Tổng quan về thƣơng mại của Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá sự sẵn sàng của việt nam trong việc thực hiện tạo thuận lợi thương mại số (Trang 45 - 49)

CHƢƠNG 2 : KHUNG PHÂN TÍCH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về thƣơng mại của Việt Nam

Giai đoạn năm 2010 đến năm 2020 là thời kỳ Việt Nam hội nhập quốc tế sâu

rộng. Đất nƣớc ta thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội là Chiến lƣợc 2011-2020 nhằm xây dựng nƣớc Việt Nam "dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh” theo phƣơng châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nƣớc trong cộng đồng quốc tế trên nguyên tắc tơn trọng độc lập chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ, bình đẳng cùng cĩ lợi, khơng can thiệp cơng việc nội bộ, cùng phấn đấu vì hịa bình, độc lập và phát triển”. Giai đoạn này, kinh tế - xã hội Việt Nam cĩ những biến đổi quan trọng, đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn. Quy mơ kinh tế ngày càng mở rộng, kinh tế liên tục tăng trƣởng. Điều đĩ đã gĩp phần đƣa Việt Nam ra khỏi nhĩm nƣớc thu nhập thấp để gia nhập nhĩm nƣớc thu nhập trung bình thấp. Đây là thành tựu nổi bật trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nƣớc thời kỳ này. GDP năm 2019 gấp 2,26 lần năm 2010. Trong giai đoạn 2010-2019, GDP tăng 6,3%/năm, trong đĩ năm 2018 tăng 7,08% và là mức tăng cao nhất kể từ năm 2010 (Tổng cục thống kê, 2020).

Về ngoại giao kinh tế, đến nay đã cĩ trên 70 nƣớc cơng nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trƣờng. Trong nhiều năm qua, Việt Nam tham gia tích cực vào việc đàm phán cũng nhƣ ký kết, phê chuẩn các Hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) với 16 FTA song phƣơng và đa phƣơng. Đặc biệt, ngày 30/3/2020, Nghị viện châu Âu đã thơng qua FTA giữa EU và Việt Nam (EVFTA) và Quốc hội nƣớc ta phê chuẩn Hiệp định này vào ngày 08/6/2020. EVFTA đã cĩ hiệu lực vào ngày 01/08/2020, Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam – Vƣơng quốc Anh (UKVFTA) cĩ hiệu lực ngày 01/05/2021và Hiệp định Đối tác kinh tế tồn diện khu vực (RCEP) đƣợc ký kết vào ngày 15/11/2020. Điều này khơng chỉ gĩp phần thúc đẩy thƣơng mại và đầu tƣ cho nền kinh tế Việt Nam, mà cịn thể hiện sự chủ động của Việt Nam trong việc thúc đẩy sự phát triển của thƣơng mại quốc tế. Tính đến nay, Việt Nam đã thiết lập

quan hệ ngoại giao với 189 quốc gia trên thế giới. Hoạt động đối ngoại ngày càng đƣợc mở rộng và khẳng định rõ bản lĩnh và bản sắc của Việt Nam với tƣ cách là một thành viên cĩ trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, đĩng gĩp ngày càng nhiều vào hịa bình, hợp tác và phát triển khơng chỉ trong khu vực ASEAN mà cịn cả trên thế giới (Tổng cục thống kê, 2020).

Riêng trong năm 2020, do hội nhập kinh tế sâu rộng, kinh tế - xã hội của Việt Nam cũng chịu ảnh hƣởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, nhờ cĩ các biện pháp đối phĩ chủ động từ Trung ƣơng tới địa phƣơng, tác động y tế của dịch bệnh khơng nghiêm trọng nhƣ nhiều quốc gia khác. Kinh tế vĩ mơ và tài khĩa giữ đƣợc ổn định. Năm 2020, do tác động của đại dịch Covid – 19, GDP của Việt Nam chỉ tăng 2,91% nhƣng Việt Nam là một trong số ít các quốc gia cĩ tốc độ tăng trƣởng kinh tế dƣơng trên thế giới trong năm này. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 cũng cho thấy Việt Nam cần phải cải cách mạnh mẽ hơn để kinh tế phục hồi trong thời gian tới, nhƣ: cải thiện mơi trƣờng kinh doanh, thúc đẩy kinh tế số…

3.1.1. Xuất khẩu

Trong giai đoạn 2010 – 2020, hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế phát triển tồn diện và sâu rộng, đƣa Việt Nam hội nhập ngày càng đầy đủ với kinh tế khu vực và thế giới. Điều đĩ là cú hích giúp xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục trong giai đoạn này.

