Hình ảnh tương tác của GV và HS trong lớp học Google Classrom

Một phần của tài liệu Dạy học số tự nhiên trong chương trình lớp 6 theo định hướng dạy học kết hợp (Trang 99 - 140)

3.6.2. Nhận xét

Ở lớp đối chứng, kết quả học tập khơng có sự thay đổi. Phỏng vấn GV trực tiếp giảng dạy và GV tham gia dự giờ cho thấy những HS trung bình, yếu vẫn cịn uể oải, không mấy hào hứng tham gia vào các hoạt động học tập trên lớp, và GV giảng dạy thì do thời lượng q ít nên khơng truyền thụ được hết những kiến thức muốn khắc sâu cho HS. Chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn một số HS khá và trung bình sau giờ kiểm tra, các em cho biết các em cảm thấy mình chưa nắm vững kiến thức nên hay bị nhầm lẫn, chưa biết cách viết tập hợp.

Ở lớp thực nghiệm, sau khi học theo chủ đề, cho thấy có sự chuyển biến tích cực về mặt nhận thức của HS, các em hào hứng và chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức so với trước. Chúng tôi phỏng vấn một số HS sau giờ học và kiểm tra, các em cho biết khi học trực tuyến trên Google classrom các em thường được GV giao bài tập về nhà, học trên lớp GV tổng hợp kiến thức khi đó các em được học lại kiến thức 2 lần nên đa phần em hiểu bài, nắm vững kiến thức, yêu cầu cần đạt. Bên cạnh đó, thơng qua học tập trực tuyến rèn luyện cho các em năng lực tự học, giao tiếp, năng lực nhận thức.

So sánh kết quả học tập của hai lớp, ta thấy được các biện pháp nêu trong đề tài có tác dụng tích cực trong giảng dạy Số tự nhiên trong chương trình tốn học lớp 6. Các biện pháp này khi được áp dụng một cách đồng bộ sẽ góp phần nâng cao

91

năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Trong điều kiện xã hội đã phát triển như hiện nay thì việc thực hiện được các biện pháp này là hoàn toàn khả thi.

92

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu ở trên, căn cứ với mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đã đặt ra, tác giả nhận thấy đã đạt được những kết quả sau:

Tổng hợp, phân tích một cách hệ thống cơ sở lý luận về dạy học trên trực tuyến, hình thức tổ chức dạy học kết hợp với đào tạo trực tuyến, nhằm phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự tìm hiểu và tư duy sáng tạo cho học sinh.

Làm rõ được khái niệm, ý nghĩa và ứng dụng của dạy học kết hợp mơn Tốn học lớp 6

Hướng dẫn được người học, cách học tập kết hợp trên lớp với đào tạo trực tuyến trong dạy học nói chung và dạy học Tốn học lớp 6 nói riêng.

Đã nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm nhận thức, tâm lí của HS THCS và tiến hành điều tra thực trạng việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông khi dạy học Toán học lớp 6 ở một số trường THCS trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Phân tích và đánh giá ưu, nhược điểm của các hệ thống xây dựng bài giảng điện tử và hệ thống quản lý học tập trực tuyến qua phần mềm Google Classroom nhằm giúp GV đa dạng hơn trong bài giảng của mình, nhằm rèn luyện kỹ năng tự học, tự giải quyết vấn đề, kỹ năng thảo luận nhóm, từ đó hướng tới tổ chức hoạt động học tập trên lớp học trực tuyến cho HS; tăng cường khả năng tương tác giữa HS với HS, HS với GV và đặc biệt là phát triển kỹ năng sử dụng Internet như một môi trường học tập.

Xây dựng được một hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, kết hợp với các bài kiểm tra tự luận trên lớp học truyền thống, nhằm đánh giá được HS trên một khối lượng kiến thức đủ lớn.

Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm, dạy học trên lớp kết hợp với dạy học trực tuyến mơn Tốn học lớp 6 cho HS trường THCS Nguyễn Trãi và THCS Lê Văn Tám – Quảng Ninh. Qua thực nghiệm sư phạm đã phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm. Bước đầu cho thấy hiệu quả tích cực của loại hình thức dạy học này, đối với việc dạy và học mơn Tốn học lớp 6 ở trường THCS.

