4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tín dụng nơng nghiệp, nơng thơn tạ
4.2.1. Giải pháp triển khai trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
thôn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
4.2.1. Giải pháp triển khai trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam triển Nơng thơn Việt Nam
4.2.1.1. Nhóm giải pháp tổng thể
* Cơng tác ban hành cơ chế, chính sách
- Tập trung rà sốt các cơ chế quản lý tín dụng để sửa đổi, bổ sung, thay thế đảm bảo đúng quy định của pháp luật, theo hướng nâng cao chất lượng tài sản có; đáp ứng yêu cầu rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm; đảm bảo nguyên tắc có người trình, người kiểm soát, người phê duyệt và quản lý, kiểm soát được khi nghiệp vụ phát sinh. Hồn thiện hệ thống chính sách quản trị rủi ro theo Thông tư 13/2018/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, phù hợp yêu cầu quản trị điều hành của Agribank.
- Tiếp tục hồn thiện quy trình cấp tín dụng, đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ
nhất là các khoản cho vay nhỏ để tiết giảm chi phí, tăng năng suất lao động nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý khi cho vay; sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc ban hành mới các sản phẩm tín dụng góp phần tăng trưởng tín dụng ổn định, tăng thu dịch vụ như cầm cố giấy tờ có giá, cho vay người lao động khu vực nông thôn đi xuất khẩu lao động và làm việc ở nước ngồi, bao thanh tốn, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp...
- Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro, hạn mức rủi ro tín dụng đối với các ngành, lĩnh vực và theo sản phẩm, hình thức bảo đảm; hạn mức rủi ro tập
92
trung đối với một khách hàng và người có liên quan, đối với sản phẩm, ngành, lĩnh vực kinh tế theo quy định tại Thông tư 13/2018/TT-NHNN.
- Xây dựng và triển khai các giải pháp cơ cấu lại danh mục tài sản có để đảm bảo tuân thủ các tỷ lệ, giới hạn bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định pháp luật theo hướng giảm tỷ trọng dư nợ khơng có bảo đảm hoặc bảo đảm bằng tài sản có hệ số rủi ro cao (như quyền địi nợ, tài sản hình thành trong tương lai, động sản là những thiết bị vật tư, hàng hóa trong kho khó kiểm sốt), tăng tỷ trọng dư nợ được bảo đảm bằng tài sản có hệ số rủi ro thấp (như chứng chỉ tiền gửi, bất động sản chính chủ).
- Điều chỉnh quyền phán quyết phù hợp với khả năng quản lý của chi nhánh theo hướng hạn chế cho vay vượt quyền phán quyết, cho vay hợp vốn đối với các chi nhánh có nợ xấu tăng cao trong năm 2017 - 2018 hoặc khơng có cải thiện về chất lượng tín dụng.
- Hướng dẫn và triển khai sản phẩm cho vay liên kết, cho vay theo chuỗi trong đó có cho vay liên kết trong sản xuất nông nghiệp theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP và Nghị định 116/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 55/2015/NĐ-CP. Triển khai thí điểm cho vay theo chuỗi tại một số khu vực có điều kiện phát triển kinh tế hàng hóa rõ rệt.
* Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng
- Cơ sở thực tiễn của giải pháp:
+ Tính đến thời điểm ngày 1/6/2020, theo số liệu của Vụ Tổ chức cán bộ Ngân hàng Nhà nước, toàn ngành Ngân hàng ước tính có 346.614 người, với cơ cấu trình độ gồm: 569 người là tiến sĩ (chiếm 0,16%), 20.286 người có trình độ thạc sĩ (chiếm 5,85%), 263.927 người có trình độ đại học (chiếm 76,16%), 23.453 người có trình độ cao đẳng (chiếm 6,77%), 20.054 người có trình độ trung cấp (chiếm 5,79%), 18.325 người có trình độ sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo (chiếm 5,79%).
93
+ Các Ngân hàng thương mại cũng như các tổ chức tín dụng khác đang thiếu đội ngũ cán bộ chuyên môn cao trong các lĩnh vực hoạt động then chốt của NHTM, quyết định đến hiệu quả hoạt động và sự an toàn của tổ chức như: quản trị ngân hàng hiện đại, phân tích tài chính, kiểm sốt và kiểm tốn nội bộ, phân tích và thẩm định dự án đầu tư, quản trị rủi ro; đặc biệt là các nghiệp vụ, sản phẩm tài chính.
