Quan điểm và chủ trƣơng của Việt Nam về tạo thuận lợi thƣơng mại số

Một phần của tài liệu Đánh giá sự sẵn sàng của việt nam trong việc thực hiện tạo thuận lợi thương mại số (Trang 78 - 79)

CHƢƠNG 2 : KHUNG PHÂN TÍCH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Quan điểm và chủ trƣơng của Việt Nam về tạo thuận lợi thƣơng mại số

Trong những năm gần đây, nội dung chuyển đổi số, phát triển kinh tế số cĩ nhiều trong các văn kiện Đại hội và các báo cáo chiến lƣợc của Việt Nam. Trong Báo cáo chiến lƣợc nêu rõ, phải đổi mới tƣ duy phát triển, thay đổi cách làm việc, cách sống, đẩy mạnh cải cách thể chế, ứng dụng tiến bộ khoa học - cơng nghệ và đổi mới sáng tạo, thực hiện quyết liệt chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số. Bên cạnh đĩ, Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 cũng xác định, phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học - cơng nghệ, đổi mới sáng tạo và cơng nghệ số. Phải đổi mới tƣ duy và hành động, chủ động nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tƣ gắn với quá trình hội nhập quốc tế để cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế số, xã hội số, coi đây là nhân tố quyết định nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Hơn thế nữa, hoạt động tạo thuận lợi thƣơng mại trong nền kinh tế số cũng đã và đang đƣợc chính phủ Việt Nam đẩy mạnh bằng nhiều cách khác nhau. Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế sâu, rộng bằng cách tham gia vào các tổ chức thƣơng mại, ký kết nhiều hiệp định tự do hĩa thƣơng mại… Tạo thuận lợi thƣơng mại dựa trên nguyên tắc minh bạch hĩa, đơn giản hĩa, hài hịa hĩa và tiêu chuẩn hĩa.

Dễ dàng nhận thấy rằng, khát vọng phát triển đất nƣớc, để đến năm 2025 đƣa nƣớc ta trở thành nƣớc cĩ cơng nghiệp theo hƣớng hiện đại, vƣợt mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, nƣớc ta trở thành nƣớc cĩ cơng nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045, nƣớc ta trở thành nƣớc phát triển, cĩ thu nhập cao thì phát triển kinh tế số và tạo thuận lợi thƣơng mại trong nền kinh tế số là biểu hiện cụ thể hiện ý chí và khát vọng đĩ. Đây chính là mục tiêu, ý nghĩa của việc đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số ở nƣớc ta; là lý do để Đại hội XIII của Đảng vừa qua đặc biệt nhấn mạnh chủ trƣơng chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trong các văn kiện Đại hội.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự sẵn sàng của việt nam trong việc thực hiện tạo thuận lợi thương mại số (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)