Chỉ tiêu đánh giá khả năng tăng trưởng tín dụng củaNgân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 32 - 36)

1.2. Tín dụng và tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng thương mại

1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá khả năng tăng trưởng tín dụng củaNgân hàng thương mạ

 Số lượng khách hàng và tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng.

Số lượng khách hàng là tổng số khách hàng thực hiện giao dịch với Ngân hàng. Chỉ tiêu này cho biết số lượng khách hàng tăng hay giảm qua các năm. Thông qua đó Ngân hàng đánh giá được việc mở rộng quy mô và phân khúc khách hàng. Số lượt khách hàng là số lần mỗi khách đến giao dịch với Ngân hàng trong một năm. Khi số lượt khách này tăng lên thì nó thể hiện sự tin tưởng của khách hàng đối với Ngân hàng và hoạt động cho vay khách hàng DNL của Ngân hàng được mở rộng. Để thúc đẩy dư nợ khách hàng DNL, Ngân hàng phải tìm biện pháp làm gia tăng chỉ tiêu này. Tuy nhiên để thực hiện được mục đích đó, Ngân hàng phải xhọc viên xét và phân tích được những nhân tố có tác động tích cực cũng như những nhân tố có tác động tiêu cực đến hoạt động cho vay khách hàng DNL.

 Dư nợ cho vay và tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay.

Khi xét chỉ tiêu này cần xét cả về số tuyệt đối và tương đối. Sự tăng lên của dư nợ cho vay về số tuyệt đối mới chỉ đánh giá sự phát triển về chiều rộng, vì vậy để đánh giá được chính xác cần xhọc viên xét chỉ tiêu này về số tương đối tức là xhọc viên dư nợ cho vay trên tổng dư nợ của Ngân hàng chiếm tỷ trọng là bao nhiêu. Đây là chỉ tiêu phản ánh số vốn Ngân hàng sử dụng vào hoạt động cho vay là bao nhiêu, do đó nó cho ta thấy được sự phát triển của hoạt động cho vay so với các hoạt động khác của Ngân hàng.

Tốc độ tăng trưởng

=

Dư nợ cho vay kỳ này - Dư nợ cho vay kỳ trước

x 100% Dư nợ cho vay kỳ trước

Nếu tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay tăng sẽ tạo điều kiện để Ngân hàng tăng thu nhập.

 Tỷ trọng dư nợ cho vay

Tỷ trọng dư nợ ngày càng cao chứng tỏ Ngân hàng đang ngày càng quan tâm đến thúc đẩy dư nợ khách hàng DNL khiến hoạt động này phát triển ngày càng mạnh mẽ và đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng.

Tỷ trọng dư nợ =

Dư nợ cho vay phân khúc

KH cụ thể x 100%

Tổng dư nợ cho vay

Nếu dư nợ tăng trưởng nhiều hơn tổng dư nợ cho vay, thể hiện Ngân hàng chú trọng chính sách thúc đẩy dư nợ. Nếu dư nợ cho cho vay khơng tăng thậm chí cịn giảm, nhưng mức giảm của tổng dư nợ cho vay lại nhiều hơn, trường hợp này nghĩa là trong tình trạng thu hẹp cho vay chung của Ngân hàng thì cho vay vẫn duy trì ở mức khá cao.

 Doanh số cho vay và tốc độ tăng trương doanh số cho vay.

Là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số tiền Ngân hàng cho khách hàng vay trong một khoản thời gian nhất định, thường là một năm bao gồm nợ đã thu được và chưa thu được. Từ đó, nếu biết được doanh số cho vay của nhiều kỳ ta sẽ thấy được phần nào xu hướng của hoạt động cho vay này cũng như khả năng mở rộng quy mô cho vay của Ngân hàng.

Chênh lệch qua các năm của doanh số cho vay được thể hiện về mặt tuyệt đội và tường đối giữa năm này so với năm trước. Chênh lệch tuyệt đối thể hiện quy mô tăng trưởng. Chênh lệch tương đối thể hiện tốc độ tăng trưởng. Như vậy nếu doanh số tăng trưởng với quy mô lớn và tốc độ tăng nhanh sẽ thấy được phần nào xu thể thúc đẩy dư nợ của Ngân hàng.

Chênh lệch

tuyệt đối =

Doanh số cho vay năm

n -

Doanh số cho vay năm n-1

Chênh lệch tương đối =

Doanh số cho vay

năm n -

Doanh số cho vay

năm n -1 x 100%

 Doanh số thu nợ cho vay

Là chỉ tiêu phản ánh tổng số tiền mà Ngân hàng thu hồi được từ các khoản vay của khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình khi đáo hạn trong một khoản thời gian nhất định, thường là một năm. Qua đó ta biết được Ngân hàng kinh doanh có hiệu quả hay khơng, các khoản vay có an tồn khơng, khách hàng có sử dụng vốn hiệu quả và đúng mục đích khơng.

Biết được doanh số thu nợ cho vay của nhiều kỳ ta thấy được phần nào chất lượng hoạt động hay hoạt động thúc đẩy dư nợ của Ngân hàng.

 Cơ cấu dư nợ cho vay

Cơ cấu dư nợ = Dư nợ cho vay loại i

x 100% Tổng dư nợ cho vay loại i

Trong đó i xét theo tiêu thức loại tiền, thời hạn, mục đích, lĩnh vực, hình thức bảo đảm của các khoản vay.

