Thực trạng quản lý tín dụng nông nghiệp, nông thôn trong hệ thống Ngân

Một phần của tài liệu Quản lý tín dụng nông nghiệp, nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 65)

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

3.2.1. Ban hành chính sách quản lý tín dụng

Trụ sở chính Agribank đã nghiên cứu, dự thảo ban hành những cơ chế nhằm định hướng hoạt động kinh doanh đảm bảo phù hợp, an toàn, hiệu quả. Kết quả đã ban hành 17 cơ chế, chính sách về tín dụng, trong đó có một số cơ chế, chính sách quan trọng có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Agribank như: Quy chế cho vay đối với khách hàng (ban hành kèm theo

58

QĐ số 225/QĐ-HĐTV-TD ngày 09/4/2019); Quy định, quy trình cho vay đối với khách hàng (ban hành kèm theo QĐ số 1225/QĐ-NNNo-TD ngày 12/4/2019); Quy định một số nội dung về xử lý thu hồi nợ đối với Chi nhánh đầu mối xử lý nợ (ban hành kèm theo QĐ số 694/QĐ-HĐTV-TD ngày 04/9/2019); Văn bản số 4131/NHNo-TD ngày 17/5/2019 về việc cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan; Quy định cho vay có bảo đảm bằng giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm (kèm theo QĐ số 2007/QĐ-NHNo-TD ngày 23/9/2019); Văn bản số 6857/NHNo-TD ngày 09/8/2019 về rà sốt, cơ cấu lại tài sản có rủi ro... Đồng thời, Trụ sở chính tiếp tục xây dựng dự thảo 19 cơ chế, chính sách góp phần hồn thiện hệ thống chính sách của Agribank: Quy định về thẩm quyền phán quyết tín dụng; Quy định Quản lý rủi ro tín dụng và Quản lý rủi ro tập trung trong hoạt động cấp tín dụng; Quy định hạnh mức rủi ro tín dụng và hạn mức rủi ro tập trung trong hoạt động cấp tín dụng; Quy chế bảo lãnh; Quy chế mua bán nợ; Quy định mua trái phiếu doanh nghiệp; Quy định cấp tín dụng đầu tư kinh doanh chứng khoán; Hướng dẫn xử lý tài sản bảo đảm thay thế văn bản số 8928; Quy định sửa đổi, bổ sung QĐ 35 về giao dịch bảo đảm cấp tín dụng; Quy chế miễn giảm lãi, phí thay thế QĐ 174; Các quy định về cho vay, bảo lãnh, bảo đảm tiền vay, miễn giảm lãi tại chi nhánh Campuchia...

3.2.2. Thực thi chính sách tín dụng

Thường xuyên chỉ đạo, giám sát việc triển khai các chương trình tín dụng nơng nghiệp, nơng thơn theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, kịp thời báo cáo NHNN các khó khăn, vướng mắc phát sinh.

Thực hiện chương trình tín dụng nơng nghiệp, nơng thơn đối với khách hàng cá nhân và hộ gia đình theo văn bản số 298/NHNo-HSX ngày 11/01/2019 và các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện của Tổng giám đốc nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho người dân khu

59

vực nông thôn nhằm hạn chế tín dụng đen (văn bản số 1068/NHNo-HSX về việc chỉ đạo thực hiện báo cáo cho vay theo chương trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình; văn bản số 1560/NHNo-HSX về việc triển khai và hướng dẫn thực hiện cho vay theo văn bản 287/NHNo-HSX; văn bản số 1999/NHNo-HSX về việc triển khai các giải pháp mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất và tiêu dùng sản phẩm nơng nghiệp nhằm hạn chế tín dụng đen).

Xây dựng Quy định, quy trình cho vay đối với khách hàng nhằm đơn giản hóa quy trình, hồ sơ cho vay đối với khách hàng. Đồng thời, luôn bám sát diễn biến dư nợ để đưa ra các quyết định phù hợp với tăng trưởng, đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn theo quy định.

3.2.3. Kiểm tra, giám sát tín dụng

Lực lượng cán bộ làm cơng tác kiểm tra, giám sát ln được kiện tồn nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm tra.

Năm 2019, ngồi cơng tác kiểm tra chun đề tín dụng, Trụ sở chính đã thành lập nhiều đồn kiểm tra tập trung vào những đối tượng khách hàng vay vốn sản xuất nơng nghiệp có dư nợ từ 3 tỷ đồng trở lên và nhóm khách hàng liên quan. Thành lập 28 đoàn kiểm tra tại 64 chi nhánh địa bàn TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các chi nhánh Bình Dương, Sóng Thần, Đồng Nai, Cần Thơ, Đà Nẵng.

