d) Các Công ty liên kết của Tổng công ty gồm:
HÀNG HẢI MIỀN NAM
3.1.Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện về tổ chức quản lý DN
+ Sửa đổi, bổ sung cơ chế quản lý tiền lương, tiền thưởng để DN thực sự chủ động trong trả lương, trả thưởng gắn với năng suất lao động, hiệu quả SXKD; bảo đảm hài hồ lợi ích của Nhà nước, DN, người lao động; thu hút lao động có trình độ cao vào làm việc; giảm bớt sự chênh lệch mức lương tối thiểu của người lao động giữa khu vực DN với người lao động làm việc ở khu vực khác; giảm dần sự khác biệt, tiến tới thống nhất phương thức xác định tiền lương, tiền thưởng của cán bộ quản lý, điều hành, người lao động trong DN với cán bộ quản lý, điều hành, người lao động làm việc ở khu vực DN ngoài nhà nước.
+ Sửa đổi, bổ sung các cơ chế quản lý tài chính; tiêu chí quản lý giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của DN, bao gồm cả các tiêu chí đánh giá DN khi phải thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội; tiêu chí phân loại DN; cơ chế và các tiêu chí về hoạt động của DN được cơng khai, minh bạch trên phương tiện thơng tin đại chúng.
+ Hồn thiện cơ chế, tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của người đại diện CSH theo uỷ quyền tại DN, nhất là người đại diện được cử giữ chức danh quản lý điều hành DN để tạo sự đồng bộ, thơng suốt cho triển khai hoạt động của mơ hình mới.
- Đối với DN sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ cơng ích hoặc một số sản phẩm khác do Nhà nước xác định giá nhưng khơng bù đắp chi phí. Cần xác
định rõ mục tiêu của việc sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ cơng ích nói chung và của một số sản phẩm khác do Nhà nước xác định giá nhưng khơng bù đắp chi phí là: (i) Phải thoả mãn nhu cầu về số lượng sản phẩm, dịch vụ với chất lượng ngày càng cao; (ii) Giảm chi phí vận hành, quản lý, sản xuất sản phẩm hoặc khai thác, cung ứng dịch vụ; (iii) Đảm bảo an tồn, vệ sinh, mơi trường trong quá trình sản xuất, cung ứng.
Mở rộng thực hiện phương thức đấu thầu (rộng rãi và hạn chế để phù hợp với từng loại sản phẩm, dịch vụ) để lựa chọn DN có khả năng thực hiện sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ cơng ích với chất lượng tốt và giá thành hoặc mức hỗ trợ thấp nhất; đồng thời, bổ sung, cụ thể hóa các quy định việc đảm bảo điều kiện tài chính, quyết tốn và kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm dịch vụ cơng ích.
- Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, đảm bảo quan hệ mua bán sản phẩm, dịch vụ giữa các DN là quan hệ thương mại. Ban hành cơ chế hạch tốn bù đắp chi phí cho các DN tham gia thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ điều tiết kinh tế vĩ mơ, bình ổn giá cả, bình ổn thị trường và các nhiệm vụ chính trị - xã hội. Đồng thời, bổ sung quy định CSHNN thực hiện quyền thu lợi nhuận sau thuế của DN 100% vốn nhà nước, từ phần vốn nhà nước đầu tư tại các DN khác để tập trung về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN tạo nguồn để Nhà nước hỗ trợ sắp xếp DN và đầu tư cho những ngành, lĩnh vực cần ưu tiên phát triển.
- Hoàn thiện khung pháp lý để DN kinh doanh hoạt động trong môi trường pháp lý công khai minh bạch, cạnh tranh bình đẳng với DN thuộc các thành phần kinh tế khác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đã đầu tư; tăng cường công tác giám sát, kiểm tra của CSH nhà nước.
- Quy định cụ thể về cơ chế, tiêu chí lựa chọn đối tượng DN được huy động tín dụng từ nguồn trái phiếu Chính phủ, nguồn vốn viện trợ khơng theo hình thức sở hữu của DN. Đẩy nhanh việc luật hóa chế độ đầu tư nhà nước (đầu tư công), cơ chế sử dụng vốn đầu tư phát triển của Nhà nước và các nguồn huy động từ trái phiếu Chính phủ, các nguồn vốn viện trợ, tín dụng cấp quốc gia. Tách bạch
chi ngân sách hàng năm cho đầu tư nhà nước và đầu tư cho các DN. Tách bạch mua sắm chính phủ và mua sắm của DN.
- Tiếp tục mở cửa thị trường trong các ngành còn độc quyền DN, trước hết là thị trường sản xuất và cung ứng điện, bán lẻ điện. Đẩy mạnh, tăng cường và nghiêm túc thực hiện quy định về quản lý, kiểm soát độc quyền và thúc đẩy cạnh tranh; ...
3.2.Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện về tổ chức quản lý VMSS
3.2.1.Giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ chức quản lý VMSS
Nội dung quản lý của CSH nhà nước thực chất là thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn đối với các DN với tư cách là đại diện CSH nhà nước. Theo Nghị định 10/2019/NĐ-CP, quản lý của cơ quan đại diện CSH nhà nước đối với DN do nhà nước nắm giữ 100% VĐL gồm những nội dung sau đây:
- Thực hiện quyền và trách nhiệm về thành lập DN do Nhà nước nắm giữ 100% VĐL.
