CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.2. Một số giải pháp hồn thiện cơng tác tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp thông
nghiệp thông qua hoạt động mua bán nợ
4.2.1. Xây dựng hệ thống quy tr nh, quy chế quản trị nội bộ
DATC cần rà sốt, đánh giá lại tính phù hợp, kịp thời điều chỉnh, bổ sung các quy trình quản trị nội bộ cho phù hợp với mơ hình hoạt động trên cơ sở Nghị định số 129/NĐ-CP ngày 27/10/2020 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của DATC. Trong đó có một số cơ chế đặc thù như DATC được hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp tái cơ cấu bằng cách cho doanh nghiệp vay vốn, bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn tại các tổ chức tín dụng.
Đồng thời, DATC cũng cần xây dựng sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên để áp dụng nhất quán với mọi đối tượng khách nợ, quy định rõ trách nhiệm của nhân viên, lãnh đạo trong quá trình thực hiện để nâng cao hiệu quả và giảm thiểu rủi ro.
4.2.2. p dụng các biện pháp mua bán xử lý nợ mới
Hiện DATC chủ yếu sử dụng những biện pháp xử lý nợ như thu nợ của khách nợ, bán nợ, bán tài sản thế chấp, tham gia quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp. Tuy nhiên các biện pháp xử lý nợ này thường kéo dài, tăng rủi ro trong quá trình thu hồi nợ cho DATC. Để rút ngắn thời gian xử lý nợ và tăng khả năng thu hồi nợ, DATC có thể nghiên cứu, áp dụng một số biện pháp xử lý nợ mới như:
(1) Biện pháp “mua nợ theo lô”: DATC mua nhiều khoản nợ từ một chủ
nợ, để rút ngắn thời gian đàm phán mua nợ, đồng thời tạo cơ hội cho khách nợ xử lý tổng thể các khoản nợ và thốt khỏi tình trạng phá sản doanh nghiệp. Biện pháp này cũng giúp các tổ chức tín dụng giảm rủi ro và tỷ lệ nợ xấu, tăng tốc độ
70
xử lý nợ xấu và thu hồi vốn để tái kinh doanh một cách nhanh chóng... Hình thức xử lý nợ được các AMC của Châu Âu áp dụng rất thành công. Tại Châu Âu, năm 2017 tổng giá trị giao dịch các lô nợ lên đến 43 tỷ Euro.
(2) Biện pháp “thu nợ chiết khấu”: một hình thức giảm trừ số tiền trả nợ
nếu doanh nghiệp khách nợ trả nợ sớm so với kế hoạch cam kết. Giải pháp này giúp đẩy nhanh quá trình thu nợ và giảm các khoản trích lập dự phịng nợ phải thu khó địi… Cơng ty quản lý tài sản Sukhumvit (SAM - Thái Lan) đã rất thành cơng khi áp dụng hình thức xử lý nợ này.
(3) Biện pháp “hỗ trợ tài chính” sau tái cơ cấu: Phần lớn các doanh nghiệp
DATC xử lý nợ và tái cơ cấu đều rơi vào tình trạng mất khả năng thanh tốn các khoản nợ đến hạn, khơng có vốn đầu tư bổ sung máy móc thiết bị và đưa vào vận hành sử dụng. Sau tái cơ cấu, doanh nghiệp rất cần được “bơm vốn” để tiếp tục sống. Nếu DATC có thể cho doanh nghiệp vay vốn hoặc bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn tại tổ chức tín dụng sẽ giúp doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh và vượt qua giai đoạn khó khăn.
(4) Biện pháp “chứng khốn hóa khoản nợ”: Các khoản nợ sẽ được chuyển
hóa thành các cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp do DATC phát hành và được giao dịch trên thị trường chứng khốn để tăng tính thanh khoản cho khoản nợ. Đây là cơng cụ tài chính được nhiều quốc gia như Mỹ, Hàn Quốc sử dụng rất hiệu quả.
