Xây dựng hệ thống thơng tin và thực hiện cơng khai hóa, minh bạch hóa thơng tin về doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu Quản trị công ty tại tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền nam (Trang 60 - 64)

d) Các Công ty liên kết của Tổng công ty gồm:

3.2.6. Xây dựng hệ thống thơng tin và thực hiện cơng khai hóa, minh bạch hóa thơng tin về doanh nghiệp nhà nước

bạch hóa thơng tin về doanh nghiệp nhà nước

Triển khai sớm việc xây dựng hệ thống thông tin thống nhất, đồng bộ, đầy đủ, đáng tin cậy làm cơ sở cho việc quản lý DN. Thông tin về DN bao gồm: danh sách, số lượng DN; ngành nghề kinh doanh chính; vốn nhà nước; vốn đầu tư; kết quả và hiệu quả kinh doanh; …

Thực hiện cơng khai hóa và minh bạch hóa thơng tin đối các TĐKT, TCT nhà nước theo chuẩn mực đang áp dụng cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sớm triển khai việc tiến hành lập và cơng bố báo cáo tài chính hợp nhất hàng năm về hoạt động đầu tư của CSH nhà nước; thực hiện đúng và đầy đủ quy định về quyền, trách nhiệm của Chính phủ trong việc “Báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp của năm trước trong phạm vi toàn quốc” tại khoản 9 Điều 40 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

- Ứng dụng công nghệ thông tin 4.0 trong giám sát, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của các DN.

Đây là giải pháp quan trọng và đòi hỏi cấp thiết đối để thực hiện chức năng quản lý của CSH nhà nước đối với các DN, nhất là đối với CMSC trong giai đoạn hiện nay. CMSC đang trong giai đoạn kiện tồn, lực lượng cơng chức chun trách còn mỏng, hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin khơng chỉ đáp ứng được nhu cầu mang tính thời điểm cần kiểm sốt mà cịn tạo ra một kết quả minh bạch, khách quan. Trên tinh thần đó, CMSC cần sớm triển khai áp dụng bộ chỉ số và phần mềm ứng dụng trong quản trị các DN. Như vậy sẽ rút ngắn được nhiều cơng đoạn, thủ tục hành chính và điều quan trọng nhất là tạo sự minh bạch, góp phần lành mạnh hóa các hoạt động tài chính, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Một số ưu điểm của bộ chỉ số giám sát, đánh giá hiệu quả DN và phần mềm ứng dụng bộ chỉ số này:

+ Giúp CMSC cập nhật tình hình hoạt động của DN thường xuyên, liên tục, qua đó sẽ góp phần quan trọng tự động hóa truyền nhận số liệu và công tác báo cáo của DN cũng như của CMSC, đảm bảo tiết kiệm chi phí, thời gian và tăng tính chính xác của thơng tin, số liệu.

+ Giúp CMSC đánh giá DN toàn diện và cụ thể hơn. Thơng thường khi đánh giá tình hình tài chính của một DN chỉ dừng lại ở các chỉ số ROA, ROE…, thì điểm khác biệt lớn nhất của bộ chỉ số này là đưa ra 36 chỉ số giám sát, đánh giá

hoạt động của DN. Ví dụ về chỉ số kinh doanh và tài chính, bộ chỉ số sẽ đưa ra các chỉ số chính và chỉ số thành phần. Để đó lường chỉ số kinh doanh có 2 chỉ số là: vịng quay kinh doanh và hiệu quả kinh doanh. Trong chỉ số vịng quay kinh doanh có 4 chỉ số thành phần (vịng quay tồn kho, vòng quay khoản phải thu, vòng quay khoản phải trả, vòng quay tài sản) nhằm đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của DN, cho biết hiệu quả của DN trong việc quản lý hàng tồn kho cũng như đánh giá thanh khoản hàng tồn kho…

+ Bên cạnh các chỉ số kinh doanh và tài chính, bộ tiêu chí cũng đưa ra các chỉ số chung về quản trị áp dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng theo nguyên tắc quản trị của OECD.

KẾT LUẬN

Việc nâng cao hiệu quả quản trị công ty đem lại cho công ty rất nhiều lợi ích khác nhau.

Lợi ích đầu tiên là làm tăng khả năng tiếp cận thị trường vốn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sau một thời gian tăng trưởng cao, nhu cầu cần thêm vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh là rất lớn. Họ có thể huy động vốn bằng nhiều cách, chẳng hạn như vay vốn từ ngân hàng hoặc gọi vốn góp từ các cổ đơng hiện hữu, ... Một doanh nghiệp sở hữu một hệ thống quản trị doanh nghiệp hiệu quả sẽ dễ dàng thu hút các nhà đầu tư góp vốn hơn. Trong khi Việt Nam hiện nay chưa có một hệ thống xếp hạng tín dụng (credit rating) hồn chỉnh cho các nhà đầu tư tham khảo, các nhà đầu tư sẽ đánh giá rất cao những doanh nghiệp sở hữu một hệ thống quản trị doanh nghiệp hiệu quả. Lợi ích thứ hai là nâng cao tính minh bạch trong quản lý và điều hành doanh nghiệp. Mọi hoạt động của ban giám đốc đều chịu sự giám sát và đôn đốc từ HđQT thông qua một bộ phận kiểm tốn độc lập (cịn gọi là ban kiểm sốt). Có minh bạch mới tạo ra sự tin tưởng cho cổ đông, nhà đầu tư, nhân viên và là động cơ thúc đẩy nhân viên làm việc và cống hiến cho doanh nghiệp. Lợi ích thứ ba là giúp doanh nghiệp ngăn ngừa và phát hiện những gian lận tài chính và các hành vi tham nhũng. Có như thế, báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp mới phản ánh trung thực, khách quan và làm cơ sở cho các đối tượng có liên quan (cổ đơng, ngân hàng, quỹ đầu tư, nhà cung cấp, cơ quan quản lý nhà nước…) đánh giá đúng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Lợi ích cuối cùng là giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp. Xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro giúp doanh nghiệp nhận diện kịp thời rủi ro, đánh giá được mức độ và phạm vi ảnh hưởng của rủi ro và chủ động đề ra các giải pháp để hạn chế chúng. Có rất nhiều rủi ro mà doanh nghiệp đang gặp phải như rủi ro về thị trường, rủi ro về tỷ giá, rủi ro về lạm phát, rủi ro về công nghệ, rủi ro sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính…

Nội dung đề tài đã nêu lên thực trạng quản trị tại Tổng công ty Bảo đảm an tồn hàng hải miền Nam, từ đó đưa ra những giải pháp giúp nâng cao hiệu quả quản trị công ty cho các cơng ty này nhằm giúp đem lại những lợi ích tối đa cho cơng ty, các cổ đơng cũng như tất cả các đối tượng có liên quan khác

Một phần của tài liệu Quản trị công ty tại tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền nam (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w