Những kết quả đạt đƣợc và những vấn đề đặt ra với Việt Nam trong việc thực hiện

Một phần của tài liệu Đánh giá sự sẵn sàng của việt nam trong việc thực hiện tạo thuận lợi thương mại số (Trang 74 - 78)

CHƢƠNG 2 : KHUNG PHÂN TÍCH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Những kết quả đạt đƣợc và những vấn đề đặt ra với Việt Nam trong việc thực hiện

thực hiện tạo thuận lợi thƣơng mại số

3.4.1. Những kết quả đạt được

Qua việc phân tích thực trạng thực hiện tạo thuận lợi thƣơng mại số của Việt Nam, đồng thời đánh giá sự sẵn sàng tạo thuận lợi thƣơng mại số của Việt Nam theo từng nhĩm biện pháp, từng chỉ tiêu và so sánh sự sẵn sàng của Việt Nam với một số khu vực, cĩ thể thấy Việt Nam đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định.

Thứ nhất, mặc dù sự sẵn sàng tạo thuận lợi thƣơng mại số của Việt Nam cịn ở mức thấp hoặc trung bình, sự sẵn sàng của Việt Nam đang dần đƣợc cải thiện qua các năm.

Thứ hai, với tạo thuận lợi thƣơng mại khơng giấy tờ, Việt Nam đã làm tốt và mức độ sẵn sàng rất cao trong hoạt động là thiết lập hệ thống hải quan điện tử; cĩ mức độ sẵn sàng cao trong những hoạt động là cĩ kết nối internet cho hải quan và các cơ quan kiểm sốt thƣơng mại khác tại cửa khẩu, hệ thống một cửa điện tử, nộp tờ khai hải quan điện tử và nộp điện tử tờ khai hàng hĩa bằng đƣờng hàng khơng. Thứ ba, với tạo thuận lợi thƣơng mại khơng giấy tờ qua biên giới, Việt Nam đã làm tốt và cĩ mức độ sẵn sàng cao trong các hoạt động là: cĩ luật và quy định về giao dịch về giao dịch điện tử, cĩ tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho DN thực hiện giao dịch điện tử, trao đổi dữ liệu điện tử giấy chứng nhận xuất xứ ƣu đãi với các quốc gia khác và trao đổi điện tử giấy chứng nhận kiểm dịch động thực vật với các quốc gia khác.

3.4.2. Những vấn đề tồn tại và hạn chế

Việc thực hiện các biện pháp tạo thuận lợi thƣơng mại số của Việt Nam là chƣa đồng đều. Bên cạnh các kết quả, cịn các vấn đề tồn tại và hạn chế nhƣ sau. Thứ nhất, Việt Nam cĩ mức độ sẵn sàng thấp với các hoạt động là đơn xin cấp giấy phép XNK và cấp giấy phép XNK điện tử và đạt mức trung bình với hoạt động trao đổi điện tử dữ liệu thƣơng mại với các quốc gia khác so với khu vực Đơng Nam Á và khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng.

Thứ hai, Với tạo thuận lợi thƣơng mại khơng giấy tờ, Việt Nam cịn yếu kém với các hoạt động gồm: Đơn xin cấp giấy phép xuất xứ ƣu đãi và cấp giấy phép xuất xứ ƣu đãi điện tử; Hồn thuế hải quan điện tử. Các hoạt động nộp tờ khai hải quan điện tử và kết nối internet cho hải quan với các cơ quan kiểm sốt thƣơng mại khác tuy cĩ mức độ sẵn sàng cao nhƣng vẫn thấp hơn so hơn khu vực Đơng Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dƣơng. Đây là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thực hiện biện pháp thƣơng mại khơng giấy tờ ở Việt Nam thấp hơn mức thực hiện trung bình trong khu vực Đơng Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dƣơng.