4.2.3. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Cùng với việc xây dựng hệ thống quy trình, quy chế nội bộ; nghiên cứu áp dụng cách thức mua bán thu hồi nợ và hỗ trợ doanh nghiệp sau tái cơ cấu, DATC cũng cần tập trung vào phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo chuyên sâu, phù hợp với lĩnh vực hoạt động của Công ty như đánh giá hoạt động tài chính doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro, định giá khoản nợ và tài sản; định giá cổ phiếu và trái phiếu; định giá doanh nghiệp để xây dựng và lựa chọn phương án mua bán xử lý nợ và tái cơ cấu doanh nghiệp phù hợp.
71
4.2.4. ng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thông tin
Đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin để thu thập, quản lý thông tin khách hàng, tạo cơ sở dữ liệu lớn để đối chiếu giữa các phòng ban, bộ phận, tránh việc tiếp cận khách hàng một cách chồng chéo. Tất cả các thông tin về khoản nợ, tài sản, lịch sử trả nợ của khách hàng sẽ được tập hợp và bổ sung liên tục để đưa ra những phân tích, đánh giá phù hợp với tình hình của khách hàng từ đó phân loại được khách hàng và quản lý được rủi ro.
Thiết lập hệ thống đánh giá rủi ro trên phần mềm sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc đưa ra các cảnh báo kịp thời, từ đó các phịng ban chun mơn có thể đề xuất những biện pháp điều chỉnh phương án cho phù hợp.
4.3. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc
Trước hết, Ngân hàng nhà nước hoặc Bộ Tài chính cần nghiên cứu và báo cáo Chính phủ, Quốc hội về việc đưa ra Tiêu chuẩn thẩm định giá khoản nợ xấu. Hiện nay, việc định giá các khoản nợ được thực hiện một cách tự phát, chưa có quy chuẩn, chưa tách biệt với định giá tài sản thông thường trong khi tự thân khoản nợ xấu đã là một loại “tài sản đặc biệt”. Điều này dẫn đến tình trạng các bên mua bán khoản nợ khơng dám quyết định vì lo ngại mức giá mua bán không phải là giá thị trường. Hầu hết, các tổ chức tín dụng đề nghị bán nợ xấu với mức giá trên cơ sở giá trị sổ sách của khoản nợ trong khi tình hình doanh nghiệp bết bát, khơng có khả năng trả nợ. Nhiều khoản nợ xấu khơng có tài sản bảo đảm thường được “bán kèm” với các khoản nợ có tài sản để được “ăn theo” mức giá cao. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong q trình đàm phán và rủi ro thu hồi nợ cho các công ty mua bán nợ. Do đó, cần thiết phải có bộ Tiêu chuẩn thẩm định giá đối với các khoản nợ xấu.
Bên cạnh việc xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường mua bán nợ hoạt động, Nhà nước cũng cần quan tâm xây dựng khuân khổ pháp lý để chuyển đổi các khoản nợ xấu thành chứng khoán và đưa vào giao dịch trên thị trường chứng khốn để tăng tính thanh khoản cho khoản nợ.
72
Để thị trường mua bán nợ phát triển và thực hiện giao dịch nợ trên thị trường chứng khoán cũng cần thành lập các đơn vị quản lý, giám sát thị trường một cách chặt chẽ, đảm bảo hoạt động xử lý nợ diễn ra công khai, minh bạch và hợp pháp.
73
KẾT LUẬN
Tái cơ cấu tài chính đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong tiến trình phát triển của mỗi doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp vận tải biển đang gặp khó khăn trong quá trình kinh doanh. Trong lĩnh vực vận tải biển ở Việt Nam có khoảng 300 doanh nghiệp nhưng mới có 13 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khốn. Trước tình hình thị trường vận tải biển gặp nhiều khó khăn, thách thức thì việc tái cơ cấu doanh nghiệp vận tải biển là đòi hỏi cần thiết. Tái cơ cấu doanh nghiệp là một q trình phức tạp, việc chuẩn đốn bệnh và kê đơn thuốc tùy tình hình sức khỏe của từng doanh nghiệp. Hoạt động tái cơ cấu do DATC đã và đang thực hiện chủ yếu áp dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ kéo dài, mất cân đối tài chính, mất khả năng thanh tốn các khoản nợ đến hạn. Do đó, việc tái cơ cấu được triển khai toàn diện gồm cả tái cơ cấu tài chính; tái cơ cấu hệ thống quản trị, điều hành và tổ chức bộ máy; tái cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, tái cơ cấu tài chính là bước triển khai đầu tiên thông qua các biện pháp như miễn, giảm một phần nghĩa vụ nợ cho doanh nghiệp, thay đổi kế hoạch trả nợ, thực hiện chuyển nợ xấu thành vốn góp. Việc tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp thông qua hoạt động mua bán nợ của DATC giúp cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được cải thiện rõ rệt, cơ cấu tín dụng được thay đổi hợp lý, khả năng thanh toán tăng đáng kể, đáp ứng được nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh. Đây là phương thức tiếp cận hiệu quả đối với những doanh nghiệp gặp khó khăn nhưng có tiềm năng phát triển.
