Giải pháp cho Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Đánh giá sự sẵn sàng của việt nam trong việc thực hiện tạo thuận lợi thương mại số (Trang 79 - 82)

CHƢƠNG 2 : KHUNG PHÂN TÍCH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp cho Nhà nƣớc

Dựa trên các kết quả phân tích, đánh giá tác giả đề xuất một giải pháp cho Nhà nƣớc nhằm đẩy mạnh việc thực hiện tạo thuận lợi số nhƣ sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh việc thực hiện các hoạt động tạo thuận lợi thƣơng mại số chƣa đƣợc thực hiện ở Việt Nam nhƣ: Đơn xin cấp phép và cấp giấy phép xuất xứ ƣu đãi điện tử; Hồn thuế hải quan điện tử Ngân hàng và cơng ty bảo hiểm nhận truy xuất thƣ tín dụng mà khơng cần nộp tài liệu giấy. Đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi và cĩ những chính sách ƣu đãi cho các ngân hàng và cơng ty bảo hiểm nhận truy xuất thƣ tín dụng mà khơng cần nộp tài liệu giấy.

Thứ hai, tiếp tục hồn thiện các hoạt động cĩ mức độ sẵn sàng thấp nhƣ: Đơn xin cấp giấy phép điện tử và cấp giấy phép XNK điện tử; Nộp thuế, phí Hải quan điện tử và Trao đổi điện tử dữ liệu thƣơng mại với các quốc gia khác. Tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT, ổn định đƣờng truyền internet trong khung giờ cao điểm trong nƣớc đặc biệt là khu vực vùng sâu, vùng xa, miền núi. Tiếp tục ứng dụng CNTT trình độ cao trong quản lý biên giới hơn nữa để hệ thống điện tử của Việt Nam tƣơng thích với các nƣớc và các khu vực mà Việt Nam hƣớng đến.

Thứ ba, tiếp tục xây dựng, hồn thiện chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về luật và quy định giao dịch điện tử nhằm đơn giản hơn, hài hịa hơn và ổn định hơn cho lĩnh vực xuất nhập khẩu, đẩy mạnh các biện pháp phịng, chống tham nhũng và nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan cĩ thẩm quyền liên quan đến hải quan để tăng tính minh bạch ở biên giới. Thứ tư, đẩy mạnh cải cách và số hĩa các cơ quan quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ các doanh nghiệp, bao gồm việc xây dựng kết cấu hạ tầng dữ liệu quốc gia, xây dựng chiến lƣợc quản trị số. Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính nhƣ đơn giản hĩa, số hĩa, điện tử hĩa, minh bạch hĩa thơng tin để hỗ trợ ngƣời dân và doanh nghiệp. Tập trung vào việc phát triển chính phủ điện tử, ngân hàng điện tử, giao dịch điện tử và thƣơng mại điện tử. Yêu cầu các cơ quan nhà nƣớc ở trung ƣơng, địa phƣơng thiết lập trang web riêng, cung cấp nhiều dịch vụ trực tuyến để tạo thuận lợi cho thƣơng mại. Bên cạnh đĩ, Chính phủ cần đẩy mạnh cải cách tổ chức bộ máy

đáp ứng yêu cầu nền kinh tế số và đi tiên phong trong quá trình số hĩa bộ máy quản trị quốc gia. Đặc biệt, đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong việc: (i) Trao đổi, phối hợp cung cấp thơng tin giữa cơ quan hải quan với các cơ quan nhà nƣớc cĩ liên quan khác khi giải quyết thủ tục hành chính; (ii) Gửi, tiếp nhận và trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính, giải đáp vƣớng mắc của doanh nghiệp, của các tổ chức, cá nhân. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng Cơng nghiệp lần thứ 4, Hải quan Việt Nam nên thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng Internet vạn vật (IoT), Trí tuệ nhân tạo (AI) và Blockchain để nâng cao hiệu quả quản lý biên giới.

Thứ năm, đào tạo phát triển nguồn nhân lực cơng nghệ thơng tin, nâng cao năng lực quản lý và cán bộ thực hiện. Trong đĩ, phải xây dựng đƣợc một lực lƣợng lao động số nịng cốt, đủ về số lƣợng và đáp ứng đƣợc về chất lƣợng để phục vụ yêu cầu số hĩa mọi lĩnh vực của đời sống xã hội từ nơng nghiệp đến cơng nghiệp và dịch vụ.

