Kinh nghiệm về tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp thơng qua hoạt động mua bán nợ

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp ngành vận tải biển thông qua hoạt động mua bán nợ tại công ty TNHH mua bán nợ việt nam (Trang 30 - 34)

động mua bán nợ của một số nƣớc trên thế giới và bài học rút ra cho Công ty mua bán nợ Việt Nam

1.4.1. Kinh nghiệm của các Công ty mua bán nợ trên thế giới

Kinh nghiệm của Trung Quốc

Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997, các doanh nghiệp ở Trung Quốc mà điển hình là các doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng khó khăn do cấu trúc tài chính kém lành mạnh. Nợ quá hạn tại các doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc có nguy cơ ngày càng tăng cao, gây ra gánh nặng không chỉ cho doanh nghiệp mà cịn cả cho Chính phủ. Cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp Trung Quốc thời kỳ này có đặc thù:

Thứ nhất, tỷ lệ nợ tại các doanh nghiệp nhà nước ở mức cao chiếm trên 60% trong tổng nguồn vốn. Theo thống kê, thời điểm năm 2000 có hơn 1/3 số doanh nghiệp nhà nước vừa và nhỏ có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản vượt 90%.

Thứ hai, kết cấu nợ không hợp lý, chủ yếu là nợ ngắn hạn các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Cuối năm 2000, tổng số nợ của các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc là 5.069,38 tỷ nhân dân tệ, trong đó nợ ngắn hạn chiếm 63,9% tổng nợ.

Năm 1999, Chính phủ Trung Quốc đã thành lập 04 công ty quản lý nợ (AMC-Asset Management Company). Các AMC đã mua lại các khoản nợ xấu giá trị 405 tỷ nhân dân tệ của 580 doanh nghiệp nhà nước quy mơ lớn. Sau đó các AMC tư vấn cho các doanh nghiệp về biện pháp cơ cấu lại nợ (như phát

23

hành thêm cổ phiếu, bảo lãnh phát hành trái phiếu, thực hiện việc sáp nhập hoặc tái cơ cấu tài chính) để doanh nghiệp chủ động lựa chọn và xây dựng. Nếu phương án khả thi, AMC sẽ hỗ trợ vốn để doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động kinh doanh tạo nguồn trả nợ. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không đưa ra được phương án phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, AMC tiến hành biện pháp để doanh nghiệp phá sản. Bên cạnh đó, các AMC của Trung Quốc cũng tạm thời chấp nhận khoản thu hồi 10% số nợ xấu, để tạo điều kiện phục hồi kinh doanh và tránh tình trạng doanh nghiệp đồng loạt bị phá sản. Với những biện pháp xử lý mạnh dạn và kiên quyết, Trung Quốc đã cơ bản giải quyết được tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn trong các doanh nghiệp nhà nước. Điều này góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính cũng như tạo tiền để nâng cao hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp.

Kinh nghiệm của Nigeria

Giai đoạn 2007-2008, Nigeria rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ xấu, những khoản nợ xấu của các tổ chức tín dụng tăng từ 0,4 nghìn tỷ naira lên 0,5 nghìn tỷ naira. Nguyên nhân là do nền kinh tế vĩ mô kém ổn định, quản trị doanh nghiệp yếu kém, thông tin thiếu minh bạch và đầy đủ, khuôn khổ pháp lý và quy định giám sát chưa hoàn thiện.

Để giải quyết cuộc khủng hoảng, Nigeria đã thành lập tập đoàn quản lý tài sản Nigeria (Asset Management Corporation of Nigeria - AMCON) nhằm tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng. Chiến lược của AMCON là mua các khoản nợ xấu của các ngân hàng yếu kém và tập trung tái cấu trúc 8 ngân hàng được giải cứu bởi ngân hàng trung ương Nigeria năm 2009. AMCON tiến hành phục hồi hoạt động của các ngân hàng qua 3 giai đoạn: (1) Mua nợ xấu từ các ngân hàng yếu kém, từ đó làm sạch bảng cân đối kế toán; (2) Tái cơ cấu vốn cho các ngân hàng được giải cứu để những ngân hàng này khơng cịn âm vốn chủ sở hữu; (3) Bán ngân hàng được giải cứu cho nhà đầu tư khác.