Với mục tiêu đã đặt ra của đề tài là phân tích đánh giá thực trạng tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp ngành vận tải biển thông qua hoạt động mua bán nợ, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác tái cơ cấu tài chính của các doanh nghiệp thông qua hoạt động mua bán nợ tại DATC, kết quả nghiên cứu đã đạt được một số vấn đề cơ bản như sau:
74
Thứ nhất, những lý luận cơ bản và thực tiễn về hoạt động mua bán nợ gắn với tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp tại Cơng ty mua bán nợ đã được khái quát, bao gồm: khái niệm về hoạt động mua bán nợ; tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp thông qua hoạt động mua bán nợ tiến hành như thế nào, chỉ tiêu đánh giá kết quả, nhân tố ảnh hưởng đến công tác tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp thơng qua hoạt động mua bán nợ và kinh nghiệm của một số quốc gia và bài học rút ra cho Việt Nam.
Thứ hai, thực trạng về tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp ngành vận tải biển thông qua hoạt động mua bán nợ tại Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam được phân tích và đánh giá để thấy được những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại, chỉ ra nguyên nhân nào dẫn đến những hạn chế đó làm cơ sở để đề xuất các giải pháp để hồn thiện cơng tác tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp thơng qua hoạt động mua bán nợ.
Thứ ba, một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp thông qua hoạt động mua bán nợ tại Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam đã được để xuất thực hiện trong thời gian tới như: hoàn thiện hệ thống quy trình quy chế nội bộ; áp dụng một số biện pháp xử lý nợ mới; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và ứng dụng công nghệ trong quản lý thông tin.
Việc thực hiện thành công cơng tác tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp thơng qua hoạt động mua bán nợ tại DATC phụ thuộc vào nhiều yếu tố, điều kiện, trong đó có sự cố gắng nỗ lực của chính DATC và tiến độ phê duyệt các kiến nghị mà DATC đề xuất với Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, Ngành, địa phương liên quan, cùng với sự hợp tác từ các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp khách nợ.
75
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ Giao thông Vận tải, 2015. Quyết định số 1481/QĐ-BGTVT về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu vận tải biển đến năm 2020.
2. Bộ Tài chính, 2015. Thơng tư số 135/2015/TT-BTC ngày 31/8/2015 của Bộ Tài chính về việc Ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam.
3. Bộ Tài chính, 2016. Thơng tư số 134/TT-BTC ngày 08/9/2016 về quy chế
quản lý tài chính của Cơng ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam.
4. Chính phủ, 2016. Nghị định số 69/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ.
5. Chính phủ, 2020. Nghị định số 129/2020/NĐ-CP ngày 27/10/2020 về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam.
6. Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam, Báo cáo tài chính năm 2016, năm 2017, năm 2018, năm 2019, năm 2020.
7. Công ty cổ phần vận tải biển Vinaship, Báo cáo tài chính năm 2016, năm
2017, năm 2018, năm 2019, năm 2020.
8. Công ty TNHH MTV Vận tải Biển Đông, Báo cáo tài chính năm 2016, năm 2017, năm 2018, năm 2019, năm 2020.
9. Đào Duy Huân, 2013. Hiện trạng thị trường mua bán nợ ở Việt Nam và chính sách phát triển. Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 8(18), trang 21-26. 10. Đặng Phương Mai, 2016. Giải pháp tái cấu trúc tài chính các doanh
nghiệp trong ngành thép ở Việt nam. Luận án Tiến sĩ, Học viện Tài chính.
11. Hồ Sỹ Hùng, 2013. Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Thực trạng và vấn để. Diễn đàn: Phục hồi tăng trưởng và tái cơ cấu kinh tế: cơ hội và thách thức, trang 72-82. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, tháng 11 năm 2013.