Công tác kiểm tra, giám sát đối với các khoản vay vượt quyền: Trong năm đã tiến hành kiểm tra 232 khách hàng, đạt tỷ lệ 90% tổng số khách hàng phải kiểm tra giám sát. Đã thực hiện rà sốt tồn bộ các khoản nợ xấu, nợ xử lý rủi ro thuộc thẩm quyền phán quyết tín dụng của Trụ sở chính (bao gồm 114 khoản vay tại 55 Chi nhánh).

3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Tổ chức tập huấn Quyết định số 225/QĐ-HĐTV-TD,Quyết định số 1225/QĐ-NHNo-TD: 4 hội nghị tại Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ

60

cho cán bộ tín dụng chủ chốt và tiểu giáo viên với số lượng học viên khoảng 1.550 người; tập huấn cho 100% cán bộ cơng tác tại Trụ sở chính, văn phịng đại diện (6 lớp, tổng số học viên hơn 1.600 người).

Cử giảng viên tham gia giảng dạy chuyên đề tín dụng đối với các cán bộ tín dụng mới tuyển dượng (5 lớp tại Yên Bái, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh) với số lượng học viên 500 người; giảng dạy chuyên đề quy định giao dịch bảo đảm cấp tín dụng thuộc Chương trình đào tạo nâng cao nghiệp vụ tín dụng (2 lớp tại Hà Nội, Lâm Đồng).

Xây dựng ngân hàng đề thi về hoạt động tín dụng phục vụ công tác đào tạo, thi, kiểm tra nghiệp vụ gồm 500 câu trắc nghiệm và 50 câu tự luận.

3.2.5. Kết quả quản lý tín dụng nơng nghiệp, nơng thơn

3.2.5.1. Quản lý tín dụng nơng nghiệp nơng thôn theo các khu vực

Trong giai đoạn 2016 - 2018, năm 2017 quản lý tín dụng nơng nghiệp nơng thôn tăng ở tất cả các khu vực, một số khu vực có mức tăng trưởng cao như: Đồng bằng sông Hồng tăng trưởng 19.062 tỷ đồng, Tây Nam Bộ tăng 17.507 tỷ đồng, Đông Nam Bộ tăng 15.970 tỷ đồng, Tây Nguyên tăng 14.137 tỷ đồng.

Bảng 3.1. Dư nợ tín dụng nơng nghiệp nơng thơn các khu vực

Đơn vị tính: Tỷ đồng, khách hàng

TT Khu vực

2016 2017 2018

Dƣ nợ xấu Nợ Dƣ nợ xấu Nợ Dƣ nợ xấu Nợ

1 Miền núi cao - Biên

giới 40.049 491 45.278 898 44.364 979 2 Trung du Bắc Bộ 52.769 397 63.399 460 64.694 566 3 Thành phố Hà nội 31.766 978 45.131 1.133 46.274 1.438 4 Đồng bằng Sông Hồng 71.399 687 90.461 841 91.318 1.189 5 Khu 4 cũ 64.784 337 77.677 408 79.486 486 6 Duyên hải miền

trung 41.147 335 52.641 351 54.224 513 7 Tây Nguyên 53.763 482 67.900 646 68.907 732

61

TT Khu vực

2016 2017 2018

Dƣ nợ xấu Nợ Dƣ nợ xấu Nợ Dƣ nợ xấu Nợ

8 Thành phố Hồ Chí Minh 9.245 562 20.169 257 20.644 320 9 Đông Nam Bộ 49.976 514 65.947 327 68.761 343 10 Tây Nam bộ 99.256 1,837 116.76 3 1,673 118.94 3 2.353 Tổng cộng 14.154 6.620 45.367 6.995 657.61 5 8.918

(Nguồn: Ban Tín dụng Agribank)

Các khu vực có dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn lớn như: Tây Nam Bộ 118,943 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 18.09%; Đồng bằng sông Hồng 91.318 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 13.89%; Khu 4 cũ 79.486 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 12.09%.

Một số chi nhánh có mức tăng trưởng cao như: Bình Phước tăng 5,639 tỷ đồng (39.1%), Thanh Hóa tăng 4,658 tỷ đồng (20.1%), Lâm Đồng II tăng 3,372 tỷ đồng (47.5%), Long An tăng 3,095 tỷ đồng (25.7%), Đồng Nai tăng 2,852 tỷ đồng (26.9%), Kiên Giang tăng 2,650 tỷ đồng (31.3%), Bình Thuận tăng 2,579 tỷ đồng (22.2%), Lâm Đồng tăng 2,290 tỷ đồng (30.5%), Vĩnh Phúc tăng 2,064 tỷ đồng (33.4%).