24

sản nhanh và mơ hình tái cấu trúc. Với mơ hình thanh lý tài sản nhanh, AMCON có thể tối đa giá trị thu hồi nợ xấu một cách nhanh nhất bằng việc bán các tài sản bảo đảm, tài sản thế chấp hoặc chứng khốn hóa các khoản nợ xấu để thu hút các nhà đầu tư. Với mơ hình tái cấu trúc, AMCON cấp vốn chủ sở hữu cho các ngân hàng các khả năng sinh lời, nắm giữ cổ phần, tham gia quản lý và tái cấu trúc bộ máy quản lý của các ngân hàng nhằm khơi phục hoạt động của doanh nghiệp đó.

Tháng 10/2011, AMCON đã mua lại 275 tỷ naira khoản nợ của 3 Tập đoàn lớn từ các ngân hàng Intercontiental, ngân hàng Access, ngân hàng First City Monument để ngăn chặn khả năng bất ổn của hệ thống ngân hàng quốc gia do các khoản vay này quá lớn, có thể dẫn đến rủi ro hệ thống đối với hệ thống ngân hàng. Ngồi ra, AMCON cũng mua 2,78 nghìn tỷ naira khoản nợ xấu từ 21 ngân hàng, chiếm 95% của tất cả các khoản nợ của hệ thống ngân hàng ở Nigeria. Bên cạnh đó, Ngân hàng trung ương Nigeria yêu cầu tất cả các ngân hàng được giải cứu phải huy động vốn đến mức tối thiểu theo quy định của pháp luật. Mặt khác, AMCON bơm thêm vốn cho các ngân hàng này để thu hút đầu tư. Cuối 2011, 5/8 ngân hàng đã đồng ý để được mua lại bởi nhà đầu tư, 3/8 ngân hàng không thể thu hút nhà đầu tư và không huy động đủ vốn bằng mức tối thiểu nên đã bị rút giấy phép hoạt động.

AMCON được xem là mơ hình xử lý nợ xấu thành công tại Nigeria, AMCON đã thu hồi được 57% các khoản nợ xấu trong 5 năm để giải cứu các ngân hàng của nền kinh tế lớn nhất Châu Phí khỏi sự sụp đổ. AMCON đã giúp cho tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng được cải thiện nhanh chóng, từ 15,7% vào năm 2010 – khi AMCON mới thành lập, xuống 5,3% vào năm 2011 và xuống 3,5% vào năm 2012.

1.4.2. Bài học rút ra cho Công ty mua bán nợ Việt Nam

Từ việc nghiên cứu quá trình tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp trên thế giới, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc tái cơ cấu hệ thống DN Việt Nam như sau:

25

Thứ nhất, các công ty mua bán nợ cần áp dụng linh hoạt phương thức xử lý

nợ cho doanh nghiệp khách nợ.

Thứ hai, xử lý nợ là vấn đề cốt lõi trong q trình tái cơ cấu tài chính DN. Thứ ba, tái cơ cấu tài chính các doanh nghiệp cần thực hiện đồng thời với

tái cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh và quản trị điều hành doanh nghiệp, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính.

Thứ tư, trong q trình tái cơ cấu doanh nghiệp, Chính phủ là chủ thể dẫn

dắt, chỉ đạo q trình tái cơ cấu các Tổng cơng ty, Tập đồn thơng qua việc ban hành các bộ luật, các hướng dẫn liên quan để đảm bảo việc xử lý nợ có hiệu quả.

26

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp ngành vận tải biển thông qua hoạt động mua bán nợ tại công ty TNHH mua bán nợ việt nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)