Thứ ba, Với tạo thuận lợi thƣơng mại khơng giấy tờ qua biên giới, Việt Nam cịn yếu kém trong hoạt động cĩ ngân hàng và cơng ty bảo hiểm nhận truy xuất thƣ tín dụng mà khơng cần nộp tài liệu giấy. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ thực hiện biện pháp thƣơng mại khơng giấy tờ qua biên giới của Việt Nam thấp hơn mức thực hiện trung bình trong khu vực Đơng Nam Á.

Cĩ thể thấy rằng, việc thực hiện các chỉ tiêu trong tạo thuận lợi thƣơng số của Việt Nam là chƣa đồng đều. Một số chỉ tiêu đã thực hiện nhƣng chƣa thực hiện hồn tồn. Về tạo thuận lợi thƣơng mại khơng giấy tờ: Cơ sở hạ tầng CNTT của nhiều Cục Hải quan chƣa đáp ứng đủ để vận hành các dịch vụ hải quan cơng điện tử, nhất là các địa phƣơng vùng sâu, vùng xa, miền núi. Tiếp đĩ, việc kết nối internet đơi khi khơng ổn định, đặc biệt trong một số ngày và rơi vào giờ cao điểm khiến việc trao đổi thơng tin chậm, ảnh hƣởng đến khơng chỉ DN mà cịn cả Hải quan. Bên cạnh đĩ, dịch vụ nộp thuế điện tử 24/7 vẫn chƣa đƣợc thực hiện ở tất cả các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc. Về tạo thuận lợi thƣơng mại khơng giấy tờ qua biên giới: Các thủ tục hành chính hải quan của Việt Nam dù đã đƣợc đơn giản hĩa hơn nhƣng vẫn bị phàn nàn là phức tạp. Một số thủ tục hành chính chƣa thực hiện điện tử triệt để, vẫn đan xen việc nộp tài liệu giấy và tài liệu điện tử.

3.4.3. Nguyên nhân tồn tại

Về tạo thuận lợi thƣơng mại khơng giấy tờ: Việc nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT, tăng cƣờng, ổn định tốc độ đƣờng truyền internet trong tạo thuận lợi thƣơng mại số nĩi riêng phụ thuộc lớn vào nền tảng cơ sở hạ tầng CNTT phát triển kinh tế

số nĩi chung mà Việt Nam đã và đang tích cực nâng cấp trong những năm gần đây. Việc nộp thuế điện tử giữa các doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nƣớc cịn phụ thuộc vào bên thứ ba là các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc. Tuy nhiên khơng phải ngân hàng nào cũng kết nối dịch vụ nộp thuế điện tử 24/7, chủ trƣơng, chính sách của mỗi ngân hàng là khác nhau.

Về tạo thuận lợi thƣơng mại khơng giấy tờ qua biên giới: Các thủ tục hành chính hải quan của Việt Nam dù đã đƣợc đơn giản hĩa hơn nhƣng vẫn bị phàn nàn là phức tạp. Thủ tục nhập khẩu rƣờm rà luơn nằm trong danh sách hai yếu tố khĩ khăn nhất khi nhập khẩu vào Việt Nam (Lawrence và cộng sự 2008, 2009, 2010, 2012; Hanouz và cộng sự 2014; WEF và GAFTF 2016). Theo kết quả khảo sát do Phịng Thƣơng mại và Cơng nghiệp Việt Nam thực hiện năm 2017, 25% trong số 1000 doanh nghiệp đƣợc hỏi cho rằng khĩ và rất khĩ thực hiện thủ tục kiểm tra chuyên ngành, 39% cho rằng cĩ quá nhiều quy định về kiểm tra chuyên ngành và 98% cho rằng nhiều quy định, chính sách cịn chồng chéo, khơng phù hợp với thực tế kinh doanh (Tin tức Việt Nam 2018). Bên cạnh đĩ, việc trao đổi giấy tờ điện tử qua biên giới cịn phụ thuộc vào sự tƣơng thích giữa hệ thống điện tử nƣớc ta và hệ thống thƣơng mại khơng giấy tờ các nƣớc khác và khu vực khác. Ngồi ra, việc nhận truy xuất thƣ tín dụng khơng cần tài liệu giấy cũng bị phụ thuộc vào chính sách của các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc.