Giai đoạn 2010 – 2020, tổng giá trị xuất khẩu đạt 1.909 tỷ đơ la Mỹ cao gấp Năm 2010 giá trị xuất khẩu là 72,23 tỷ đơ thì đến năm 2017 đạt đƣợc con số ấn tƣợng là 215,12 tỷ đơ (Biểu 3.1). Tiếp đĩ, giá trị xuất hàng hàng năm liên tục tăng. Giá trị xuất khẩu năm 2019 đạt 264,61 tỷ đơ la Mỹ cao gấp 3,66 lần năm 2010 và tăng 8,58% so với năm 2018 (243,70 tỷ đơ la Mỹ). Sang năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 281,44 tỷ đơ, tăng 6,36% so với năm 2019. Tuy rằng, tốc độ tăng trƣởng thƣơng mại của Việt Nam năm 2020 khơng cao nhƣ năm 2019 nhƣng đây vẫn là kết quả đáng khích lệ của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch năm 2020.

Biểu 3.1. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn năm 2010 – 2020. (Đơn vị tính: Tỷ đơ la Mỹ)

Nguồn: Trademap.org

3.1.2. Nhập khẩu

Cũng nhƣ xuất khẩu, giá trị nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 liên tục tăng. (Biểu 3.2).

Giai đoạn 2010 – 2020, tổng giá trị nhập khẩu đạt 1.890 tỷ đơ la Mỹ. Năm 2010 giá trị nhập khẩu đạt 84,84 tỷ đơ thì đến năm 2017 đạt 213,22 tỷ đơ. Tiếp đĩ, giá trị nhập các năm cũng liên tục tăng. Giá trị nhập khẩu năm 2019 cao gấp 2,99 lần năm 2010 và tăng 7% so với năm 2018 (236,87 tỷ đơ la Mỹ). Sang năm 2020, tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đạt 261,31 tỷ đơ, tăng 3,1% so với năm 2019.

0 50 100 150 200 250 300 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Biểu 3.2. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn năm 2010 – 2020 (Đơn vị tính: Tỷ đơ la Mỹ)

Nguồn: Trademap.org

3.1.3. Cán cân thương mại

Hiện tại, cán cân thƣơng mại hàng hĩa của Việt Nam từ năm 2016 đến nay đã đạt thặng dƣ liên tục sau một thời gian dài thâm hụt (nhập siêu) trƣớc đĩ.

Từ năm 2011 trở về trƣớc, cán cân thƣơng mại hàng hĩa của Việt Nam luơn trong trạng thái thâm hụt, kéo dài. Giá trị nhập siêu lên đến hàng tỷ đơ la Mỹ và đỉnh điểm lên tới 12,6 tỷ đơ la Mỹ trong năm 2010.

Nhƣng từ năm 2012 đến nay, cán cân thƣơng mại đã đổi chiều, thặng dƣ (xuất siêu) liên tục (trừ năm 2015, cĩ mức thâm hụt trị giá 3,76 tỷ đơ). Kết thúc năm 2020, xuất siêu hàng hĩa của nƣớc ta đã đạt 20,13 tỷ đơ.

0 50 100 150 200 250 300 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Biểu 3.3. Cán cân thƣơng mại của Việt Nam giai đoạn năm 2010 -2020 (Đơn vị tính: Tỷ đơ la Mỹ)

Nguồn: Trademap.org

Một phần của tài liệu Đánh giá sự sẵn sàng của việt nam trong việc thực hiện tạo thuận lợi thương mại số (Trang 45 - 49)