- Đề xuất nội dung giải pháp:
+ Với mục tiêu cấp thiết là nâng cao chất lượng đội ngũ CBTD, cần đẩy mạnh việc bố trí CBTD đi đào tạo. Phấn đấu trong vòng 3 năm tới, tỷ lệ CBTD hồn thành khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ tín dụng nơng nghiệp, nơng thơn đạt 50%, tỷ lệ CBTD hồn thành khóa học nâng cao về thẩm định tín dụng đạt 65% tổng số CBTD của hệ thống.
+ Tăng cường kết nối kênh thông tin giữa hệ thống đào tạo của Ngân hàng Nhà nước với hệ thống đào tạo nội bộ của các Ngân hàng thương mại. Đặc biệt trong bối cảnh cả hệ thống ngân hàng đang thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ, các Ngân hàng thương mại cần sự hỗ trợ về năng lực, tài liệu và định hướng cho hoạt động đào tạo về lĩnh vực này, giúp nâng cao hiểu biết của cán bộ nhân viên về chuyển đổi số và ứng dụng cơng nghệ trong phát triển sản phẩm tín dụng nơng nghiệp, nơng thôn.
+ Agribank và các Ngân hàng thương mại khác cần thường xuyên chia sẻ các kinh nghiệm trong việc hiện đại hóa và ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào công tác đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo, đặc biệt là các giải pháp phần mềm trong ứng dụng quản lý đào tạo, khảo thí và E-learning.
* Tăng cường quản lý việc giải ngân vốn nhằm chủ động được nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thơn
- Tăng cường hồn thiện huy động vốn và liên kết huy động vốn. Các chi nhánh của Agribank tại các vùng kinh tế trọng điểm cần xây dựng kế
94
hoạch mở rộng huy động vốn thơng qua các hình thức đa dạng như tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm siêu linh hoạt, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm trả lãi trước, tiết kiệm tích lũy,… Thực hiện phân khúc khách hàng, đưa ra các sản phẩm huy động vốn phù hợp với đặc trưng sản xuất nông nghiệp, như huy động theo mùa vụ thu hoạch, đánh bắt, nuôi trồng. Mở rộng kênh huy động vốn qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhất là trái phiếu có mục đích phát triển kinh tế nơng nghiệp cơng nghệ cao để thu hút các nhà đầu tư.
- Các chi nhánh Agribank vùng kinh tế trọng điểm cần liên kết với nhau trong đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu theo chuyên đề như kinh tế nông nghiệp công nghệ cao, cho vay kinh tế nông nghiệp trong mơi trường biến đổi khí hậu, tín dụng xanh, cho vay chăn ni cơng nghệ cao, cho vay trồng lúa, cây ăn trái, hoa màu hữu cơ và công nghệ cao, sẵn sàng tham gia hội nhập ngân hàng ngày càng sâu rộng trong thời đại công nghệ 4.0.
- Tập trung vốn đầu tư theo “chuỗi cơ sở hạ tầng trọng điểm”. Tập trung cao nguồn vốn đầu tư cho “chuỗi cơ sở hạ tầng trọng điểm” từ nhiều nguồn bao gồm vốn ngân sách, vốn tự tích lũy, vốn xã hội hóa, vốn đầu tư nước ngoài, vốn tài trợ từ nước ngoài, và đặc biệt là vốn tín dụng ngân hàng, tạo điều kiện tăng cường tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nơng nghiệp vùng trọng điểm. Ví dụ tại khu vực Đồng bằng Sơng Cửu Long có thể trước hết chọn “chuỗi cơ sở hạ tầng trọng điểm” bao gồm: Kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm, tuyến vận tải thủy gồm cảng Cái Mép - Thị Vải ở Bà Rịa - Vũng Tàu, cảng Sài Gòn nối với các tuyến đường thủy (như sơng Xồi Rạp, kênh nước Mặn, sông Vàm Cỏ, kênh Chợ Gạo, sông Tiền) đến các cảng ở Đồng bằng Sông Cửu Long và doanh nghiệp logistics hiện đại để đầu tư nhằm tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ.
