Đánh giá chung về tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp thơng qua hoạt động mua

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp ngành vận tải biển thông qua hoạt động mua bán nợ tại công ty TNHH mua bán nợ việt nam (Trang 67)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá chung về tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp thơng qua hoạt động mua

hoạt động mua bán nợ của DATC

3.3.1. Thành tựu đạt được

- Về quy mô các khoản nợ đƣợc mua bán: Với quy trình mua bán xử lý

nợ chặt chẽ cùng những giải pháp xử lý nợ, tái cơ cấu doanh nghiệp linh hoạt, giai đoạn 2016-2020, DATC đã xử lý khoảng 40.000 tỷ đồng nợ xấu của các tổ chức tín dụng trong và ngồi nước.

- Về số lƣợng doanh nghiệp đƣợc mua bán nợ và tái cơ cấu tài chính:

DATC đã giúp lành mạnh hóa tài chính cho gần 100 doanh nghiệp bằng các hình thức xóa nợ, giảm nợ, khoanh nợ, giãn thời gian trả nợ phù hợp với điều kiện thực tế hoạt động và tài chính của doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp có điều kiện phục hồi và phát triển vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Trong đó có các Tập đồn, Tổng Cơng ty như Tổng cơng ty Dâu Tằm Tơ Việt Nam, Tổng công ty hàng hải Việt Nam, Công ty cổ phần thực phẩm miền Bắc, Cơng ty cổ phần Tập đồn Haprosimex. Đặc biệt, một số doanh nghiệp sau khi được DATC tái cơ cấu đã được niêm yết trên sở giao dịch chứng khốn như: Cơng ty cổ phần Mía đường Sơn La (SLS), Công ty cổ phần đường KonTum (KTS), Công ty cổ phần Sadico Cần Thơ (SDG); Công ty cổ phần Procimex Việt Nam (PRO); Công ty cổ phần Vitaly (VTA).

60

- Doanh thu thu hồi nợ và lợi nhuận: Thông qua hoạt động mua bán nợ

gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp, DATC đã thu hồi được 10.000 tỷ đồng từ các doanh nghiệp khách nợ, lợi nhuận đạt 1.500 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 1.000 tỷ đồng.

- Kết quả khác: DATC đã giúp tái tạo việc làm cho hàng ngàn người lao

động của các doanh nghiệp, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội ở các địa phương. Đồng thời góp phần tích cực vào việc tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, cải thiện thanh khoản và nâng cao chất lượng của các tổ chức tín dụng.

Tại Việt Nam, trải qua gần 2 thập kỷ, chỉ có DATC đã và đang thực hiện thành cơng mơ hình tái cơ cấu doanh nghiệp thơng qua mua bán nợ xấu. DATC ngày càng thể hiện rõ vai trị là cơng cụ quan trọng của Chính phủ tham gia vào q trình tái cơ cấu, cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp nhà nước theo lộ trình của Chính phủ; trở thành “bà đỡ” cho nhiều doanh nghiệp thoát khỏi bờ vực phá sản hồi sinh trở lại. Với năng lực và kinh nghiệm của mình, DATC đã khẳng định vị thế và vai trò dẫn đầu trong lĩnh vực mua bán xử lý nợ và tái cơ cấu doanh nghiệp; trở thành chủ thể dẫn dắt, thu hút các các công ty mua bán nợ khác tham gia mua bán nợ và hình thành thị trường mua bán nợ. Đồng thời, thông qua các hoạt động của DATC cũng góp phần tạo nguồn hàng cho thị trường vốn, thị trường tài sản, thị trường chứng khoán và phát triển các định chế trung gian như dịch vụ tư vấn tài chính, mơi giới mua bán nợ, dịch vụ thu nợ...v.v.

3.3.2. ạn chế và nguyên nhân

- Quy mô xử lý nợ nhỏ so với quy mô nợ xấu trên thị trƣờng:

Theo thống kê của Ngân hàng nhà nước, tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42/20217/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của Tổ chức tín dụng, tổng nợ xấu của tồn hệ thống các tổ chức tín dụng đến 31/12/2021 là 412,7 nghìn tỷ đồng. Thực tế, trong giai đoạn 2016-2020, DATC mới chỉ mua nợ được khoảng 40 nghìn tỷ đồng, đạt 9,6% trên tổng nợ xấu tồn hệ thống tổ chức tín dụng.

