Phương pháp, điều kiện thực nghiệm

Một phần của tài liệu Dạy học số tự nhiên trong chương trình lớp 6 theo định hướng dạy học kết hợp (Trang 86 - 89)

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.4. Phương pháp, điều kiện thực nghiệm

3.4.1. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Đối với phương pháp định tính: Bên cạnh đánh giá, phân tích về định

lượng, chúng tôi sử dụng quan sát, phỏng vấn sâu và phân tích sản phẩm sư phạm để làm sáng tỏ thêm vấn đề nghiên cứu. Đánh giá tính tích cực của HS trong lớp học, như sự sơi nổi tham gia nhóm học tập, đóng góp ý kiến của HS, thời gian nộp bài.

- Số HS chú ý tích cực xây dựng bài, tự giác tham gia thực hiện các nhiệm vụ học tập mà GV đặt ra và số lần HS phát biểu xây dựng bài.

- Số HS hiểu bài và trả lời đúng các câu hỏi theo yêu cầu ghi nhớ kiến thức cơ bản trong giờ học.

78

- GV quan sát q trình hoạt động có hiệu quả của các nhóm.

Đối với phương pháp định lượng

- Cơng cụ đo: Bài kiểm tra.

- Thang đo: Chúng tôi áp dụng thang đo các trường phổ thông đang sử dụng

(thang điểm 10) căn cứ vào việc SV hiểu, nhớ và lập luận bài học đầy đủ, chính xác, rõ ràng, thể hiện tính sáng tạo, tích cực. Phân chia kết quả kiểm tra thành 5 mức độ sau:

- Loại giỏi: Điểm 9, 10 - Loại khá: Điểm 7, 8

- Loại trung bình: Điểm 5, 6 - Loại yếu: Điểm 3, 4

- Loại kém: Điểm 0, 1, 2

Từ kết quả kiểm tra của HS, bằng phương pháp thống kê xử lý và phân tích kết quả thực nghiệm cho phép đánh giá chất lượng của việc dạy học. Qua đó kiểm tra giả thuyết khoa học đã nêu ra.

3.4.2. Điều kiện thực nghiệm sư phạm

- Yêu cầu về trang thiết bị: Máy tính có nối mạng Internet và cài đặt hệ điều hành Windows (mỗi HS/1máy hoặc một nhóm HS/1máy), phịng học, giáo trình, sách giáo khoa, một số trang thiết bị cần thiết khác.

- u cầu về GV: Có trình độ chun mơn, sử dụng thành thạo mơđun “Tốn 6” trên website và điều hành được khóa học theo ý đồ sư phạm, có E-mail cá nhân để tiếp thu thông tin và trao đổi.

- Yêu cầu về HS: Đạt chuẩn kiến thức đầu vào, có khả năng sử dụng máy vi tính và mạng Internet, có E-mail cá nhân, đăng kí thành cơng và được GV phân công vào nhóm học cụ thể.

- Giáo án dạy học cụ thể (xem phần 2.3, Chương 2) Nhiệm vụ thực hiện của GV và Người học

* Đối với GV: GV là người điều hành tồn bộ khóa học theo kịch bản, với những nhiệm vụ:

Xây dựng kế hoạch hoạt động cho từng nhóm/lớp theo khung thời gian đã xác định.

79

GV tổ chức dạy học trên lớp đồng thời với hướng dẫn HS tham gia khóa học trên Internet.

Quản lí HS tham gia khóa học: số lượng HS, các thơng tin cá nhân, các nhóm NH tham gia khóa học, lịch tham gia học trên Internet của từng cá nhân/nhóm.

Điều hành các hoạt động trên Internet:

+ Tổ chức diễn đàn: GV là người khởi tạo, quản lý và điều hành diễn đàn cho đúng hướng, đạt hiệu quả, có kết luận và đánh giá với từng chủ đề.

+ Tổ chức giao bài tập, chủ đề thảo luận cho từng nhóm/lớp HS, thiết lập thời gian biểu cho thảo luận, tổ chức thảo luận (trên lớp, trên Internet hoặc kết hợp cả hai hình thức), kết luận, đánh giá.

+ Tạo lập và điều hành phòng chat, thiết lập thời gian gặp gỡ HS/nhóm HS, trả lời thắc mắc và trao đổi.

+ Sử dụng E-mail: giải đáp thắc mắc, gửi các thông báo, trao đổi chuyên môn, giao bài tập.

Tổ chức kiểm tra đánh giá: GV kết hợp giữa đánh giá trực tuyến qua Internet (bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan trực tuyến, bài tập,...) với đánh giá trực tiếp trên lớp và đánh giá bằng bài thi tập trung cuối học phần đảm bảo cho việc HS tự đánh giá được mức độ tiếp thu kiến thức, ý thức học tập, tự rèn luyện, tự nghiên cứu, tự học hỏi và tự điều chỉnh, GV thông qua kết quả kiểm tra để điều chỉnh phương pháp dạy học, điểm đánh giá cuối cùng phải mang tính khách quan, chính xác, đánh giá được tồn bộ q trình học tập của HS. Việc đánh giá kết quả nhận thức học tập, kết quả kiểm tra HS chủ yếu vẫn là dạy học trên lớp là chính.

* Đối với HS: HS tham gia học theo sự hướng dẫn của GV với các nhiệm vụ: Đăng nhập khóa học và đăng kí thời gian biểu cá nhân với GV (thời gian tham gia học trên Internet).

Tham gia đầy đủ thời gian học trên lớp đã được trường bố trí.

Chủ động tham gia học trên Internet, đảm bảo thời lượng và kế hoạch đã đăng kí với GV, theo dõi và thực hiện các thông báo của GV.

Tham gia các hoạt động trực tuyến dưới sự điều hành của GV. Chủ động thiết lập các chủ đề trên diễn đàn, thảo luận...

80

Tham gia đầy đủ, nghiên túc các kì kiểm tra. Chủ động xác định lượng kiến thức đã đạt được và điều chỉnh cách học, thời gian học cho hiệu quả hơn.

Thời gian thực nghiệm: Từ ngày Từ 15/8/2021 đến 30/9/2021. Trong quá trình thực nghiệm, sau mỗi tiết học chúng tơi đều có bài kiểm tra để đánh giá kết quả tiếp thu bài học của HS, các bài kiểm tra trắc nghiệm với số lượng câu hỏi 5 câu. Sau thời gian thực nghiệm một tháng, chúng tôi tiến hành cho HS làm bài kiểm tra trắc nghiệm với 20 câu hỏi nhằm kiểm tra được mức độ nhận thức và khả năng ghi nhớ kiến thức của HS ở các lớp thực nghiệm và đối chứng.

Một phần của tài liệu Dạy học số tự nhiên trong chương trình lớp 6 theo định hướng dạy học kết hợp (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)