93

Dựa trên các kết quả mà đề tài đã đạt được, giả thuyết khoa học đưa ra được chấp nhận và mục đích nghiên cứu đã được hoàn thành. Đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho các GV trong việc xây dựng các bài giảng điện tử và triển khai dạy học kết hợp. Kết quả nghiên cứu này, đồng thời cũng làm sáng tỏ khả năng triển khai hình thức dạy học kết hợp với đào tạo trực tuyến mơn Tốn học lớp 6 lớp 6 cho HS trường THCS Lê Văn Tám và Nguyễn Trãi, góp phần bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho GV và hướng tới đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục phổ thơng trong những năm học tiếp theo

4.2. Khuyến nghị

Qua đây, chúng tơi xin có một số khuyến nghị với các cấp giáo dục như sau Thường xuyên tổ chức các hội nghị tập huấn hoặc các cuộc thi về kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, thiết kế bài giảng dạy học kết hợp (Blended learning) cho GV

Thực hiện đánh giá giờ dạy chú trọng đến cách thức tổ chức dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến

Quan tâm đầu tư tốt hơn nữa các máy tính, phần mềm dạy học cho các trường THCS

Động viên khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để GV sử dụng hiệu quả dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến trong dạy học Toán học lớp 6

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành TW Đảng (2013), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về

đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, số 29 – NĐ/TW.

2. Bộ giáo dục và Đào tạo (2018), Công văn 5807/BGDĐT-CNTT ngày 21 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Hướng dẫn kèm theo về “Triển khai mơ

hình ứng dụng công nghệ thông tin trong trường phổ thông”. Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Hà Nội. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng

03 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Quy định về quản lý và tổ chức dạy

học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên”.

5. Tôn Quang Cường, Phạm Kim Chung (2018), Tài liệu tập huấn thiết kế dạy học hỗn hợp trong nhà trường, Khoa Sư phạm, Trường Đại học Giáo dục –

ĐHQGHN, Hà Nội.

6. Nguyễn Kim Đào (2016), “Vận dụng mơ hình B-Learning trong dạy học mơn Vật lý ở trường phổ thơng”, Tạp chí Khoa học giáo dục, (127), tr. 4- 6.

7. Nguyễn Kim Đào (2020), Nghiên cứu dạy học số tự nhiên lớp 6 theo định hướng

dạy học kết hợp trong dạy học phần “Điện học” Vật lí 9 THCS, Luận án tiến sĩ

giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, Huế.

8. Nguyễn Thị Ngọc Hằng (2020), Sử dụng phần mềm Microsoft Teams trong dạy

học chủ đề cạnh và góc trong tam giác vng theo định hướng dạy học kết hợp,

Luận văn thạc sĩ sư phạm Toán học, Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN, Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Hiền (2008), “Tổ chức "Học tập hỗn hợp" biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng CNTT cho sinh viên trong dạy học sinh học”, Tạp chí giáo dục số 192 năm 2008, tr. 34- 44.

10. Trần Huy Hoàng, Nguyễn Kim Đào (2014), “Tổ chức hoạt động dạy học theo b- LEARNING đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo sau 2015”, Tạp chí Khoa học trường Đại học Văn Hiến, (05) tháng 11 năm 2014, tr. 66-74.

11. Nguyễn Thị Huệ (2021), Vận dụng dạy học kết hợp (Blended Learning) trong dạy học chương Cacbon-Silic, Hóa học 11, Luận văn thạc sĩ sư phạm Hóa học,

trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN, Hà Nội.

12. Nguyễn Hồng Lĩnh (2012), “Một cách hiểu về dạy học kết hợp”, Tạp chí Giáo dục, (284), tr. 41- 43.

13. Nguyễn Danh Nam (2007), “Các mức độ ứng dụng E-learning ở trường ĐHSP”,

Tạp chí giáo dục, (175), tr. 41- 43.

14. Nguyễn Danh Nam (2009), “Một số nguyên tắc thiết kế nội dung cho E- learning”, Tạp chí dạy và học ngày nay, (2), tr. 25- 29.

15. Nguyễn Khắc Nhật (2016), Xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập hỗn hợp, Luận văn

thạc sĩ Công nghệ thông tin, Trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN, Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Thanh Nga (2018), “Blended learning và khả năng tổ chức hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu triển khai, thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng mới”, Tạp chí quản lý giáo dục, tập 10 số 8, tr. 55- 59

17. Võ Thị Thiên Nga (2019), “Quy trình dạy học dự án theo mơ hình lớp học đảo ngược cho sinh viên khoa sư phạm tin học trường Đại học Phạm Văn Đồng”, Tạp

chí Giáo dục, 451 (kỳ 1 -2/2019), tr. 24- 27.