Thứ sáu, chú trọng cơng tác bảo vệ an ninh kinh tế, an ninh thơng tin, an ninh mạng. Tập trung bảo đảm an ninh thơng tin, an ninh mạng khơng chỉ ở cấp quốc gia mà cịn ở từng cơ quan, đơn vị các cấp và từng doanh nghiệp. Cùng với xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng viễn thơng hiện đại, cần chú trọng việc giám sát và phịng, chống các loại tội phạm mạng, tội phạm cơng nghệ cao để bảo vệ quyền lợi ngƣời dân và doanh nghiệp cũng nhƣ tăng tính minh bạch trong thƣơng mại số.

Thứ tám, phối hợp với các Bộ, ngành trong việc thực hiện các giải pháp tháo gỡ khĩ khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ khi thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực thuế, hải quan. Doanh nghiệp là lực lƣợng nịng cốt, trong đĩ khu vực doanh nghiệp tƣ nhân cĩ vai trị quan trọng, cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ngày càng phát triển. Các bộ, ngành, địa phƣơng cần triển khai các biện pháp đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình giao dịch, kịp thời lắng nghe ý kiến và phản hồi của các doanh nghiệp về các vấn đề chính sách, vƣớng mắc trong thực thi các Hiệp định thƣơng mại tự do (FTA); chủ động đề xuất các định hƣớng, biện pháp cụ thể để

cùng tháo gỡ khĩ khăn cho doanh nghiệp; tận dụng các cơ hội trong quá trình tạo thuận lợi thƣơng mại mang lại một cách hiệu quả, phù hợp với các quy định, luật lệ, chuẩn mực quốc tế và các thể chế đa phƣơng để bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan để gĩp phần cải thiện mơi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Thứ chín, tuyên truyền và phổ biến kịp thời để doanh nghiệp hiểu đƣợc tầm

quan trọng cũng nhƣ trách nhiệm cá nhân khi tham gia giao dịch điện tử. Theo đĩ, hỗ trợ nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời chú trọng bồi dƣỡng, phổ biến, trang bị kiến thức cho đội ngũ doanh nhân Việt Nam đáp ứng yêu cầu của kinh tế số và xu thế CMCN 4.0 cũng nhƣ thích ứng với hội nhập vào thị trƣờng thế giới trong thời kỳ mới. Cần cĩ cơ chế khuyến khích thúc đẩy việc áp dụng cơng nghệ số ở cả bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng nhƣ hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu, chuyển giao, đổi mới, hồn thiện cơng nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm.

Thứ mười, Việt Nam cần tích cực thúc đẩy hợp tác quốc tế trong tạo thuận

lợi thƣơng mại. Nĩ cĩ thể đƣợc thực hiện thơng qua việc tăng cƣờng NSW và ASW trong khuơn khổ hợp tác ASEAN. Phối hợp cùng các nƣớc khác xây dựng các quy định pháp lý và kỹ thuật cần thiết cho việc trao đổi điện tử liên tục các dữ liệu, tài liệu pháp lý và thƣơng mại thơng qua ASW để nhiều nƣớc cùng tham gia trao đổ sữ liệu trên ASW hơn nữa.

Cuối cùng, đảm bảo thực hiện đầy đủ, cĩ hiệu quả các Hiệp định Thƣơng mại song phƣơng, đa phƣơng giữa Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ, khơng làm ảnh hƣởng đến chuỗi cung ứng hàng hĩa, đặc biệt là trong bối cảnh cả thế giới đang chịu ảnh hƣởng của dịch bệnh Covid-19. Ví dụ nhƣ các FTA thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên nhƣ Hiệp định Đối tác tồn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP) và Hiệp định Thƣơng mại tự do châu Âu - Việt Nam (EVFTA). Tìm kiếm sự hỗ trợ nâng cao năng lực tạo thuận lợi thƣơng mại từ các tổ chức quốc

tế đã thực hiện nhiều chƣơng trình tạo thuận lợi thƣơng mại nhƣ Liên hợp quốc, APEC và WTO.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự sẵn sàng của việt nam trong việc thực hiện tạo thuận lợi thương mại số (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)