giữa dạy học truyền thống và dạy học trực tuyến, với điều kiện về khoa học kĩ thuật và CNTT của nước ta hiện nay sẵn sàng đáp ứng cho việc dạy học theo định hướng dạy học kết hợp. Và ở chương I của luận văn cũng đã giới thiệu một số công nghệ thường được sử dụng trong dạy học kết hợp.
Qua phân tích chương trình giáo dục phổ thơng mơn Toán năm 2018, Chương I. Số tự nhiên , sách giáo khoa toán 6 đã tiếp tục bổ túc và hoàn thiện học vấn cốt lõi về tập hợp số tự nhiên, trong đó có quan hệ chia hết, số nguyên tố và hợp số, ước chung, ước chung lớn nhất, bội chung, bội chung nhỏ nhất và cách tìm chúng. Dạy học kết hợp trong phần nội dung Chương I. Số tự nhiên có thể giúp HS có thể tự nghiên cứu trước bài học do các kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, HS có thể tự chủ động trải nghiệm, ơn tập hay mở rộng kiến thức mà trong thời gian 45 phút trên lớp GV không thể truyền đạt hết. Mặt khác, hiện nay CNTT khá phổ biến, các em HS ngay từ Tiểu học đã được tiếp cận với máy tính, Internet nên việc tiếp cận CNTT với HS lớp 6 khơng cịn là rào cản.
Mặc dù vậy, qua khảo sát các phần mềm được GV sử dụng chủ yếu là phần mềm dạy trực tuyến truyền thống, các thầy cô chưa bao giờ hoặc chỉ hiếm khi sử dụng các mạng xã hội học tập hay các trang web có các khóa học hoặc xây dựng các khóa học.
Kết quả khảo sát thực trạng dạy học ứng dụng CNTT và nhu cầu dạy học kết hợp trong dạy học Toán 6 của GV và HS bậc THCS đã cho thấy rằng cả GV và HS đều có đầy đủ điều kiện về trang thiết bị cũng như khả năng sử dụng CNTT và phần lớn có nhu cầu và mong muốn được học tập theo định hướng dạy học kết hợp. Tuy nhiên, cả GV và HS cũng chưa triển khai mơ hình học tập này trong giảng dạy tại trường học. Do vậy, cần thiết phải thiết kế và tổ chức dạy học theo định hướng kết hợp có vai trị vơ cùng quan trọng để nâng cao hiệu quả dạy và học hiện nay.
43
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC SỐ TỰ NHIÊN TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỚP 6 THEO ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC KẾT HỢP 2.1. Nguyên tắc và định hướng dạy học số tự nhiên lớp 6 theo định hướng dạy học kết hợp
2.1.1. Nguyên tắc dạy học số tự nhiên lớp 6 theo định hướng dạy học kết hợp
2.1.1.1. Đảm bảo phù hợp với nhu cầu của HS và tạo cơ hội để HS tự thực hiện
Nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự hứng thú, tính tự lực và phát triển tư duy cho HS- đảm bảo quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm. Việc khảo sát tìm hiểu nhu cầu và nhận thức của HS trước khi vận dụng định hướng dạy học kết hợp là một trong những phương thức thực hiện nguyên tắc này. Việc tạo điều kiện cho các nhóm HS tự xác định kĩ năng về CNTT để tham gia các chủ đề học tập giúp cho GV xây dựng, vận dụng được các phần mềm dạy học phù hợp. GV chỉ đóng vai tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn, giám sát, theo dõi tiến độ và chỉ đạo.
2.1.1.2. Thiết kế bài giảng phù hợp với dạy học kết hợp
Vận dụng dạy học theo định hướng dạy học kết hợp khơng chỉ nhằm mục đích là cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, cần thiết và có tính hệ thống mà thơng qua đó cịn nhằm mục đích hình thành và phát triển ở HS những phẩm chất, kỹ năng, những năng lực cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. Khi thiết kế bài gảing nói chung và bài dạy theo hướng kết hợp nói riêng, GV cần phải lựa chọn những nội dung, những bài giảng và bài tập trực tuyến cho sinh động, bắt mắt giúp HS giải quyết được những vấn đề thiết thực và gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Do vậy khi thiết kế bài giảng cần phải lựa chọn các nội dung kiến thức, chủ đề học tập có mối liên hệ giữa lí thuyết với thực tế cuộc sống, cho HS thấy các hình thức học tập kết hợp trực tiếp và trực tuyến đa dạng.
