d) Các Công ty liên kết của Tổng công ty gồm:
2.3.3 Những bất cập về vai trò của Cơ quan đại diện Chủ sở hữu tham gia quản trị công ty tại VMSS
gia quản trị công ty tại VMSS
Cổ đông là chủ sở hữu của một công ty. Như vậy, hành vi của các cổ đơng tích hợp chặt chẽ với sự thành công của công ty. Mặc dù các cổ đông không thể đưa ra quyết định trực tiếp về những công việc hàng ngày của cơng ty nhưng họ có thể quyết định tiếng nói chung cho tồn cơng ty. T
uy nhiên thực tế tại VMSS cho thấy HđQT là tập trung quyền lực nhưng vai trò chưa tương xứng. Chức năng và quyền hạn của HđQT theo LDN là tập trung vào các vấn đề chiến lược và định hướng chiến lược, vốn và cơ cấu vốn, nhân sự chủ chốt, giám sát quản lý điều hành và đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, trong thực tế cũng tồn tại một số HđQT khơng thực hiện đúng chức năng quyền lực của mình, bỏ bê nhiệm vụ được giao phó, ln ln chấp nhận mọi quyết định của Ban điều hành mà không cần xem xét đến các kết quả của những quyết định này. Hoặc, HđQT muốn thực hiện đúng chức năng và quyền hạn nhưng hiệu lực kém do bị chi phối nhiều yếu tố khác. Số lượng thành viên HđQT ở nước ta phụ thuộc nhiều vào quy mơ của cơng ty, trung bình khoảng năm người. đại đa số thành viên HđQT trực tiếp làm việc tại công ty và đồng thời kiêm nhiệm một hoặc nhiều chức danh quản lý tại cơng ty. Do đó, trong phần lớn các trường
hợp, Chủ tịch HđQT kiêm cả Gđ, TGđ. Thành viên HđQT ở các CTCP thường là thành viên có tỷ lệ lớn về sở hữu cổ phần trong cơng ty. Như vậy, có thể nói, đa số thành viên HđQT ở nước ta là các cổ đông lớn, hoặc đại diện các cổ đông lớn; và người “lớn nhất” trong số họ thường kiêm luôn chức TGđ điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày tại công ty.
Hiện tượng vi phạm quyền và nghĩa vụ của cổ đông lớn là khá phổ biến với các hình thức đa dạng, khó nhận biết một cách trực tiếp. Xu hướng chạy theo lợi ích trước mắt mà quên đi, thậm chí đánh đổi lợi ích lâu dài của cơng ty và của chính các cổ đơng là khá rõ nét tại VMSS
Những vi phạm thường thấy trên thực tế bao gồm: Một là, cổ đông lớn (đặc biệt là cổ đông nhà nước) lạm dụng quyền và thực thi quyền của mình chưa đúng với quy định của pháp luật như: trực tiếp bổ nhiệm đại diện của mình làm thành viên HđQT, trực tiếp quyết định tăng vốn điều lệ hoặc điều chuyển, sử dụng tài sản của cơng ty phục vụ cho lợi ích riêng của mình hoặc cho cơng ty con khác, hoặc đã sử dụng vị thế là cổ đơng đa số để biểu quyết dành cho mình quyền mua nhiều hơn với giá trị ưu đãi khi công ty phát hành thêm cổ phần mới v.v… Hai là, rất nhiều trường hợp cổ đơng sáng lập khơng góp đủ và đúng số cổ phần đã đăng ký mua.