18. Nguyễn Thị Hồng Nhung, Vận dụng dạy hỗn hợp (blended learning) trong dạy học chương IV sinh sản, sinh học 11, trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN, Hà Nội.

19. Nguyễn Duy Phương, Dương Trần Đức, Đào Quang Chiểu, Phạm Thị Huế, Nguyễn Thị Ngọc Hân (2003), Bài giảng nhập môn Internet và E - learning. Chương trình đào tạo từ xa, Học viện Cơng Nghệ Bưu Chính Viễn Thơng

20. Đỗ Đức Thái, Lê Tuấn Anh, Đỗ Tiến Đạt, Nguyễn Sơn Hà, Nguyễn Thị Phương Loan, Phạm Sỹ Nam, Phạm Đức Quang (2021), Cánh Diều Toán 6 Tập 1, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

21. Đỗ Đức Thái, Lê Tuấn Anh, Đỗ Tiến Đạt, Nguyễn Sơn Hà, Nguyễn Thị Phương Loan, Phạm Sỹ Nam, Phạm Đức Quang (2021), Tài liệu tập huấn dạy học theo sách giáo khoa cánh diều mơn tốn lớp 6, NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội.

22. Trần Trung (2008). “Nghiên cứu ứng dụng E - learning trong dạy học ở trường dự bị đại học dân tộc”. Tạp chí Giáo dục, số 200 (tr29-32).

23. Đỗ Tùng, Hồng Cơng Kiên (2020), Áp dụng mơ hình lớp học đảo ngược trong dạy học trực tuyến tại trường Đại học Hùng Vương, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Hùng Vương, tập 19, Số 2 (2020); 37 - 4445.

24. Nguyễn Đoàn Thanh Trúc, Phan Gia Anh Vũ (2019), “Vận dụng mơ hình B - Learning vào dạy học Cảm ứng điện tử - Vật lý 11 THPT với sự hỗ trợ của Classroom nhằm phát triển năng lực tự học của HS”, Tạp chí khoa học trường Đại

học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 16 tr. 428 - 430.

25. Nguyễn Hoàng Trang (2018). Một số vấn đề trong tổ chức dạy học Blended learning và kinh nghiệm quốc tế. Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Giáo dục cho mọi

người - Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học

Giáo dục Quốc gia Hàn Quốc, tr.105.

Tài liệu tiếng Anh

26. Allen, Seaman, Poulin, & Straut (2016), Online Report Card – Tracking Online Education in the United States

27. Cojocariu, V.-M., Lazar, I., Nedeff, V., & Lazar, G. (2014). SWOT analysis of e- learning educational services from the perspective of their beneficiaries. Procedia-

Social and Behavioral Sciences, 116, 1999-2003.

28. Hao Shi (2010), “Developing E-learning Materials for software development course”, International Journal of Managing Information Technology (IJMIT), 2 (2), 15-21.

29. Krishman, C. (2012), Virtuality on the Students' and on the Teachers' sides: A Multimedia and Internet based International Master Program, Proceedings 159 on the 7th International Conference on Technology Supported Learning and Training – Online Educa; Berlin, Germany; November 2012, pp. 133–136

30. Singh, V., & Thurman, A. (2019). How many ways can we define online learning? A systematic literature review of definitions of online learning (1988- 2018). American Journal of Distance Education, 33(4), 289-306.

31. Michael B. Horn, Heather Staker (2014). Blended: Using disruptive innivation to improve schools. Jossey – Bass.

PHỤ LỤC Phụ lục 1

Giới thiệu Ứng dụng Google Classroom PL1. Giới thiệu ứng dụng Google Classroom

Có rất nhiều các nền tảng, ứng dụng cho phép GV tạo lập các trang, nhóm để kết nối giữa GV với HS và HS với HS đã được nêu ở Chương I. Để triển khai bài dạy theo định hướng dạy học kết hợp, tôi lựa chọn ứng dụng Google Classroom để triển khai hoạt động dạy học qua Internet do sự thân thiện và dễ dàng tiếp cận của hệ thống Google.

PL1.1. Hướng dẫn HS sử dụng ứng dụng Google Classroom

Đăng nhập Google Classroom

Bước 1: Sử dụng trình duyệt web (Chrome, Firefox,...) để truy cập vào địa chỉ

http://classroom.google.com.