61

- Số lƣợng doanh nghiệp đƣợc hỗ trợ cịn ít:

Mục tiêu ban đầu của Chính phủ, Bộ Tài chính khi thành lập DATC là hỗ trợ các tập đồn, tổng cơng ty, doanh nghiệp nhà nước lành mạnh hóa tình hình tài chính, giải quyết những vấn đề nội tại về tài chính, từ đó sắp xếp, tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Do đó, DATC mới chỉ tập trung vào hỗ trợ các tập đồn, tổng cơng ty, doanh nghiệp nhà nước, số lượng doanh nghiệp được hỗ trợ chưa thực sự nhiều.

- Biện pháp xử lý tài chính hạn chế:

Các doanh nghiệp DATC hỗ trợ tái cơ cấu phần lớn có tình trạng kinh doanh bết bát, mất khả năng thanh khoản, lâm vào tình trạng phá sản. Doanh nghiệp không thể dễ dàng vay vốn tại các tổ chức tín dụng do bị xếp hạng tín dụng thấp. Trong khi doanh nghiệp rất khát vốn để tái đầu tư và phục hồi hoạt động kinh doanh thì DATC chỉ có thể sử dụng các biện pháp kỹ thuật để giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp (như khoanh nợ, giãn nợ, giảm nợ, chuyển nợ thành vốn góp...) mà khơng thể bơm vốn trực tiếp cho doanh nghiệp, khiến cho quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp rơi vào vòng tròn luẩn quẩn, kéo dài thời gian thực hiện.

- Liên quan đến việc thu thập thông tin, hồ sơ khoản nợ

Trong quá trình tiếp cận và thu thập thông tin liên quan đến khoản nợ, khách nợ và chủ nợ; các thông tin liên quan đến ngành nghề, về đối thủ cạnh tranh, về khách hàng gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp này đều là doanh nghiệp chưa niêm yết, thông tin thu thập rời rạc, chỉ mang tính chất tham khảo, khó kiểm chứng, DATC cần rất nhiều thời gian để đánh giá, soát xét mới quyết định sử dụng thông tin trong phương án hay không?

Các thông tin DATC thu thập được từ chủ nợ chỉ là những thông tin cơ bản, chủ nợ cũng không chỉ ra hết những điểm yếu của khoản nợ và khách nợ nhằm mục đích tăng giá bán; về phía cơ quan quản lý Nhà nước, thơng tin chỉ mang tính chất hành chính, khơng đi sâu vào hoạt động của doanh nghiệp nên không hỗ trợ nhiều cho việc điều hành và quản trị doanh nghiệp.

62

Thông thường một khách nợ có thể có nhiều khoản nợ ở nhiều tổ chức tín dụng khác nhau, do đó việc liên hệ hết với các chủ nợ, thu thập thông tin mất rất nhiều thời gian; tiến độ xây dựng phương án của DATC bị ảnh hưởng rất lớn bởi tiến độ cung cấp thông tin của các bên.

- Chất lƣợng và tiến độ thẩm định phƣơng án

Hiện nay việc thẩm định phương án của DATC do bộ phận Pháp chế thực hiện và thường tập trung vào hình thức phương án. Để đi sâu về nội dung bộ phận Pháp chế cũng cần nhiều thời gian để xem xét do bộ phận này không trực tiếp thu thập hồ sơ, chưa nắm hết thông tin và bản chất nên việc đưa ra các ý kiến thẩm định chỉ mang tính nguyên tắc.

- Nguồn nhân lực chuyên mơn chất lƣợng cao

Hiện tại DATC có khoảng 260 nhân sự, trong đó trên 80% có bằng đại học và trên đại học; tuy nhiên năng lực chuyên môn của các cán bộ của DATC chưa thực sự đồng đều, lực lượng cán bộ chủ chốt có nhiều năm kinh nghiệm ít. Chủ yếu là cán bộ có trình độ chun mơn về tài chính, ngân hàng và quản trị kinh doanh; số lượng cán bộ có trình độ chun ngành luật ít nên mất nhiều thời gian rà soát các vấn đề liên quan đến pháp lý. Đối với những phương án lớn, có tính chất phức tạp, DATC thường thuê thêm các đơn vị tư vấn, thẩm định để tham khảo. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng đưa ra được những ý kiến theo đúng yêu cầu của DATC, đồng thời q trình trao đổi thơng tin của 2 bên có thể làm lộ những thông tin cần bảo mật liên quan đến khách nợ, có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của khách nợ.

3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế

3.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Một là, khung pháp lý chung về hoạt động mua bán nợ gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp còn thiếu

Khung pháp lý về hoạt động mua bán nợ bị chi phối bởi rất nhiều văn bản dưới luật của các Bộ, ngành, cơ quan ngang bộ ban hành do đó khơng có sự

63

thống nhất trong việc xử lý, xác định mức giá mua bán khoản nợ, gây ảnh hưởng đến việc xử lý nợ xấu nói chung và mua bán nợ nói riêng.