2.1.1.3. Các biện pháp phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS lớp 6
Các biện pháp được xây dựng phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS lớp 6. Các nhà giáo dục học đã xác định: về phương diện động cơ ở lứa tuổi, HS vốn đã tồn tại những yếu tố nội lực tích cực thể hiện qua thái độ tị mị, ham thích giải quyết các vấn đề và có NL để giải quyết các vấn đề. Nhiệm vụ chính của GV là đánh thức động cơ ấy, tạo cơ hội để các em đương đầu với các thách thức, điều này là hoàn toàn phù
44
hợp với lý thuyết vùng phát triển gần nhất của Vưgôtxki, thể hiện sự khác biệt giữa mức độ phát triển thực tế (xác định bởi khả năng giải quyết một mình) và mức độ PT có thể đạt được (xác định thông qua khả năng giải quyết vấn đề khi có sự giúp đỡ, hướng dẫn của GV hoặc cộng tác với bạn học có kiến thức tốt hơn).
2.1.1.4. Các biện pháp phải đảm bảo tính khả thi
Các biện pháp đưa ra phải đảm bảo tính khả thi và hiệu quả khi thực hiện. Việc xây dựng các biện pháp cần dựa trên những điều kiện thực tiễn như cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường, năng lực của GV, trình độ ứng dụng CNTT, đồng bộ về máy móc, thiết dạy học tập để có thể thực hiện được. Các biện pháp tạo điều kiện cho HS có thể phát triển năng lực, làm tăng hứng thú cũng như kết quả học tập của HS trong học tập mơn Tốn.
2.1.2. Định hướng dạy học số tự nhiên lớp 6 theo định hướng dạy học kết hợp
2.1.2.1. Phát triển hứng thú học tập của học sinh
- Cung cấp thơng tin chính xác, phù hợp với mục tiêu DH của mơn học. Có khả năng định vị thơng tin trong q trình học tập. Giao diện thân thiện, dễ sử dụng, thuận tiện khi duyệt qua nội dung học tập.
Nâng cao tính trực quan trong việc trình bày các kiến thức bằng cách kết hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa chữ viết, hình ảnh và âm thanh nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ cao, góp phần kích thích sự say mê, hứng thú cho người học trong quá trình truy cập.
Ứng dụng các phần mềm dạy học thỏa mãn nhu cầu hiểu biết và sự say mê học tập của HS qua môi trường học tập mở kết nối với các kho học liệu trực tuyến, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc học tập một cách liên tục, thường xuyên, hiệu quả ở người học.
2.1.2.2. Thích ứng với đối tượng và điều kiện thực tiễn
Quá trình dạy học số tự nhiên lớp 6 theo định hướng dạy học kết hợp phải phù hợp với những đặc điểm, điều kiện và yêu cầu học tập thực tiễn.
Cụ thể là: Phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường và của GV, HS; Phù hợp với trình độ, năng lực của GV và HS: Cả GV và HS cần có kĩ năng sử dụng máy tính và mạng Internet. Các bước thực hiện khơng
45
q khó để đảm bảo cho GV và HS đều có thể tham gia thực hiện được. Các nội dung đưa ra phải phù hợp với đặc điểm nhận thức và trình độ của HS nhằm phát huy cao độ tính tích cực của HS trong học tập. Đồng thời việc làm này phù hợp với xu thế đổi mới PPDH ở phổ thơng hiện nay.
