Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 38 - 42)

1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng tín dụng củangân hàng thương mại

1.3.2. Nhân tố chủ quan

(1) Chiến lược của ngân hàng

Đây là điều kiện tiên quyết để tăng trưởng tín dụng. Nếu trong kế hoạch phát triển mà ngân hàng thương mại khơng có những chiến lược phù hợp thì khách hàng có nhu cầu vay vốn cũng khơng có nhiều lựa chọn để được đáp ứng nhu cầu. Ngược lại, nếu chiến lược của ngân hàng là muốn phát triển hoạt động cấp tín dụng đối với mọi khách hàng thì họ sẽ đưa ra những chiến lược cụ thể dành cho từng phân khúc khách hàng để thu hút khách hàng, tạo điều kiện cho các khách hàng DNL tiếp cận nguồn vốn nhanh chóng, dễ dàng.

(2) Chính sách tín dụng của ngân hàng

Chính sách tín dụng là tổng thể các quy định của ngân hàng về hoạt động tín dụng nhằm đưa ra định hướng cụ thể bao gồm: chính sách khách hàng, quy mơ và giới hạn tín dụng, lãi suất và phí, thời hạn, tài sản đảm bảo, chính sách đối với tài sản có vấn đề. Chính sách tín dụng như là tài liệu hướng dẫn cán bộ ngân hàng thực hiện theo một tính thống nhất trong hoạt động ngân hàng. Căn cứ vào nhu cầu tín dụng của khách hàng và khả năng sinh lời, ngân hàng sẽ đưa ra chính sách tín dụng phù hợp để đảm bảo sự phát triển và tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn vay, giúp ngân hàng hạn chế rủi ro tác nghiệp.

(3) Chất lượng thơng tin

Chất lượng thơng tin có tác động trực tiếp đến tính chính xác của những quyết định tín dụng đưa ra. Cơ sở dữ liệu khơng đầy đủ và thiếu tính minh bạch và mơi trường kinh doanh của khách hàng có thể đưa ngân hàng đến những quyết định sai lầm, tín dụng có thể được cấp cho những khách hàng có khả năng trả nợ kém, chậm phát hiện rủi ro, biện pháp xử lý không phù hợp với nguyên nhân gây ra rủi ro.

Ngồi ra, các ngân hàng thương mại cần phải tích cực trao đổi thơng tin về khách hàng vay lẫn nhau. Một khách hàng/doanh nghiệp có thể thực hiện vay tại nhiều ngân hàng, nếu thiếu trao đổi thơng tin, nhiều ngân hàng có thể cùng cho vay một khách hàng mà không được thường xuyên cập nhật thông tin, hoặc phải gia tăng chi phí để có cùng một thơng tin. Nhưng khi rủi ro xảy ra, tổn thất có thể đến với bất kỳ ngân hàng nào.

(4) Chất lượng nhân sự

Yếu tố này có ảnh hưởng khơng nhỏ tới sự thúc đẩy dư nợ của ngân hàng thương mại. Với những đặc điểm phức tạp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng thuộc lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, địi hỏi cán bộ tín dụng phải có hiểu biết về ngành, có khả năng đánh giá về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như thẩm định tính hiệu quả và tính khả thi của dự án, đánh giá dòng tiền, tiến độ kinh doanh sản xuất,… Nắm được điều này sẽ giúp ngân hàng hạn chế và kiểm soát rủi ro. Thêm nữa, cán bộ tín dụng phải có đạo đức nghề nghiệp, để khơng vì lợi ích cá nhân gây ảnh hưởng đến lợi ích của ngân hàng, do không tuân thủ việc thẩm định và giám sát khách hàng.

(5) Cơng tác kiểm tra, kiếm sốt sau vay

Do hoạt động của mỡi khách hàng có những đặc điểm riêng nên cơng tác kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay đối với phân khúc khách hàng DNL cần được kiểm soát kĩ để đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích và tiến độ thi cơng.