Hệ thống văn bản, quy phạm pháp luật hiện nay tập trung vào việc mua bán các khoản nợ xấu của các tổ chức tín dụng nhưng thiếu các chính sách hỗ trợ các khách nợ là doanh nghiệp tái cơ cấu, phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo nguồn trả nợ. Phần lớn các doanh nghiệp sau khi DATC tham gia tái cơ cấu không tiếp cận được nguồn vốn mới để sửa chữa lớn các dây chuyền đã dừng hoạt động từ lâu, khơng có vốn để đầu tư hệ thống máy móc thiết bị, công nghệ mới và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hai là, thị trƣờng mua bán nợ của Việt Nam còn quá nhỏ, ở mức sơ khai, chƣa thực sự thiện chí và hợp tác trong việc mua bán nợ

Thị trường mua bán nợ Việt Nam đã hình thành từ đầu những năm 2000 mà đại diện là các AMC trực thuộc các ngân hàng thương mại, tuy nhiên đây chỉ là những hoạt động của nội bộ ngân hàng nhằm điều chỉnh từ nợ nội bảng sang nợ ngoại bảng, chưa xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng. Chính phủ đã thành lập DATC từ năm 2003 để xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu trong nền kinh tế, nhưng đặc điểm của thị trường lúc này còn sơ khai và rất manh mún, thị trường lúc này có nhiều ng bán nhưng chỉ có một ng mua, giá mua bán nợ thường là giá chỉ định chưa mang tính chất thị trường.

Đến năm 2013, khi Ngân hàng nhà nước thành lập VAMC, các tổ chức tín dụng lại tích cực bán nợ cho VAMC theo chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước với mức giá sổ sách và hạn chế việc giao dịch với DATC do lo ngại các rủi ro pháp lý. Thực tế, hiện nay vẫn còn rất nhiều tổ chức tín dụng vẫn chưa hồn thiện cơ chế xử lý nợ xấu bằng hình thức bán nợ cho DATC, đặc biệt các ngân hàng chính sách và có NHTMCP nhà nước như VDB, Agirbank...

Phía các doanh nghiệp có khoản nợ xấu cũng lo ngại bị chi phối và mất quyền kiểm soát doanh nghiệp sau khi DATC tham gia tái cơ cấu nên thiếu hợp tác. Do khách nợ không hợp tác nên nhiều phương án mua bán xử lý nợ và tái cơ cấu doanh nghiệp của DATC bị "đổ bể”.

64

3.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Phạm vi hoạt động của DATC

Khi thành lập, mục tiêu của DATC là hỗ trợ các Tổng cơng ty, Tập đồn, doanh nghiệp nhà nước “làm sạch” các khoản nợ xấu, xử lý các tài sản tồn đọng để tiến tới cổ phần hóa. Tổ chức và hoạt động của DATC tập trung để hỗ trợ tái cơ cấu Tập đồn, Tổng cơng ty và doanh nghiệp nhà nước, do đó việc mở rộng sang các đối tượng doanh nghiệp khác chưa được chú trọng. Thực tế, thời gian qua số lượng doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác được DATC mua bán xử lý nợ xấu và tái cơ cấu chưa nhiều.

- Nguyên tắc hoạt động của DATC phải đảm bảo an toàn và phát triển vốn Nhà nƣớc

DATC được Chính phủ giao các nhiệm vụ liên quan đến xử lý nợ xấu, hỗ trợ các Tập đồn, Tổng cơng ty và doanh nghiệp nhà nước phục hồi sản xuất kinh doanh. Hoạt động mua bán xử lý nợ xấu bản chất là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro do các doanh nghiệp khách nợ đã bên bờ vực phá sản và phải đổ một lượng vốn mới rất lớn mới mau chóng phục hồi được hoạt động của doanh nghiệp, nhưng theo quy định DATC phải bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nước tại DATC, đồng thời tăng thu cho ngân sách, DATC không được “bơm vốn bằng tiền mặt” cho doanh nghiệp. DATC luôn phải đặt yếu tố thận trọng lên hàng đầu, do đó, quy mơ xử lý nợ xấu và tái cơ cấu tài chính cho doanh nghiệp của DATC còn khiêm tốn và chưa đáp ứng được yêu cầu của Chính phủ về xử lý xấu của hệ thống tổ chức tín dụng.