3.2.5.2. Quản lý tín dụng nơng nghiệp nơng thơn theo tài sản đảm bảo

Thời điểm 31/12/2017, dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm 496.685 tỷ đồng, tăng 110.692 tỷ đồng, tăng 28,68% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 77% dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn, tỷ lệ nợ xấu là 1,24%

Dư nợ cho vay khơng có tài sản bảo đảm là 148.682 tỷ đồng, tăng 20.251 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 16% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 23% dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn.

Nợ xấu cho vay khơng có tài sản bảo đảm đến 31/12/2017 là 957 tỷ đồng, tăng 11 tỷ đồng so với đầu năm, chiếm tỷ lệ 0,15% dư nợ nông nghiệp nông thôn, tỷ lệ nợ xấu là 0.64%.

62

Bảng 3.2. Quản lý tín dụng nông nghiệp nông thôn theo tài sản đảm bảo

Đơn vị tính: Tỷ đồng, khách hàng

CHỈ TIÊU 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018

Dƣ nợ Nợ xấu Dƣ nợ Nợ xấu Dƣ nợ Nợ xấu Phân theo phƣơng

thức

bảo đảm tiền vay

514.154 6.620 645.367 6.995 657.615 8.918

Dư nợ có bảo đảm bằng

tài sản 385.993 5.674 496.685 6.037 507.325 7.756 Dư nợ khơng có tài sản

bảo đảm 128.161 946 148.682 957 150.290 1.162

(Nguồn: Ban Tín dụng Agribank) 3.2.5.3. Quản lý các chương trình tín dụng phục vụ nơng nghiệp nơng thơn

Hiện nay, Agribank đang triển khai quản lý tín dụng nơng nghiệp nơng thơn đối với 07 chương trình chính sách và 01 chương trình mục tiêu quốc gia đạt được dư nợ 437.061 tỷ đồng với 3.023.874 khách hàng, cụ thể như sau :

* Quản lý tín dụng xây dựng nơng thơn mới (chương trình mục tiêu quốc gia)

Hiện nay, Agribank đã triển khai chương trình xây dựng nơng thơn mới đến tồn bộ các xã trên địa bàn cả nước theo chủ trương của Chính phủ.

- Số xã được cho vay xây dựng nông thôn mới là 8.973 xã. - Dư nợ tín dụng 382.488 tỷ đồng với 2.627.014 khách hàng - Nợ xấu là: 3.526 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 0,9%

Một số chi nhánh có kết quả cho vay xây dựng nông thôn mới tiêu biểu là: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tây, Đồng Nai, Phú Thọ, Bình Phước, Đồng Tháp, Đắk Nơng, Lâm Đồng.

Quản lý tín dụng chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được coi là cột trụ trong tín dụng nơng nghiệp, nơng thơn của Agribank. Với nguyên tắc quản lý là xây dựng “hệ thống chân rết” bám sát đến tận địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa trên khắp mọi miền Tổ quốc, các chi nhánh Agribank tại các tỉnh thường xuyên tiến hành cơ sở khảo sát tình hình kinh tế

63

xã hội, phân tích, đánh giá những thế mạnh, hạn chế của từng địa phương, nhu cầu phát triển kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn để có giải pháp mở rộng tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn để phát triển kinh tế trên địa bàn, phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội, các Ban, Ngành liên quan tại địa phương để đẩy mạnh tuyên truyền trong nhân dân chính sách tín dụng, các sản phẩm, dịch vụ của Agribank; từ đó tạo điều kiện thuận lợi để Agribank quản lý nguồn vốn đầu tư và giải ngân có hiệu quả, phát triển các dịch vụ có hiệu quả, góp phần vào phát triển kinh tế địa phương, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trên địa bàn. Với việc công khai các thủ tục cho vay đối với khách hàng một cách rõ ràng, minh bạch, chủ động và ưu tiên về nguồn vốn, ban hành các cơ chế chính sách về tín dụng, nghiên cứu xây dựng quy trình, thủ tục cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân theo hướng đơn giản hóa, Agribank khơng ngừng tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay của Agribank, thực hiện tư vấn cho khách hàng trong việc sử dụng vốn vay bảo đảm an toàn, hiệu quả cho cả khách hàng và ngân hàng.