2.1.2.3. Tính mục đích của học tập
Vận dụng dạy học kết hợp cần phải đảm bảo nâng cao hiệu quả dạy học chủ đề số học lớp 6 theo mục tiêu và nội dung chương trình, cụ thể là:
- HS có thể tự học liên tục, thường xuyên, bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu; - HS có thể chia sẻ những khó khăn, thắc mắc với thầy cơ, bạn bè bất cứ lúc nào trong quá trình học tập. Môi trường học tập trực tuyến cho phép kết nối những tri thức và thơng tin liên quan đến một cách nhanh chóng, hiệu quả, nhờ vậy mà tri thức được cập nhật thường xuyên.
Đa dạng các dạng bài tập trên hệ thống dạy học kết hợp. Hệ thống bài tập trắc nghiệm, tự luận trực tuyến giúp HS tự kiểm tra, đánh giá thường xuyên và lượng giá ngay được kết quả học tập của bản thân để kịp thời điều chỉnh khi cần thiết.
2.1.2.3. Tương tác thường xuyên giữa GV - HS, HS - HS
Dạy học kết hợp sẽ phát huy cao độ tính tích cực, chủ động của HS bởi người học tự quyết định lựa chọn thời gian, địa điểm học tập cũng như nội dung học tập… Tuy nhiên, khơng vì thế mà bỏ qua vai trị chủ đạo của GV. Vì vậy khi dạy học số tự nhiên lớp 6 theo định hướng dạy học kết hợp để tổ chức dạy học cần đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của GV với sự tích cực, độc lập của HS trong trường học. Vai trò chủ đạo của GV thể hiện ở việc lựa chọn nội dung và đưa lên hệ thống, sắp xếp nội dung theo trình tự phù hợp, định hướng cách học cho HS và hướng vào việc phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ học tập với sự nỗ lực cao nhất về sức lực và trí tuệ. Vai trị chủ đạo cịn thể hiện trong việc đảm bảo mối liên hệ tương tác, trao đổi thường xuyên giữa GV và HS. Vai trò tự giác, độc lập của người học thể hiện ở chỗ chủ động sắp xếp kế hoạch học tập của mình, chủ động tham gia tìm kiếm tài liệu học tập và chia sẻ ý kiến tích cực trên diễn đàn học tập với GV với bạn bè. Mặt khác, sự tích cực và
46
tự giác của người học còn thể hiện cao độ trong hoạt động tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của bản thân thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập lớn, trắc nghiệm kiểm tra khách quan tự động trên Website học tập đã thiết lập.
2.2. Các biện pháp dạy học số tự nhiên trong chương trình lớp 6 theo định hướng dạy học kết hợp hướng dạy học kết hợp
2.2.1. Biện pháp 1: Tăng cường vận dụng dạy học kết hợp vào việc xây dựng và triển khai kế hoạch bài dạy học theo mơ hình “Lớp học đảo ngược” triển khai kế hoạch bài dạy học theo mơ hình “Lớp học đảo ngược”
2.2.1.1. Giới thiệu mơ hình “Lớp học đảo ngược”
Theo Đỗ Tùng, Hồng Cơng Kiên (2020), Mơ hình lớp học đảo ngược là một phương thức dạy học theo mơ hình kết hợp.
Mơ hình này đã khai thác triệt để những ưu điểm của cơng nghệ thơng tin và góp phần giải quyết được những hạn chế của mơ hình dạy học truyền thống bằng cách “đảo ngược” q trình dạy học so với mơ hình dạy học truyền thống. Sự “đảo ngược” ở đây được hiểu là sự thay đổi với các dụng ý và chiến lược sư phạm thể hiện ở cách triển khai các nội dung, mục tiêu dạy học và các hoạt động dạy học khác với cách truyền thống trước đây của người dạy và người học (Đỗ Tùng, Hồng Cơng Kiên, 2020).
Trong mơ hình lớp học đảo ngược, các hoạt động “Học ở lớp, làm bài tập ở nhà” (trong mơ hình lớp học truyền thống) được chuyển thành các hoạt động tự học ở nhà qua video bài giảng, học trực tuyến, nghiên cứu bài học qua Internet và khi đến lớp người học sẽ làm bài tập, trao đổi, chia sẻ các nội dung của bài học, giải quyết các vấn đề, tình huống do GV đặt ra. Người học sẽ phải làm việc với bài giảng trước thông qua đọc tài liệu, tóm tắt tài liệu, nghe giảng thông qua các phương tiện hỗ trợ như các clip, bản trình chiếu cũng như tìm kiếm, khai thác các tài liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu bài học.