Đây là một chỉ tiêu định lượng, xác định cơ cấu cho vay (phân theo tiêu chí mục đích vay vốn) so với tổng dư nợ của Ngân hàng. Các sản phẩm – dịch vụ “bán” được đều quy về giá trị bằng tiền. Do đó, dư nợ cho vay khác hàng cá nhân, tổng dư nợ đều là các giá trị biểu hiện bằng tiền. Tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng càng phát triển, và có thể xhọc viên cho vay là hoạt động chủ chốt trong hoạt động tín dụng nói chung của Ngân hàng. Tỷ lệ càng thấp thì chứng tỏ nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng có thể chưa phát triển, chưa được chú trọng hay có những biện pháp phát triển phù hợp, hoặc đây không phải là nghiệp vụ chủ chốt của Ngân hàng. Khi đó Ngân hàng cần đặt ra những câu hỏi: định hướng phát triển hoạt động cho vay của Ngân hàng cụ thể như thế nào; sản phẩm cho vay này đã phù hợp với nhu cầu của thị trường chưa; lợi thế cạnh tranh của Ngân hàng đã được khai thác hết và đúng chưa. Bên cạnh đó, có thể so sánh chỉ tiêu này giữa các năm với nhkoau để đưa ra nhận định về nghiệp vụ cho vay tiêu dùng qua các năm. Nếu tỷ lệ này không thay đổi, dư nợ ngắn hạn và tổng dư nợ đều tăng thì hoạt động cho vay của Ngân hàng là ổn định. Nếu tỷ lệ này giảm mà tổng dư nợ không thay đổi chứng tỏ hoạt động này đang có xu hướng giảm. Nếu tỷ lệ này tăng trong

khi tổng dư nợ tăng chứng tỏ hoạt động này đang phát triển rất tốt... Nhiều khả năng khác có thể xảy ra. Song, dựa vào đây, nhà lãnh đạo Ngân hàng sẽ đánh giá được tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng.

 Thu nhập và tỷ trọng thu nhập do hoạt động cho vay

Suy cho cùng thì lợi nhuận mục đích lớn nhất mà các Ngân hàng hướng tới. Nếu các chỉ tiêu trên có tăng nhưng lợi nhuận do hoạt động cho vay khơng tăng thì hoạt động cho vay chưa thực sự phát triển. Đây là chỉ tiêu để đánh giá hoạt động cho vay có phát triển về chiều sâu hay không. Khi xhọc viên xét chỉ tiêu này không chỉ xhọc viên xét đến số tuyệt đối mà còn cần phải xhọc viên xét đến số tương đối. Đặc biệt cần phải đánh giá xhọc viên lợi nhuận do hoạt động cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm lợi nhuận của cả Ngân hàng và phải theo dõi qua các năm xhọc viên con số này có tăng lên hay khơng.

Tỷ lệ thu nhập lãi = Thu nhập lãi x 100%

Tổng thu nhập lãi cho vay

 Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu cho vay

 Nợ quá hạn:

Nợ quá hạn là khoản nợ mà người đi vay (có thể cá nhân hoặc doanh nghiệp) khơng thể trả cả gốc và lãi vào ngày đến hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Khách hàng nếu rơi vào nhóm nợ quá hạn (theo phân loại trên CIC) sẽ gặp khó khăn khi vay nợ ở Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác.

Tỷ lệ NQH = Nợ quá hạn x 100%

Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này được xác định là: tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ cho vay. Một Ngân hàng thường không tránh khỏi việc gặp rủi ro nợ q hạn, có thể do tình hình tài chính khơng lành mạnh của khách hành dẫn đến việc trả nợ không đầy đủ hoặc không đúng hạn, hay do khách hành cố tình khơng thanh tốn khi đến hạn. Do đó, hoạt động cho vay của Ngân hàng được coi là mở rộng và hiệu quả khi có tỷ lệ nợ quá hạn nằm trong giới hạn cho phép và phải thấp hơn kì trước.

Văn bản hợp nhất 22/VBHN-NHNN 2014 qui định “Nợ xấu” là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ vào khoản 2% - 5% là chấp nhận được.

Nợ xấu hay nợ khó địi là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản.

Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu x 100%

Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu cho vay trên tổng dư nợ cho vay khách hàng DNL phản ánh tỷ trọng của nợ xấu trong tổng dự nợ cho vay của Ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao càng phản ánh những rủi ro trong cho vay. Có nhiều biện pháp để giải quyết nợ xấu tủy vào tình hình thực tế của khách hàng mà Ngân hàng có thể đưa ra những biện pháp khác nhau từ gia hạn nợ đến phát mại tài sản bảo đảm.

Qua những tiêu chí đánh giá khả năng tăng trưởng tín dụng như trên, có thể thấy rằng dù chiến lược, chính sách và cách thức triển khai thực hiện của mỗi ngân hàng là khác nhau nhưng đều hướng đến các mục tiêu chung như: tăng số lượng khách hàng, tăng doanh số giải ngân, tăng dư nợ cho vay, hạn chế nợ kém chất lượng… Bên cạnh đó, tùy theo từng phân khúc khách hàng mà ngân hàng cần có những nghiên cứu, phân tích phù hợp để có thể hiểu những đặc trưng và nhu cầu chuyên biệt của khách hàng, qua đó có những mục tiêu cụ thể và khả thi cho từng phân khúc.

Một phần của tài liệu Tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)