Ngồi ra, có sự nhầm lẫn phổ biến (hoặc vơ tình hoặc cố ý) về vốn điều lệ. Vốn điều lệ là giá trị danh nghĩa (hay mệnh giá) của tổng số cổ phần được quyền phát hành của công ty (như là một pháp nhân) và đây cũng là một trong những nội dung đăng ký kinh doanh của công ty. Tuy vậy, trên thực tế ở một số lớn CTCP hiện nay ở nước ta, vốn điều lệ khai báo và đăng ký là giá trị danh nghĩa của tất cả số cổ phần đã bán và số cổ phần được quyền chào bán. Những vi phạm này đã tạo ra ba hệ quả không tốt đối với công ty, cổ đông của cơng ty và các bên có liên quan. Trước hết, nó tạo ra một sự nhầm lẫn về sở hữu và cơ cấu sở hữu theo cổ phần đã góp và cơ cấu sở hữu theo số cổ phần đã đăng ký góp. Và đó là ngun nhân của khơng ít tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ cổ đông của công ty. Kế đến, về bản chất có thể coi số cổ phần đã đăng ký nhưng chưa góp tiền là số cổ phần mà cổ đông đặt mua chịu (theo mệnh giá hay với giá bằng giá trị danh
nghĩa) của cơng ty. Hay nói cách khác, cơng ty bán chịu số cổ phần đó cho cổ đơng theo mệnh giá của cổ phần. Bằng cách đó, cơng ty đã mất đi cơ hội huy động vốn cổ phần để phát triển; bởi vì, nếu giá cổ phần tăng lên, tất cả thặng dư vốn có được thuộc về sở hữu của cổ đông chứ không phải của cơng ty; thậm chí cơng ty cịn có thể khơng thu được số vốn bằng giá trị danh nghĩa của cổ phần đó. điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của cơng ty và cả lợi ích lâu dài của cổ đơng.
Cuối cùng là có thể gây nhầm lẫn và dẫn tới việc lừa dối làm hại đến lợi ích của bên thứ ba ít nhất trên hai điểm sau: điểm thứ nhất là vốn điều lệ thực tế, đúng nghĩa và hợp pháp có thể thấp hơn nhiều so với vốn điều lệ đăng ký; điều này có thể gây nhầm lẫn đối với chủ nợ và các bên có quan tâm tìm hiểu về cơng ty; qua đó, có thể thiết lập giao dịch với công ty dựa trên thơng tin khơng chính xác. điểm thứ hai là, cổ đơng hiện hữu chuyển nhượng “cổ phần” của mình cho người khác có thể chỉ là chuyển nhượng “quyền mua” cổ phần. Hay nói cách khác, người nhận chuyển nhượng cổ phần có thể hiểu nhầm, coi “quyền mua” cổ phần là cổ phần và đã trả giá chuyển nhượng cho quyền mua ngang bằng với trị giá cùa cổ phần. Tất cả những điều nói trên là vi phạm quy định của LDN về việc yêu cầu cổ đơng phải thanh tốn đủ số cổ phần đăng ký mua và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác của cơng ty trong phạm vi giá trị số cổ phần đã thanh toán.
Ba là, quyền ưu tiên mua trước bị vi phạm hoặc lạm dụng và nó thường biểu hiện dưới một số hình thức sau:
- Cổ đơng đa số với vị thế chi phối của mình tại đHđCđ đã bỏ phiếu ra nghị quyết phát hành thêm cổ phần mới theo phương thức phát hành nội bộ và dành cho mình quyền được mua nhiều hơn so với các cổ đông khác.
- Phát hành dưới hình thức “ưu tiên cho người lao động”. Trong các công ty cổ phần dược chuyển đổi từ DNNN thì phần lớn, thậm chí tất cả các cổ đông đều là người lao động. đHđCđ biểu quyết ưu tiên cho người lao động mua cổ phần cũng chính là ưu tiên cho mình, nhưng với tỷ lệ khác so với tỷ lệ sở hữu. Lúc này, những cổ đông đã làm việc lâu năm và thường là thành viên HđQT và những
người quản lý khác được hưởng lợi nhiều hơn so với các cổ đơng là người lao động khác
- Hình thức lạm dụng cái gọi là cổ đông chiến lược. Cụ thể là, các cổ đông lớn trong cơng ty tự coi mình là cổ đơng chiến lược. Với vị thế lớn là cổ đông đa số và với danh nghĩa là cổ đơng chiến lược, cổ đơng này đã hợp pháp hóa nghị quyết đHđCđ dành quyền ưu tiên mua cổ phần mới phát hành của công ty với tỷ lệ cao hơn và với mức giá thấp hơn nhiều so với các cổ đơng bình thường khác. Những hiện tượng này đã vi phạm ngun tắc đối xử bình đẳng giữa cac cổ đơng cùng loại, là hành vi tước đoạt một phần giá trị tài sản của các cổ đơng nhỏ, và cũng có thể coi là một hình thức tham ơ giá trị tài sản của công ty.
Chương 3