Căn cứ phạm vi đầu tư vốn nhà nước và điều kiện thành lập DN do Nhà nước nắm giữ 100% VĐL theo quy định của pháp luật, cơ quan đại diện CSH lập và trình Thủ tướng Chính phủ hồ sơ đề nghị thành lập DN, bao gồm Đề án thành lập DN và các tài liệu khác theo quy định của pháp luật.
Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập DN, cơ quan đại diện CSH thực hiện các quyền, trách nhiệm sau đây: quyết định thành lập DN; Đề nghị thẩm định và cấp vốn; Ban hành Điều lệ, bổ nhiệm chủ tịch và thành viên HĐTV, chủ tịch công ty;
- Thực hiện quyền và trách nhiệm về tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể, phá sản, chuyển giao DN do Nhà nước nắm giữ 100% VĐL.
Cơ quan đại diện CSH phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới DN do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý căn cứ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại DN và tiêu
chí phân loại DN, DN có vốn nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ.
- Thực hiện quyền và trách nhiệm về điều lệ, chiến lược, kế hoạch của DN.
Cơ quan đại diện CSH ban hành điều lệ và điều lệ sửa đổi, bổ sung của DN theo đề nghị của HĐTV, Chủ tịch công ty; Phê duyệt để HĐTV, Chủ tịch công ty quyết định kế hoạch 05 năm và hằng năm của DN; Thực hiện giám sát, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch và đánh giá kết quả thực hiện; Hướng dẫn, đôn đốc DN xây dựng, gửi báo cáo giữa kỳ và báo cáo cuối kỳ về tình hình thực hiện các kế hoạch để phục vụ công tác giám sát, kiểm tra.
- Thực hiện quyền và trách nhiệm về quản lý cán bộ.
Đối với người quản lý DN: (1) Quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Chủ tịch HĐTV, thành viên HĐTV, Chủ tịch công ty; (2) Phê duyệt để HĐTV, Chủ tịch công ty quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật TGĐ, GĐ DN; (3) Thực hiện quyền và trách nhiệm về tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác của người quản lý DN;
Đối với KSV: (1) Quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với KSV theo quy định của pháp luật; (2) Thành lập Ban Kiểm soát, lựa chọn và bổ nhiệm KSV.
- Tổ chức thực hiện quyền và trách nhiệm về hoạt động tài chính và đầu tư của DN.
Cơ quan đại diện CSH thực hiện” (1) Ban hành quy chế tài chính của DN; (2) Phê duyệt mức VĐL của DN; (3) Xem xét phê duyệt đề nghị của HĐTV, Chủ tịch công ty về phương án huy động vốn; (4) Quyết định để HĐTV, Chủ tịch công ty ký hợp đồng thuê, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản của DN; (5) Phê duyệt phương án thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có giá trị lớn; (6) Quyết định chủ trương về góp vốn, tăng giảm vốn, chuyển nhượng vốn; (7) Quyết định chủ trương tiếp nhận CTCP, công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty
con, công ty liên kết của DN; (8) Phê duyệt báo cáo tài chính, phương án phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm của DN;…
- Tổ chức thực hiện quyền và trách nhiệm về giám sát, kiểm tra và đánh giá hoạt động của DN.
Cơ quan đại diện CSH tổ chức thực hiện giám sát, kiểm tra việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển, việc tuyển dụng lao động, thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng của DN; Tổ chức thực hiện đánh giá kết quả hoạt động, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong quản lý, điều hành của người quản lý DN, KSV theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện quyền và trách nhiệm đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thông qua người đại diện phần vốn nhà nước.
3.2.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện về tổ chức quản lý VMSS
- Đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước
Về nguyên tắc, CSH đối với DN do nhà nước nắm giữ 100% VĐL là Nhà nước Việt Nam - đại diện cho toàn bộ nhân dân Việt Nam. Chức năng CSH được thực hiện thơng qua chế độ đại diện có thể là Cơ quan đại diện CSHNN hay hình thức nào khác. Mỗi DN do nhà nước nắm giữ 100% VĐL chỉ có một cơ quan/tổ chức được Chính phủ giao thực hiện chức năng đại diện CSHNN.
Cơ quan đại diện CSHNN cần tập trung vào thực hiện tốt các quyền và trách nhiệm của mình như: Một là, quyết định nội dung Điều lệ DN, sửa đổi, bổ sung Điều lệ DN; Hai là, quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của DN; Ba là, quyết định mơ hình tổ chức quản lý DN, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát và đánh giá thành viên HĐTV, CTCT, Kiểm sốt viên; Bốn là, thơng qua báo cáo tài chính hàng năm; Năm là, quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của DN.