Bài giảng của GV được gửi trước cho SV và trở thành bài tập ở nhà mà người học phải chuẩn bị trước khi lên lớp. Toàn bộ thời gian trên lớp sẽ dành cho các hoạt động định hướng GV, nghe các người học báo cáo, trao đổi, chia sẻ phần chuẩn bị của mình trước khi GV củng cố và chính thức chốt lại các nội dung của bài học.
47
Điều này rất phù hợp với yêu cầu tổ chức dạy học trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở đại học. Khi so sánh giữa hai mơ hình, có thể nhận thấy sự khác biệt cơ bản trong việc tổ chức các hoạt động trong và ngồi lớp học giữa mơ hình lớp học đảo ngược và lớp học truyền thống.
2.2.1.2. Mục tiêu
- Với HS:
Mơ hình dạy học này phù hợp với sự phát triển tư duy của người học.
Giúp người học chủ động hơn trong học tập.
Sử dụng hiệu quả thời gian học tập tại nhà và trên lớp học.
Giúp nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề và rèn luyện các kỹ năng cho người học (kỹ năng sử dụng cơng nghệ, thuyết trình, đọc và nghiên cứu tài liệu).
- Với GV:
Khai thác được thế mạnh của mơ hình kết hợp với dạy học kết hợp để tổ chức hoạt động dạy học hiệu quả.
Tăng thời gian giao tiếp, làm việc với người học (khơng chỉ bó hẹp trong khơng gian lớp học).
Hệ thống bài giảng, học liệu cho giảng dạy được sử dụng, khai thác khoa học, hiệu quả hơn.
2.2.1.3. Nội dung
- GV lựa chọn các nội dung thích hợp để xây dựng hoạt động trong bài dạy, thiết kế các bài giảng, video, hình ảnh, chia sẻ các tài liệu đồng thời giao các nhiệm vụ học tập cho HS (như tìm hiểu các vấn đề trong bài, giải quyết các bài tập, nhiệm vụ báo cáo kèm theo sản phẩm...)
- GV có thể tổ chức hoạt động thảo luận nội dung giữa HS sau đó kết luận vấn đề chính của bài học khi thực hiện giờ học trên lớp.
- GV hỗ trợ, trao đổi, giải đáp thắc mắc của người học về nội dung đã học trên không gian lớp học qua mạng đã được tạo sau khi kết thúc giờ học trực tiếp cũng như thực hiện kiểm tra, đánh giá việc tiếp nhận kiến thức, kĩ năng của HS.
48
- Với bốn bước tổ chức thực hiện hoạt động học cả trực tuyến và trực tiếp, nhiệm vụ của GV và HS cụ thể như sau:
Các bước tổ chức thực hiện hoạt động học Trực tuyến Trực tiếp GV HS GV HS (1) Chuyển giao nhiệm vụ GV đưa ra các yêu cầu cầu HS quan sát hình ảnh, thơng tin và dự đoán các tập hợp. Nghiên cứu ví dụ và đưa ra câu trả lời của mình trên lớp học trực tuyến trước tiết học. GV đưa lại các ví dụ yêu cầu HS báo cáo kết quả đã làm việc trên lớp học trực tuyến. HS đọc hiểu yêu cầu về nhiệm vụ báo cáo kết quả làm việc trên lớp học trực tuyến. (2) Thực hiện nhiệm vụ GV có thể hỗ trợ giải đáp trực tiếp thông qua lớp học trực tuyến. HS nghiên cứu SGK, tìm kiếm thơng tin từ đó đưa ra dự đốn cá nhân để giải quyết vấn đề. (3) Báo cáo GV theo dõi
việc thực hiện nhiệm vụ của HS thông qua báo cáo trên