- Nguồn nhân lực

Ngành nghề hoạt động kinh doanh của DATC cịn khá mới lạ ở Việt Nam, chưa có cơ sở đào tạo nào ở Việt Nam đào tạo về lĩnh vực này mà chủ yếu là dựa trên việc tự nghiên cứu, kỹ năng và kinh nghiệm của cán bộ.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp DATC tham gia mua bán nợ, tái cơ cấu thuộc rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, mỗi ngành nghề lại có những

65

đặc thù riêng, DATC không thể tuyển dụng cán bộ am hiểu hết tất các các lĩnh vực nên việc cán bộ soát xét, đánh giá và đưa ra những nhận định có thể chưa sâu, chưa đạt đến mức độ yêu cầu. Đó là lý do DATC phải thuê thêm đơn vị tư vấn, thẩm định trong quá trình xây dựng và thực hiện phương án mua bán nợ và tái cơ cấu doanh nghiệp khách nợ.

Do hoạt động trong ngành nghề kinh doanh mới chưa có cơ sở đào tạo chuyên ngành nên DATC vừa làm, vừa nghiên cứu và vừa đào tạo trong nội bộ dẫn đến nguồn nhân lực chuyên môn bị giới hạn. Bên cạnh đó, năng lực cán bộ chưa đồng đều, nhất là khả năng xây dựng phương án tái cơ cấu doanh nghiệp cũng như tham gia quản trị doanh nghiệp sau tái cơ cấu vẫn còn phải vừa làm vừa đào tạo, nâng cao kỹ năng.

66

CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC TÁI CƠ CẤU TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ

TẠI CÔNG TY TNHH MUA BÁN NỢ VIỆT NAM

4.1. Phƣơng hƣớng và yêu cầu đặt ra cho hoạt động mua bán nợ

4.1.1. Phương hướng chung và phương hướng cụ thể

- Phƣơng hƣớng: Hành trình 18 năm làm “bà đỡ” cho các doanh nghiệp,

DATC ln hồn thành xuất sắc nhiệm vụ và vai trị của mình. Sự ra đời của Nghị định số 129/NĐ-CP ngày 27/10/2020 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ của DATC một lần nữa khẳng định vai trò & vị thế “cánh chim đầu đàn” của DATC, hướng tới định chế tài chính hàng đầu trong mua bán nợ, tái cơ cấu doanh nghiệp. Hỗ trợ Chính phủ xây dựng và phát triển thị trường mua bán nợ, tạo nguồn hàng cho thị trường vốn, thị trường tài sản và thị trường chứng khoán. Đồng thời, định hướng cho sự phát triển của một số định chế trung gian như dịch vụ tài chính, dịch vụ đòi nợ....

- Phƣơng hƣớng cụ thể: Phần lớn các tổ chức mua bán xử lý nợ doanh

Chính phủ thành lập tại các quốc gia khác sẽ giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ được giao. Còn ở Việt Nam, DATC vẫn được định hướng tiếp tục tồn tại, điều chỉnh lại cơ cấu hoạt động cho phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước. Định hướng cụ thể của DATC như sau:

Một là, tiếp tục là công cụ của Chính phủ trong cơng cuộc sắp xếp, tái cơ

cấu doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng, trên cơ sở đa dạng hóa các phương thức mua, xử lý nợ và tài sản; cơ cấu lại mơ hình tổ chức, hoạt động.

Hai là, phát huy vai trò là “người anh cả” của thị trường trong việc tạo

lập, phát triển thị trường mua bán nợ, tái cơ cấu doanh nghiệp tại Việt Nam. Bên cạnh đó, thơng qua Diễn đàn các công ty quản lý tài sản công quốc tế (IPAF) mà DATC là thành viên sáng lập, DATC sẽ chia sẻ về các quy định pháp lý, cách thức xử lý nợ tại Việt Nam cho các định chế tài chính nước ngồi, từ đó mở rộng

67

đối tượng tham gia hoạt động mua bán, xử lý nợ tại Việt Nam.

Ba là, mở rộng lĩnh vực kinh doanh theo hướng phát triển DATC trở

thành một tập đồn tài chính đa ngành, vừa duy trì, tích lũy chun mơn để sẵn sàng cùng Chính phủ ứng phó với khủng hoảng tài chính; vừa tận dụng chuỗi giá trị trong các hoạt động chính là xử lý nợ, tái cơ cấu doanh nghiệp, đầu tư, khai

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp ngành vận tải biển thông qua hoạt động mua bán nợ tại công ty TNHH mua bán nợ việt nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)