- Đối với Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty
+Về nguyên tắc, HĐTV nhân danh CSH tổ chức thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của CSH; có quyền nhân danh cơng ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật và CSH về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. HĐTV/CTCT phải chịu trách nhiệm hồn tồn trước CSHNN; có nghĩa vụ hành xử vì lợi ích tối cao của CSH; thực hiện và chịu trách nhiệm về giám sát quản lý điều hành; chịu sự chi phối của các mục tiêu do CSH giao; chịu trách nhiệm hoàn toàn trước CSHNN về bảo đảm mục tiêu kinh doanh ngành nghề chính và các mục tiêu khác do Nhà nước giao cho DN; chịu sự giám sát của CSHNN về danh mục đầu tư, các dự án đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro.
+ Về quyền, nghĩa vụ của HĐTV/CTCT, thực hiện theo quy định của pháp
luật.
+ Về tuyển chọn thành viên HĐTV, số lượng thành viên HĐTV từ 3 - 9
người với nhiệm kỳ 5 năm. Thành viên HĐTV có thể được tái bổ nhiệm với số lần khơng hạn chế. Số lượng thành viên HĐTV không làm công tác điều hành phải chiếm ít nhất 50% tổng số thành viên. Đối với DN nhà nước nắm giữ 100% VĐL là công ty mẹ - TĐKT, TCT nhà nước, số thành viên HĐTV nên có từ 5 - 9 người trong đó có ít nhất một thành viên là thành viên độc lập.
Cơ quan đại diện CSHNN thành lập Hội đồng để tuyển chọn thành viên HĐTV/CTCT. Hội đồng có trách nhiệm xác định những yêu cầu đối với các ứng viên thành viên HĐTV/CTCT. Thông tin yêu cầu này phải được đăng trên website của cơng ty ít nhất 6 tháng trước khi tuyển chọn. Ứng viên thành viên HĐTV/CTCT không là thành viên Hội đồng tuyển chọn.
Thông tin về các ứng viên HĐTV/CTCT phải đăng trên website của công ty 3 tháng trước khi tuyển chọn bao gồm: (i) Tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc; (ii) những đóng góp cho cơng ty và những cam kết nếu được lựa chọn; (iii) thơng tin về tài sản nắm giữ có liên quan đến công ty.
Hội đồng tuyển chọn chịu trách nhiệm toàn bộ về việc tuyển chọn thành viên HĐTV/ CTCT.
+ Thù lao, lương thưởng của thành viên HĐTV/ CTCT: Cơ quan đại diện
CSH quyết định thù lao, lương, thưởng của thành viên HĐTV/ CTCT căn cứ vào quyết định bổ nhiệm và đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao.
+ Về chế độ làm việc của HĐTV
Cuộc họp của HĐTV được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba số thành viên dự họp. Trường hợp Điều lệ công ty khơng quy định thì mỗi thành viên có một phiếu biểu quyết có giá trị như nhau.
Quyết định của HĐTV được thơng qua khi có hơn một nửa số thành viên dự họp chấp thuận. Trong trường hợp khơng có bên nào q bán thì bên có ý kiến của Chủ tịch HĐTV sẽ được quyết định. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, tổ chức lại cơng ty, chuyển nhượng một phần hoặc tồn bộ vốn điều lệ của công ty phải được ít nhất ba phần tư số thành viên dự họp chấp thuận. Quyết định của HĐTV có giá trị pháp lý kể từ ngày được thông qua, trừ trường hợp Điều lệ công ty phải được CSH công ty chấp thuận. Các cuộc họp của HĐTV phải được ghi vào sổ biên bản.
+ Các ban giúp việc của HĐTV: HĐTV thành lập các ban giúp việc để
giúp HĐTV thực thi chức trách, nhiệm vụ được giao. Thù lao, lương thưởng của Ban giúp việc do HĐTV quyết định; Các thành viên HĐTV kiêm nhiệm lãnh đạo các Ban giúp việc.
- Đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên
Chủ tịch HĐTV do cơ quan đại diện CSH chỉ định trong số thành viên HĐTV. Chủ tịch HĐTV không kiêm TGĐ/GĐ công ty. Chủ tịch HĐTV cần thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ sau đây: (1) Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐTV; (2) Chuẩn bị hoặc tổ chức chương trình, nội dung, tài liệu họp HĐTV hoặc để lấy ý kiến các thành viên; (3) Triệu tập và chủ trì cuộc họp HĐTV hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên; (4) Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của HĐTV; (5) Thay mặt HĐTV ký các quyết định của HĐTV.
Về tổ chức, nhiệm kỳ của Chủ tịch HĐTV không quá 5 năm; Chủ tịch HĐTV có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ khơng hạn chế. Trường hợp vắng mặt
thì Chủ tịch HĐTV ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch HĐTV.
+ Đối với các cơng ty theo mơ hình Chủ tịch HĐTV
Tổng giám đốc/GĐ kiêm CTCT do cơ quan đại diện CSH bổ nhiệm và miễn nhiệm, cách chức, trả lương, thưởng, đánh giá kết quả hoạt động của TGĐ/ GĐ. TGĐ/GĐ có nhiệm kỳ 3 năm và có thể được tái bổ nhiệm với số lần không hạn chế. Về thù lao, lương thưởng của TGĐ/GĐ, HĐTV quyết định thù lao,