Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Rối loạn lipid máu the oY học hiện đại
1.1.7. Nguy cơ của rối loạn lipid máu
1.1.7.1. Rối loạn Lipid máu và xơ vữa động mạch
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây nên xơ vữa động mạch (XVĐM) như RLLM, tăng huyết áp, béo phì, đái tháo đường, hút thuốc lá, tiền sử gia đình, lối sống ít vận động. trong đó RLLM đóng vai trị chủ yếu [22].
Xơ vữa động mạch được đặc trưng bởi các mảng nội mạc (mảng xơ vữa) lấn vào lòng của các động mạch cỡ vừa và lớn; các mảng chứa lipid, tế bào viêm, tế bào cơ trơn và mơ liên kết. Xơ vữa động mạch có thể ảnh hưởng đến tất cả các động mạch lớn và vừa, bao gồm động mạch vành, động mạch cảnh và động mạch não; động mạch chủ và các chi nhánh của nó; các động mạch chính của tứ chi. XVĐM là nguyên nhân hàng đầu của bệnh tật và tử vong ở Hoa Kỳ và ở hầu hết các nước phát triển.
Lipoprotein đóng vai trị quan trọng trong bệnh sinh của xơ vữa động mạch. Các lipoprotein chứa apo B chuyển hóa cholesterol cho thành động mạch và là tác nhân gây xơ vữa động mạch. Nồng độ HDL giảm dần tới giản quá trình vận chuyển choleterol ra khỏi thành động mạch. Các lipoprotein chứa apo B như VLDL và tàn dư của chúng. Lp(a) và LDL gắn và bị giữ bởi proteoglycan bài tiết bởi tế bào mạch máu. Lipoprotein bị giữ lại có thể bị oxy hóa bởi tế bào nội mạc, tế bào cơ trơn và đại thực bào bởi một số cơ chế.
LDL bị oxy hóa kích thích sự kết dính monocyte với tế bào nội mạc và hóa ứng động của chúng đi vào khoang dưới nội mạc, LDL bị oxy hóa cịn kích thích hoạt hóa và biết hóa monocyte, do đó làm thuận lời cho sự kết tập, hóa hóa và trưởng thành của đại thực bào. LDL bị oxy hóa cịn làm tăng tổng hợp proteoglycan mạch máu và thay đổi thành phần các chuỗi glycosaminoglycan của chúng, do đó cho phép chúng gắn LDL dễ dàng hơn. Các đại thực bào bắt giữ LDL quá các thụ thể trở thành tế bào bọt. Các tế bào cơ trơn di chuyển từ lớp giữa vào lớp trong, tại đó tạo ra mảng xơ mỡ. Lipoprotein cịn điều hòa sự tổng hợp các yếu tố tăng trưởng và các cytokin của các tế bào cơ trơn di chuyển vào lớp trong. LDL bị oxy hóa cịn ảnh hưởng tới q trình tổng hợp metalloproteinase, yếu tố mơ, yếu tố ức chế hoạt hóa plasminogen 1 (plasminogen activator inhibitor-1, PAI-1), dẫn đến vỡ mảng vữa xơ và tắc mạch [12].
Trên thế giới, các nhà khoa học đã đưa ra chỉ số xơ vữa mạch Atherogenic Index (AI): (AI = TC-HDL-C/HDL-C) để đánh giá nguy cơ XVĐM, chỉ số nguy cơ bệnh mạch vành Coronary Risk Index (CRI) (CRI=TC/HDL-C) và chỉ số xơ vữa huyết tương (AIP) (AIP =log(TG/HDL-C) để đánh giá mức độ nguy cơ mạch vành và mức độ rủi ro tim mạch. Các công thức này thể hiện nếu nồng độ HDL-C tăng cao và/hoặc nồng độ TC, TG giảm thì chỉ số AI, CRI và AIP sẽ giảm tương ứng [23].
1.1.7.2. Rối loạn Lipid máu và tăng huyết áp:
Tăng huyết áp (THA) là sự gia tăng liên tục của huyết áp tâm thu khi nghỉ ( ≥ 140 mm Hg), huyết áp tâm trương ( ≥90 mm Hg), hoặc cả hai [24].
- RLLM là một trong các yếu tố gây tăng HA đặc biệt là tăng các thành phần cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL- C và giảm HDL- C sẽ dẫn đến sự hình
thành và phát triển các mảng xơ vữa trong lòng mạch gây chít hẹp lịng động mạch làm tăng tổng sức cản mạch ngoại vi, dẫn đến tăng huyết áp.Thêm vào đó, một khi các động mạch đã bị thu hẹp, chỉ một sự co thắt nhẹ của các cơ trơn thành mạch đã bị phì đại trước đó đều làm giảm đường kính lịng mạch đi hơn nhiều so với những động mạch bình thường và tiếp tục gây THA cuối cùng dẫn tới các biến cố tim mạch [23],[24].
Rối loạn lipid máu được xem là nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch chủ yếu là xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành. Rối loạn nhiều chỉ số lipid máu cùng với tăng huyết áp sẽ là nguyên nhân thúc đẩy nhanh những biến cố tim mạch tăng nguy cơ đột quỵ não, nhồi máu cơ tim. Xơ vữa động mạch có thể làm hẹp động mạch thận, đây có thể là nguyên nhân gây tăng huyết áp hoặc làm nặng thêm các trường hợp đã có tăng huyết áp từ trước đó. RLLM và tăng huyết áp đều là các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, điều chỉnh RLLM là yếu tố làm hạ huyết áp góp phần giảm thiểu các biến cố tim mạch [25],[26].