(6) Chính sách giá của ngân hàng

Chính sách giá của ngân hàng liên quan đến lãi suất cho vay và các loại phí. Đây cũng công cụ để cácngân hàng thương mại có thể cạnh tranh với nhau, một chính sách giá phù hợp sẽ giúp cho ngân hàng giữ chân được khách hàng đồng thời mở rộng khách hàng mới, tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

1.3.3. Tín dụng phân khúc khách hàng DNL

Tín dụng phân khúc khách hàng DNL chính là hoạt động tín dụng tập trung vào một phân khúc khách hàng cụ thể trong thị trường khách hàng đa dạng của ngân hàng, nói cách khác, tín dụng khách hàng DNL là một phần của hoạt động tín dụng ngân hàng do đó tín dụng khách hàng DNL vẫn mang đầy đủ những đặc điểm của hoạt động tín dụng nói chung, cũng chịu tác động bởi những nhân tố như khách hàng, sự cạnh tranh, môi trường pháp lý, chiến lược và chính sách của ngân hàng, chất lượng thông tin, chất lượng nhân sự, cơng tác kiểm sốt sau cho vay..., tăng trưởng tín dụng khách hàng DNL cũng được đánh giá dựa trên nhưng chỉ tiêu như Số lượng khách hàng, Dư nợ cho vay, Tỷ trọng dư nợ cho vay, Doanh số cho vay,

Doanh số thu nợ, Cơ cấu dư nợ, Thu nhập từ hoạt động cho vay, Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu...

Bên cạnh đó, bản thân DNL có những điểm khác biệt so với các DN SME nên tín dụng DNL cũng như những sản phẩm – dịch vụ ngân hàng dành cho phân khúc khách hàng DNL cũng có những nét riêng cần được chú trọng, nghiên cứu và khai thác để có thể đáp ứng nhu cầu cao và đa dạng của các DNL.

Đặc biệt, trong 2 năm 2020 và 2021 các biến chủng của virus Corona đã khiến nhiều quốc gia phải liên tục thực hiện giãn cách và hạn chế các hoạt động kinh tế - xã hội, điều này đã khiến các nền kinh tế trên khắp thế giới tiếp tục gặp nhiều trở ngại, trong đó có Việt Nam. Đại dịch đã làm gián đoạn nguồn lao động, giảm sản lượng công nghiệp và gây đứt gãy chuỗi giá trị nông nghiệp, làm suy yếu tiêu dùng và đầu tư... Bản thân mỗi DN cũng chịu nhiều hậu quả ở các mức độ khác nhau như sụt giảm doanh thu, lợi nhuận âm, nguyên liệu đầu vào khan hiếm, thiếu hụt lao động, chi phí vận tải tăng cao... Bên cạnh đó, giãn cách xã hội cũng đã khiến cách thức làm việc và tương tác trong nội bộ DN có nhiều thay đổi, làm thay đổi tư duy của các cấp lãnh đạo DN, từ đó tác động đến chiến lược và kế hoạch kinh doanh cũng như nhu cầu của DN nói chung và nhu cầu của DN đối với các sản phẩm – dịch vụ ngân hàng nói riêng.

Q trình phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của DN nói chung trong điều kiện "bình thường mới" chắc chắn sẽ mất nhiều nguồn lực. Do đó, tín dụng ngân hàng nói chung và tín dụng phân khúc khách hàng DNL nói riêng cần có những điều chỉnh phù hợp để vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của các DNL vừa tạo được hiệu ứng hỗ trợ DNL trước những khó khăn của đại dịch Covid-19.

Kết luận chƣơng 1

Tăng trưởng tín dụng là một nội dung được các ngân hàng thương mại rất quan tâm. Trong đó, tín dụng phân khúc khách hàng DNL nói riêng có vị trí và vai trị quan trọng góp phần nâng cao giá trị của ngân hàng ở nhiều khía cạnh, bao gồm: uy tín và vị thế của ngân hàng trên thị trường, sự đa dạng trong danh mục sản phẩm – dịch vụ của ngân hàng, lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng, mức tộ tăng trưởng về quy mô dư nợ, nguồn vốn lẫn phí dịch vụ...Tùy từng ngân hàng sẽ có định hướng, chính sách và ưu đãi riêng dành nhằm thu hút các khách hàng DNL.

Nội dung chương 1 đã khái quát những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến phân khúc khách hàng, những đặc trưng của DNL, hoạt động cho vay và dư nợ cho vay, tăng trưởng tín dụng, trong đó nhấn mạnh các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại, đồng thời đưa ra những khó khăn và biến đổi mà các DN nói chung và DNL nói riêng đã và đang trải qua trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Đây là những nội dung quan trọng, cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài này.

Một phần của tài liệu Tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 38 - 42)