- Tập trung cho vay kinh tế nông nghiệp công nghệ mới và sản phẩm chủ lực. Ưu tiên quản lý tín dụng của các chi nhánh Agribank cho vay kinh tế
95
nông nghiệp công nghệ mới: nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao áp dụng theo VietGap, GlobalGAP, AseanGap, tiêu chuẩn Châu Âu, thậm chí là tiêu chuẩn quy định của từng quốc gia, từng thị trường. Tập trung cho vay 3 lĩnh vực chủ yếu là thủy hải sản; cây ăn trái, hoa màu; lúa gạo. Ví dụ: Cần Thơ cần tập trung đầu tư thành trung tâm công nghiệp, thương mại - dịch vụ, giáo dục - đào tạo, khoa học - cơng nghệ, y tế và văn hóa của vùng Đồng bằng sơng Cửu Long; bên cạnh đó, chú trọng sản xuất lúa chất lượng cao, vùng rau an toàn, vùng cây ăn trái đặc sản gắn với du lịch sinh thái, nuôi cá tra.
- Quản lý cho vay tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp, hạn chế cho vay dàn trải. Tăng cường tín dụng ngân hàng cho vay toàn diện hơn theo chuỗi giá trị, cho vay chặt chẽ hơn để hạn chế rủi ro, cho vay để tái sản xuất kinh tế nông nghiệp mở rộng theo chiều sâu. Về cơ bản tăng cường tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nơng nghiệp vùng trọng điểm chỉ tập trung cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ mới, nên dần chấm dứt cho vay dàn trải, cho vay sản xuất nhỏ kỹ thuật lạc hậu.
* Xây dựng chiến lược tổng thể về quản lý, kiểm sốt tín dụng nơng nghiệp, nơng thơn gắn với tăng trưởng tín dụng
- Quản lý tăng trưởng tín dụng ở mức phù hợp với khả năng quản lý, không tăng trưởng bằng mọi giá, nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh. Giao kế hoạch và kiểm sốt tăng trưởng tín dụng theo đối tượng khách hàng (pháp nhân, cá nhân), lĩnh vực (nông nghiệp, nông thôn), kỳ hạn cho vay (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn):
+ Từng bước nâng dần giá trị bình quân một khoản vay trên cơ sở giao chỉ tiêu vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay cá nhân sản xuất kinh doanh quy mơ lớn.
+ Phân tích đánh giá về mức độ tập trung vốn theo ngành, nghề kinh doanh, hoàn thiện xây dựng hồ sơ kinh tế địa phương; xây dựng kế hoạch
96
tăng trưởng tín dụng đi đôi với điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung đầu tư vào ngành, nghề lĩnh vực kinh doanh hiệu quả cao, các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên.
- Chấp hành nghiêm túc quy định của Ngân hàng Nhà nước, hướng dẫn của Agribank về thu phí liên quan đến hoạt động cho vay và áp dụng lãi suất cho vay đối với khách hàng thuộc đối tượng ưu tiên.
- Triển khai có hiệu quả các giải pháp tăng năng suất lao động như: Đẩy mạnh cho vay qua tổ nhóm, kết hợp với UBND, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ đối với các khoản vay nhỏ; Tổng kết giai đoạn 1 Đề án Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng và tiếp tục mở rộng triển khai giai đoạn II khi được phê duyệt đến các địa bàn nông nghiệp nông thôn; Chuyển hướng cho vay doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, triển khai có hiệu quả các gói hỗ trợ, chính sách khuyến khích nhằm tăng khả năng tiếp cận, nâng cao uy tín, vị thế và sức cạnh tranh của Agribank.
- Triển khai chương trình tín dụng tiêu dùng phục vụ nhu cầu chính đáng của người dân với lãi suất hợp lý, linh hoạt, thủ tục đơn giản, đẩy mạnh cho vay qua tổ nhóm, cho vay thấu chi qua tài khoản, đối tượng là cá nhân cư trú địa bàn nông thôn để đáp ứng nhu cầu vốn đột xuất góp phần tham gia đấu tranh đẩy lùi “tín dụng đen”. Kiểm sốt chặt chẽ đối tượng sử dụng vốn, nghiêm cấm hoạt động kinh doanh, đầu cơ bất động sản thơng qua hình thức tín dụng tiêu dùng cá nhân.
- Thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách theo chủ trương của Chính phủ như: Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg; Chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP; chính sách tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ
97
theo Nghị định 111/2015/NĐ-CP; chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thơn theo Nghị định 116/2018/NĐ-CP. Rà sốt chấn chỉnh ngay các tồn tại trong quá trình triển khai, xử lý các vấn đề phát sinh linh hoạt, kiên quyết xử lý đối với các hiện tượng lợi dụng chính sách cả về phía ngân hàng và khách hàng.
- Mở rộng quan hệ hợp tác với các Tập đoàn, Tổng cơng ty; rà sốt, đánh giá toàn bộ các thỏa thuận, hợp tác đã ký kết; tổ chức sơ kết tìm ra giải pháp tối ưu để tiếp tục triển khai, gắn cấp tín dụng với huy động vốn và bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
- Áp dụng cơ chế lãi suất linh hoạt đối với khách hàng, trên cơ sở tính tổng lợi ích khách hàng và bảo đảm lãi suất cho vay thực dương. Khách hàng vay vốn có tài sản bảo đảm có hệ số rủi ro thấp, được áp dụng lãi suất thấp. Khách hàng vay vốn có tài sản bảo đảm là những tài sản có hệ số rủi ro cao, áp dụng lãi suất cao.
- Tăng cường phối hợp với Quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương trong việc cho vay có bảo lãnh của Quỹ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quy định tại Nghị định số 34/2018/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn.
* Quản lý, giám sát việc thực hiện chính sách khách hàng
- Agribank cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính theo hình thức một cửa quy trình gửi tiết kiệm, dịch vụ chuyển tiền, kiều hối, dịch vụ thẻ, dịch vụ tiền mặt và các dịch vụ thanh toán khác… để giảm chi phí, rút ngắn thời gian cung cấp dịch vụ, cung cấp thông tin đầy đủ tới các khách hàng, phối hợp trong nội bộ để xử lý kịp thời phản ánh, khiếu nại của khách hàng về chất lượng và giá cả dịch vụ. Bên cạnh đó, cần ban hành các quy trình, văn bản, cơ chế chính sách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, gia tăng tiện ích và tạo thuận lợi, đảm bảo an tồn cho khách hàng trong q trình giao dịch với ngân hàng.
98
- Mở rộng quan hệ hợp tác chiến lược với đối tượng khách hàng doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn, tăng cường triển khai bán chéo, cung cấp sản phẩm dịch vụ trọn gói đồng thời phát triển dịch vụ thanh tốn, thu hộ, chi hộ, thanh tốn quốc tế với các tập đồn, cơng ty lớn như viễn thơng, điện, nước, truyền hình…Ngồi ra, Agribank cịn triển khai hợp tác với các bộ, ban, ngành thông qua ký kết thỏa thuận hợp tác với Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan xây dựng hệ thống thu ngân sách Nhà nước, bảo lãnh thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, thu phí, lệ phí của cơ quan quản lý bằng phương thức điện tử. Qua đó, giúp người nộp thuế rút ngắn quy trình thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, cơng sức đi lại, các cơ quan thuế, hải quan, kho bạc… tiết kiệm được nguồn lực, tránh quá tải nhất là vào các thời điểm quyết toán thuế, nâng cao hiệu quả và minh bạch công tác quản lý Nhà nước.
- Liên tục bổ sung các tiện ích mới của sản phẩm gửi tiền trực tuyến, xác thực bằng sinh trắc học, dịch vụ thương mại điện tử và cổng thanh tốn bằng cơng nghệ QR Code qua E-mobile banking. Mở rộng kết nối thanh tốn hóa đơn với các nhà cung cấp dịch vụ mới, kết nối ví điện tử Moca, Momo…, mở rộng kênh phân phối đối với các dịch vụ đã triển khai trên kênh giao dịch tại quầy.
- Quan tâm lắng nghe, tiếp nhận thông tin phản hồi từ khách hàng, thông qua thiết lập các kênh tiếp nhận và xử lý ý kiến khách hàng như nghe phản ánh trực tiếp tại quầy giao dịch, qua hộp thư góp ý, qua email, website,