Quản lý chặt chẽ nguồn vốn vay cho sản xuất nông nghiệp cũng như người dân khu vực nông thôn đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho các địa phương hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nơng sản hàng hóa như vùng cây ăn quả ở Bắc Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp,… vùng lúa xuất khẩu ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, vùng cây cao su, cây điều, cây cà phê ở Tây Ngun; xóa bỏ cơ bản tình trạng du canh, du cư, thay đổi tập quán sản xuất, từng bước chuyển từ nền sản xuất tự cung, tự cấp thành nền sản xuất hàng hóa. Diện mạo nơng thơn từng bước thay đổi, một số địa phương đã xây dựng các trường học đạt chuẩn, kiên cố hóa đường giao thơng, hệ thống kênh mương, xây dựng trụ sở xã, xóa nhà tạm, dạy nghề cho lao động nông thôn, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, cơ

64

cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững. Các hộ gia đình đã chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước nâng cao năng suất, thu nhập, góp phần ổn định đời sống.

* Quản lý tín dụng đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ và thơng tư 06/2009/TT-NHNN

- Số tỉnh cho vay hỗ trợ lãi suất: 16 tỉnh;

- Dư nợ: 2.474 tỷ đồng, giảm so đầu năm là 225 tỷ đồng;

- Số khách hàng còn dư nợ là 46.488 khách hàng, giảm 3.431 khách hàng so với đầu năm.

Agribank áp dụng chính sách cho vay tín dụng này đối với khách hàng cá nhân, pháp nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn 64 huyện nghèo đã được Chính phủ phê duyệt danh sách. Mục đích giúp cho khách hàng tại 64 huyện nghèo vay vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp, đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay; khách hàng vay vốn đầu tư sản xuất, chế biến kinh doanh trên địa bản 64 huyện nghèo được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay.

* Quản lý tín dụng đầu tư cho vay gia súc, gia cầm (chăn nuôi, chế biến thịt lợn, gia cầm, cá tra và tơm theo chỉ đạo của Chính phủ tại cơng văn số 1149/ TTg-KTN ngày 08/8/2012)

- Dư nợ cho vay: 40.010 tỷ đồng với 324.675 khách hàng tại 124 chi nhánh. - Nợ xấu 965 tỷ đồng.

Đây là hình thức quản lý cho vay vốn để phục vụ mục đích kinh doanh sản xuất nông nghiệp. Đối tượng vay vốn chủ yếu là những khách hàng muốn vay để phát triển ngành chăn ni theo quy mơ hộ gia đình, trang trại quy mơ vừa vào nhỏ; tổ hợp tác xã, liên hợp tác xã, hợp tác xã nông nghiệp; doanh

65

nghiệp hoạt động trực tiếp chăn nuôi hoặc cung cấp vật tư, thức ăn phù vụ trong chăn nuôi nông nghiệp. Agribank áp dụng mức cho vay tối đa bằng mức dư nợ thực tế của hợp đồng tín dụng trước; khách hàng có vốn tự có tham gia tối thiểu 10% tổng nhu cầu vốn. Lãi suất ưu đãi áp dụng chỉ từ 7,5%/năm, tối đa 90% nhu cầu vốn; sau ưu đãi, lãi suất được tính bằng: LSTK 13T + 3%. Phạt quá hạn: Chuyển tồn bộ dư nợ gốc thực tế cịn lại sang nợ quá hạn với lãi suất không quá 150% lãi suất cho vay trong hạn. Khách hàng phải có tài sản đảm bảo, hồn thành nghĩa vụ trả nợ gốc một lần hoặc nhiều lần, trả nợ lãi hàng tháng hoặc định kỳ theo thỏa thuận.

Để quản lý khách hàng vay vốn và đảm bảo nguồn vốn cho vay, Agribank yêu cầu khách hàng là công dân Việt Nam tuổi đời từ 18 - 65 tuổi đầy đủ các giấy tờ tùy thân, có sức khỏe tốt, tâm thần ổn định và hoạt động chăn ni, có mục đích vay và sử dụng vốn vay rõ ràng theo quy định, có phương án trả nợ hợp lý và đúng hạn.

* Quản lý tín dụng hỗ trợ nhà ở theo Thông tư số 11 của Ngân hàng nhà nước, triển khai cho vay từ 01/6/2013

- Dư nợ: 2.008 tỷ đồng với 5.043 khách hàng tại 74 chi nhánh - Nợ xấu: 4.5 tỷ đồng, chiếm 0,2%

Đối với chương trình tín dụng này, Agribank hỗ trợ khách hàng hoàn chỉnh hồ sơ để ngân hàng thẩm định cho vay theo quy định tại Thông tư số 11 ngày 15/5/2013 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Thông tư số 07 của Bộ Xây dựng. Hai bên thống nhất chỉ ký hợp đồng tín dụng sau khi dự án nhà ở

Một phần của tài liệu Quản lý tín dụng nông nghiệp, nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)