Thêm vào đĩ, cĩ một số nguyên nhân khách quan khác nhƣ: theo đánh giá của Schwab (2015, 2016, 2017), tham nhũng lần lƣợt đứng thứ 5, 7 và 3 trong các yếu tố gây khĩ khăn nhất cho hoạt động kinh doanh tại Việt Nam vào các năm 2014, 2015 và 2016. Trên thực tế, tham nhũng ở Việt Nam cĩ mối quan hệ mật thiết với tính khơng minh bạch khi thơng tin cĩ xu hƣớng đƣợc giấu kín và gần gũi với cộng đồng. Hơn nữa, mặc dù các cơ quan cĩ thẩm quyền sau khi tiếp thu ý kiến, thắc mắc của cộng đồng về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, quy trình cĩ lập văn bản trả lời, nhƣng nhiều ý kiến đánh giá là chƣa rõ ràng, trích dẫn lại các điều trong Luật, Nghị định, dẫn đến cách hiểu khác nhau gây ra sự bối rối cho doanh nghiệp về những gì họ nên làm. Trong nhiều trƣờng hợp doanh nghiệp yêu cầu cơ

quan cĩ thẩm quyền cung cấp thêm thơng tin hoặc giải trình về lý do và cách thức họ áp dụng một biện pháp nào đĩ đối với doanh nghiệp, ví dụ nhƣ xác định giá áp thuế, cơ quan cĩ thẩm quyền từ chối thực hiện dựa trên lý do bảo vệ thơng tin (Nguyễn Thị Phƣợng 2016).

Ngồi ra việc bảo mật thơng tin, nhiều DN chƣa nhận thức đúng trách nhiệm trong việc bảo mật tài khoản khai hải quan điện tử. Thời gian qua, đã cĩ một số doanh nghiệp liên hệ với cơ quan hải quan xin cấp lại mật khẩu. Ngồi nguyên nhân do DN tự đặt lại mật khẩu sau đĩ quên cịn phải kể đến một số nguyên nhân sau: do chƣa hiểu rõ và chƣa nhận thức đúng tầm quan trọng về trách nhiệm bảo mật tài khoản nên DN để tên truy nhập và mật khẩu giống y nhau và thƣờng đặt là mã số thuế của doanh nghiệp; trong suốt quá trình khai hải quan điện tử, DN khơng thay đổi mật khẩu để bảo mật. Nhiều doanh nghiệp khơng trực tiếp khai hải quan điện tử mà thơng qua dịch vụ (khơng phải là đại lý Hải quan) và nay thuê dịch vụ này, mai lại thuê dịch vụ khác, thậm chí nhiều DN cịn chuyển cả giấy khống (giấy trắng cĩ đầy đủ dấu và chữ ký của lãnh đạo DN) cho các bên dịch vụ. Cá biệt, cĩ một số DN vì lý do tiết giảm chi phí hoặc chƣa cĩ nhân viên biết sử dụng phần mềm nên khơng trang bị phần mềm, cũng khơng thuê dịch vụ mà mỗi khi cĩ hàng xuất nhập khẩu thì đi khai điện tử nhờ tại DN khác hoặc tại một quán cafe internet cĩ cài phần mềm khai hải quan. Sau khi hồn thành việc khai và in chứng từ tại đây, ngƣời khai hải quan khơng hề cĩ thao tác để bảo mật tài khoản… Một số nguyên nhân trên dẫn đến thiệt hại và nguy cơ bị tin tặc tấn cơng cho cả doanh nghiệp và Hải quan Việt Nam (Xuân Vinh, 2013).

CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN TẠO THUẬN LỢI THƢƠNG MẠI SỐ CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Đánh giá sự sẵn sàng của việt nam trong việc thực hiện tạo thuận lợi thương mại số (Trang 74 - 78)