CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của
4.3.7. Chuyển dịch số để gia tăng thị phần
Chuyển đổi số ngân hàng là nhu cầu tất yếu giúp các ngân hàng vƣợt lên thách thức, tạo lợi thế cạnh tranh, chủ động thích ứng và phát triển bền vững trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 và sự nổi lên của nền kinh tế số. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 là cơ hội cho ngân hàng số phát triển mạnh mẽ hơn, tạo ra doanh thu cao hơn với chi phí vận hành thấp hơn, tốc độ mở rộng thị trƣờng nhanh hơn, cho phép tiếp cận hệ sinh thái của các doanh nghiệp và khách hàng, mang lại lợi ích theo cấp số nhân về kiến thức và dữ liệu. Việc đầu tƣ cho cơng nghệ để cải tiến quy trình, sản phẩm – dịch vụ thực chất là tận dụng sức mạnh của cơng nghệ để cải thiện sự hài lịng của khách hàng, mang đến hành trình trải nghiệm thuận tiện nhất.
Vì vậy, cơng tác chuyển đổi số của ngân hàng luôn cần lấy khách hàng làm trung tâm, đồng nghĩa với việc ngân hàng cần chuyển trọng tâm từ sản phẩm sang khách hàng; đổi mới sản phẩm dựa trên phân tích dữ liệu khách hàng, từ đó cung cấp các giải pháp số đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế và đón đầu các xu hƣớng tiêu dùng mới.
Hàng năm MB dự kiến dành khoảng 50 triệu USD mỗi năm để đầu tƣ cho hạ tầng công nghệ độc lập, không phụ thuộc vào bên thứ ba. Sự đầu tƣ bài bản và chuyên nghiệp sẽ giúp MB chủ động thử nghiệm liên tục, tạo ra những quy trình sản phẩm mới, mơ hình kinh doanh mới và cách thức phục vụ mới, hƣớng đến mục tiêu cuối cùng là những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Song song với đầu tƣ cho hạ tầng công nghệ, một thách thức không nhỏ trong chuyển đổi số ngân hàng là con ngƣời làm công nghệ. Ở MB, tƣ duy đổi mới số trở thành văn hố doanh nghiệp và mơi trƣờng làm việc hàng ngày ƣu tiên cho sự linh hoạt, sáng tạo và năng động.
Hiện nay, đội ngũ nhân sự công nghệ, lập trình viên của MB lên đến hơn 1.200 ngƣời, chiếm 10% nhân sự toàn ngân hàng; con số này tiếp tục gia tăng và dự kiến sẽ chiếm tới 25% vào năm 2024. Con ngƣời trở thành yếu tố cốt lõi để MB
chuyển mình thành cơng từ mơ hình ngân hàng truyền thống sang Ngân hàng số, giúp MB tăng tốc số hố một cách bền vững và hƣớng tới mơ hình hoạt động của một công ty công nghệ.
Bên cạnh việc đầu tƣ chi phí và đội ngũ nhân sự cho việc phát triển hạ tầng công nghệ đủ lớn để phục vụ số lƣợng lớn KH, thì MB rất chú trọng các giải pháp về an ninh, an toàn thông tin cho KH. MB đang chủ động nghiên cứu và triển khai các giải pháp, cơng nghệ số (điện tốn đám mây, Big Data, AI/ML, xác thực sinh trắc học…) trong thiết kế, cung ứng sản phẩm dịch vụ, quản trị rủi ro, tối ƣu hóa quy trình nghiệp vụ… phù hợp với định hƣớng của NHNN về chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, kết nối hệ thống trong các ứng dụng và sản phẩm kỹ thuật số, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cƣờng trải nghiệm và sự gắn bó với khách hàng. Hai công nghệ AI và tự động hóa, phản hồi, điều phối và bảo mật (Security Orchestration, Automation and Response) đƣợc đề xuất bởi vì đây là hai loại hình công nghệ đang đƣợc các ngân hàng trên thế giới đánh giá cao nhất về hiệu quả trong chiến lƣợc đầu tƣ công nghệ nhằm giảm thiểu rủi ro an ninh mạng (Accenture Security, 2020).