Bước 2: Đăng nhập vào Google Classroom với tài khoản là địa chỉ mail.

Tham gia lớp học Google Classroom

Để tham gia vào lớp học đã được GV tạo trên Google Classroom, HS có thể sử dụng mã lớp học hoặc thơng qua thư mời tham gia lớp.

Cách 1. Sử dụng mã lớp do giáo viên cung cấp

Bước 1: Trong trang Google Classroom nhấp chọn vào nút nằm ở góc trên bên phải màn hình và chọn Tham gia lớp học.

Bước 2: Nhập mã lớp học do GV cung cấp, và nhấn nút Tham gia để bắt đầu tham

Cách 2. Thông qua lời mời tham gia lớp học của GV

Bước 1: Đăng nhập vào Gmail theo địa chỉ email đã cung cấp cho GV.

Bước 2: Vào thư có trong Hộp thư đến có chứa nội dung Lời mời tham gia lớp học,

nhấn Tham gia để đồng ý tham gia vào lớp học mà GV đã gửi lời mời.

Giao diện HS của Google Classroom

Sau khi đăng nhập vào Google Classroom, trên màn hình làm việc HS sẽ thấy được danh sách các lớp học mà mình đã tham gia. Nhấp vào tiêu đề của lớp học để vào lớp.

Giao diện của mỗi lớp học sau khi truy cập vào sẽ như sau:

Trong đó có:

- Khung Sắp đến hạn: là nơi nhắc nhở HS về các bài

tập, bài kiểm tra mà HS phải làm theo thời hạn quy định của GV. HS phải thường xuyên theo dõi các nội dung tại khung này để thực hiện việc làm bài tập, bài kiểm tra đúng theo quy định.

- Trang Bản tin: là nơi đăng các thông báo hoặc các trao đổi liên quan đến hoạt động của lớp. Bạn có thể thơng qua trang này để đăng tải các bài viết, chia sẻ và trao đổi các nội dung liên quan đến lớp học với GV và các bạn HS cùng lớp.

- Trang Bài tập trên lớp: là nơi GV đăng tải bài giảng, tài liệu, các bài tập, bài kiểm tra,... sử dụng cho hoạt động của lớp học.

- Trang Mọi người: là nơi bạn có thể thấy được danh sách GV và các bạn HS cùng tham gia lớp học với mình.

Xem và nộp bài tập theo yêu cầu của giáo viên

Bước 1: Chọn trang Bài tập trên lớp để xem danh sách các bài tập được giao

Bước 2: Nhấp chọn vào bài tập để xem chi tiết hướng dẫn và nội dung của bài tập

Bước 3: Nhấn Xem bài tập để xem chi tiết nội dung của bài tập. Nếu bài tập được giao có file đính kèm, HS có thể nhấp vào file để xem hoặc tải file.

Bước 4: Nếu nộp bài có các file đính kèm, HS cần phải gửi các file này cho GV bằng

cách nhấn để chọn file cần nộp cho GV. Lưu ý kiểm tra đã đính kèm đủ các file bài tập (nếu có) trước khi tiến hành nộp bài.

Bước 5: Nhấn nút và xác nhận để tiến hành nộp bài cho GV.

Lưu ý: Trong một số trường hợp, GV có thể chỉ yêu cầu HS báo cáo là đã hoàn thành

bài tập mà không yêu cầu phải nộp bài dưới dạng file đính kèm. Trong trường hợp này, HS chỉ cần nhấn Đánh dấu là hoàn tất đối với bài tập được giao để báo cho

GV.

Theo dõi lịch học của lớp

Trong quá trình tham gia hoạt động của lớp học trên Google Classroom, HS phải thường xuyên chú ý đến lịch học của lớp thông qua Google Calendar. Đặc biệt, HS lưu ý đến lịch học trực tuyến (thông qua Google Meet) và GV đã lập để tham gia học đúng theo thời gian quy định.

PL1.2. Hướng dẫn GV sử dụng ứng dụng Google Classroom

Đăng nhập Google Classroom

Bước 1: Sử dụng trình duyệt web (Chrome, Firefox,...) để truy cập vào địa chỉ http://classroom.google.com.

Một phần của tài liệu Dạy học số tự nhiên trong chương trình lớp 6 theo định hướng dạy học kết hợp (Trang 99 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)