Khả năng thanh toán nhanh

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần tập đoàn thủy sản minh phú (Trang 60 - 63)

III. PHÂN TÍCH RỦI RO CÔNG TY

Khả năng thanh toán nhanh

Năm MPC VHC HVG ACL TB ngành

2009 0,72 0,90 1,15 0,84 0,89

2010 0,74 0,68 0,87 0,64 1,31

2011 0,46 0,86 0,90 0,67 0,70

- Chỉ tiêu đã loại trừ những tài sản có tính thanh khoản thấp nên nó đánh giá thực chất hơn khả năng thanh toán hiện hành . Nhìn chung, trong giai đoạn 2009 – 2012, khả năng thanh toán nhanh của công ty biến động không ổn định, 2 năm đầu tuy không cao nhưng vẫn ở mức tương đối an toàn(>=0,6), rủi ro phá sản thấp. tuy nhiên đến 2 năm tiếp theo thì giảm xuống đáng kể và chỉ ở mức tương đối ổn định

- So với chỉ số thanh toán hiện hành, chỉ số thanh toán nhanh giảm hơn nhiều do xu hướng gia tăng hàng tồn kho trong những năm gần đây.

- So với các đối thủ là VHC, HVG, ACLvà TB ngành thì MPC có chiểu hướng tăng trưởng kém hơn, vẫn chưa bắt kịp so với trung bình ngành

Cụ thể:

+ Năm 2009, khả năng thanh toán nhanh của công ty là 0,72 thể hiện 1 đồng Nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,72 đồng tài sản có tính thanh khoản nhanh. Cho thấy khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp tạm ổn.

+ Trong năm 2010, khả năng thanh toán nhanh của công ty tăng nhẹ lên 0,74,. Nguyên nhân là do Tiền, các khoản tương đương tiền tăng, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn tăng với tốc độ tăng lớn hơn không nhiều so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn.

+ Sang năm 2011, chỉ tiêu này lại giảm mạnh xuống còn 0,46, mức độ giảm là 0,28, tỷ lệ giảm là 37,84%. Việc giảm này cho thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty suy giảm, rủi ro phá sản tăng lên. Nguyên nhân là do , trong năm này, đầu tư tài chính ngắn hạn giảm còn tốc độ tăng của các khoản tiền, tương đương tiền và nợ phải thu(tỷ lệ tăng 30,61%) nhỏ hơn so với tốc đọ tăng của Nợ ngắn hạn(tỷ lệ tăng 105,1%). Chỉ tiêu này không cao cho thấy khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp khá thấp, nguy cơ không thanh toán được các khoản Nợ ngắn hạn cao.

+ Đến năm 2012 thì chỉ số này tăng lên nhưng vẫn chưa đến mức an toàn  Khả năng thanh toán tức thời

Nhìn chung, khả năng thanh toán tức thời của công ty trong giai đoạn 2009 – 2012 biến động và có xu hướng tăng giảm không đồng đều. Nguyên nhân là do lượng tiền và các khoản tương đương tiền của công ty tuy tăng dần qua các năm trong khi đó nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn (có thể là nợ tới hạn hoặc gần tới hạn)cũng không ngừng tăng nhưng tốc độ tăng lại không đồng đều. Tuy nhiên, chỉ tiêu này còn phụ thuộc vào Chính sách dự trữ tiền của công ty.

Cụ thể:

+ Năm 2009, khả năng thanh toán tức thời của công ty là 0,18; thể hiện cứ một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,18 đồng Tài sản Tiền và các khoản tương đương tiền. Con số này là thấp, rủi ro phá sản tương đối cao.

+ Trong năm 2010, khả năng thanh toán tức thời của công ty tăng cao đạt 0,43 tương ứng mức tăng là 0,25 (138,9%). Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tiền và các khoản tương đương tiền quá cao (390,6%) so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn (105%). do Minh Phú có khoản trái phiếu dài hạn 700 tỷ bù đắp cho khả năng thanh toán tức thời xu hướng tăng.

+ Sang năm 2011, khả năng thanh toán tức thời của công ty giảm còn 0,31 tương ứng mức giảm 0,12, tỷ lệ giảm 27,91%. Nguyên nhân là trong năm này, tiền và các khoản tương đương tiền tăng 47,3%)trong khi đó nợ ngắn hạn vẫn tiếp tục tăng với tốc độ nhanh hơn (105,07%).

+ Năm 2012, khả năng thanh toán tức thời của công ty tăng nhẹ trở lại, không đáng kể đạt mức 0,34, tương ứng mức tăng là 0,03 tỷ lệ tăng là 9,68 %. Nguyên nhân là do Tiền vs tương đương tiền có tốc độ tăng là 19,52% cao hơn so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn (8,82%)

Khả năng thanh toán lãi vay:

Trong giai đoạn từ 2009 – 2010, khả năng thanh toán lãi vay của công ty ở mức cao (>3) điều đó thể hiện lợi nhuận kinh doanh đủ để thanh toán nợ tiền lãi vay và tạo nên

phần tích lũy cho chủ sỡ hữu. Doanh nghiệp đạt hiệu quả trong việc sử dụng vốn. tuy nhiên lại giảm dần qua các năm.

Cụ thể:

+ Năm 2009, khả năng thanh toán lãi vay của công ty là 3,94 thể hiện cứ một đồng lãi vay được được bảo bằng 3,94 đồng lợi nhuận trước lãi vay. Con số này của doanh nghiệp cho thấy, doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn, làm rủi ro phá sản thấp.

+ Trong năm 2010, khả năng thanh toán lãi vay giảm nhẹ và đạt 3,59, giảm một mức là 0.35, tỷ lệ giảm là 8,88%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế + chi phí lãi vay thấp hơn so với tốc độ tăng của chi phí lãi vay là

+ Trong năm 2011, khả năng thanh toán lãi vay của công ty tiếp tục giảm mạnh còn 1,99%, tương ứng mức giảm 1,6, tỷ lệ giảm là 80,4%. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do LNTT năm này giảm nhẹ trong khi đó chi phí lãi vay lại tăng mạnh

+ Đến năm 2012, khả năng thanh toán lãi vay của công ty lại tiếp tục giảm còn 1,28, tương ứng mức giảm 0,71 , tỷ lệ giảm 35,68%. Nguyên nhân là do LNTT giảm 1 cách đột ngột( từ 337.467.259.451 xuống còn 115.828.596.060) trong khi chi phí lãi vay tăng 1 mức khá cao( từ 340.901.136.561 lên đến 416.734.888.813).

=> Kết luận: Qua phân tích các chỉ tiêu ta thấy khả năng thanh toán của công ty minh phú khá cao, tuy nhiên các chỉ tiêu hầu hết lại giảm dần qua các năm, do công ty còn gặp nhiều vấn đề về tài chính, về chính sách quản lí TSNH. Nợ phải trả của công ty ngày càng tăng nhanh dẫn đến chi phí lãi vay tăng theo vì trong giai đoạn này, công ty đã và đang đầu tư thêm nhiều dự án phát triển mới.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần tập đoàn thủy sản minh phú (Trang 60 - 63)