76
12. Nguyễn Đăng Nam, 2014. Các giải pháp xử lý nợ phải trả trong quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. Đề tài khoa học cấp Học viện. Học viện Tài chính, Hà Nội.
13. Phạm Mạnh Thường, 2013. Hoàn thiện cơ chế tài chính trong xử lý nợ xấu ngân hàng thúc đẩy tái cấu trúc doanh nghiệp. Đề tài nghiên cứu khoa học. Bộ Tài chính, tháng 11 năm 2012.
14. Phạm Quỳnh Mai và Nguyễn Hữu Đại, 2016. Mô hình mua bán nợ xấu của Nigeria và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tạp chí Khoa học và công nghệ Lâm nghiệp, số 1-2016, trang 112-121.
15. Quốc hội, 2017. Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm
xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
16. Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Báo cáo tài chính năm 2016, năm 2017, năm 2018, năm 2019, năm 2020.
17. Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, 2018. Phương án cổ phần hóa cơng ty
mẹ - Tổng công ty hàng hải Việt Nam.
18. Vũ Hồng Loan, 2013. Xử lý nợ trong tái cơ cấu doanh nghiệp: Vấn đề và giải pháp. Diễn đàn: Phục hồi tăng trưởng và tái cơ cấu kinh tế: cơ hội và thách
thức, trang 42-47. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, tháng 11 năm
2013.
19. Vũ Thị Như Quỳnh, 2020. Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải
biển niêm yết ở Việt Nan. Luận án Tiến sĩ, Học viện Tài chính.
Tiếng Anh
20. Dziobek, 1998. Market-Based Policy Instruments for Systemic Bank Restructuring. IMF working paper, IMF/WP/98/113, 1998.
21. Lopez Lubian, 2014. The Executive Guide to Corporate Restructuring.
Palgrave MacMillan, July 2014.
77
Establishment of Asset Management Companies. IMF Policy Discussion Paper,
PDP/04/3, May 2004.
23. Stijn Claessens, S. Djankov và D. Klingebiel, 1999. Financial Restructuring in East Asia: Halfway there?. Financial Sector Discussion Paper No.3. The World Bank, September 1999.
24. Mark Stone, 2002. Coorporate sector Restructuring, The Role of Government in Times of Crisis. Economic Issues No.31, International Monetary
Fund, August 2002.
25. MA Drago Devic, 2018. The Financial Restructuring of a Company in Financial Distress. Master’s Thesis, Joip Juraj Strossmayer University of Osijek
(Faculty of Economics in Ọiek).
Nguồn internet
26. Phạm Mạnh Thường, 2019. Xử lý nợ xấu gắn với tái thiết doanh nghiệp góp phần củng cố an ninh tài chính, tăng trưởng kinh tế. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/xu-ly-no-xau-gan-voi-tai-thiet-
doanh-nghiep-gop-phan-cung-co-an-ninh-tai-chinh-tang-truong-kinh-te- 302058.html
27. Ngọc – Bình, 2019. Trao đổi kinh nghiệm trong cơng tác cổ phần hóa, tái cơ cấu doanh nghiệp. <http://cmsc.gov.vn/xem-chi-tiet/- /asset_publisher/WqvULR6gmpvh/Content/trao-oi-kinh-nghiem-trong-cong-tac- co-phan-hoa-va-tai-co-cau-doanh-nghiep?274252>
28. Tô Ngọc Hưng, 2012. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số quốc gia và
những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/fm/ddnhnn/nctd/nctd_chitiet?l eftWidth=20%25&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=CNTH WEBAP01162511396&rightWidth=0%25¢erWidth=80%25&_afrLoop=12 890331036776297#%40%3F_afrLoop%3D12890331036776297%26centerWidt
78 h%3D80%2525%26dDocName%3DCNTHWEBAP01162511396%26leftWidth %3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26show Header%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dsxsy7mltf_135 29. https://ndh.vn/ngan-hang/xu-ly-no-xau-ngan-hang-chung-khoan-hoa-no- xau-bang-cach-nao-1279407.html 30. https://baodautu.vn/lap-cho-da-duoc-nua-nam-no-xau-van-dong-bang-