Quy định việc kiểm sát thi hành quyết định áp dụng các biện pháp

Một phần của tài liệu Vai trò của viện kiểm sát trong việc áp dụng các biện pháp điều tra đặc biệt theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 57)

2.1. Thực trạng pháp luật tố tụng hình sự về vai trò của Viện kiểm

2.1.3. Quy định việc kiểm sát thi hành quyết định áp dụng các biện pháp

pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Sau khi phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, Kiểm sát viên thụ lý giải quyết vụ án phải kiểm sát chặt chẽ việc thi hành việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt và thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt để kịp thời báo cáo Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng.

Viện kiểm sát cần kiểm sát chặt chẽ về thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Cụ thể cần sát sao theo dõi đề đảm bảo thời hạn đƣợc áp dụng các biện pháp này khơng q 02 tháng tính từ ngày Viện trƣởng Viện kiểm sát phê chuẩn.

Kiểm sát viên phải đối chiếu thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt quy định tại điều 226 Bộ luật TTHS với thời hạn ghi trong quyết định xem thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt đó có đúng với tội phạm đang đƣợc áp dụng hay không? Cụ thể: Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt là 02 tháng kể từ ngày đƣợc Viện trƣởng Viện kiểm sát phê chuẩn. Khi tính thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải căn cứ vào thời hạn thực tế đƣợc ghi trong quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt và tính liên tục cả ngày nghỉ (thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, ngày tết) nếu thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trùng vào ngày nghỉ, thời hạn hết vào ngày kết thúc thời hạn đƣợc ghi trong quyết định.

Trong quá trình áp dụng, Viện kiểm sát phải thƣờng xuyên đôn đốc về tiến độ cũng nhƣ yêu cầu thông báo về cách thức cũng nhƣ kết quả của việc áp dụng, đánh giá hiệu quả của việc áp dụng, nghiên cứu các ảnh hƣởng của việc áp dụng đối với đối tƣợng bị áp dụng để xây dựng căn cứ cho việc tiếp tục áp dụng hay hủy bỏ. Trƣờng hợp vụ án phức tạp, Viện kiểm sát có thể xem xét yêu cầu của cơ quan điều tra để ra quyết định gia hạn nhƣng không quá thời hạn điều tra theo quy định của BLTTHS. Do đó, khi tiến hành gia hạn, Viện kiểm sát cũng phải đối chiếu quy định của BLTTHS về thời hạn điều tra đôi với loại tội đang đƣợc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt để khơng xảy ra sai sót. Thời điểm hiện tại chƣa có văn bản hƣớng dẫn về các trƣờng hợp đƣợc coi là phức tạp, tuy nhiên về mặt lý luận có thể hiểu đó có thể là các vụ án nhiều bị can, các bị can có đặc điểm ngoan cố, chống đối, tinh vi xảo quyệt, hành vi phạm tội diễn ra với quy mô lớn, trên diện rộng, xuyên quốc gia, các đối tƣợng phạm tội có sự kín kẽ trong che giấu tội phạm kết cấu chặt chẽ về tổ chức, có sự đề phịng và cảnh giác cao độ với cơ quan điều tra. Đối với các tội phạm này, việc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong thời gian 02 tháng là chƣa đủ để thu thập chứng cứ, hoặc cần thiết kéo

dài thêm vì phát hiện ra nhiều tình tiết phức tạp có liên quan địi hỏi cần thời gian để tiếp tục thu thập tài liệu, chứng cứ thì có thể gia hạn nhƣng khơng q thời hạn điều tra theo quy định của BLTTHS năm 2015. Nếu trong trƣờng hợp cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền đã ban hành văn bản hƣớng dẫn cụ thể thì Viện kiểm sát cần nghiên cứu kĩ để vận dụng trong hoạt động kiểm sát của mình. Để quyết định việc gia hạn có thể đƣợc Viện kiểm sát cần kiểm tra kỹ về thời điểm Thủ trƣởng Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng gửi văn bản đề nghị đến mình tối thiểu là 10 ngày trƣớc khi hết thời hạn theo quyết định ban hành trƣớc đó. Nếu thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt cịn khơng quá 10 ngày mà CQĐT chƣa có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt thì Kiểm sát viên trao đổi với Điều tra viên để phối hợp xem xét. Trong thời hạn 5 ngày trƣớc khi hết hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, Kiểm sát viên thụ lý vụ án báo cáo Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng quyết định một trong các phƣơng án xử lý việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt nhƣ: yêu cầu CQĐT có văn bản đề nghị VKS ra quyết định huỷ bỏ áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; Viện kiểm sát trực tiếp huỷ bỏ việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; gia hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Nếu còn thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt nhƣng thấy biện pháp áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt không cịn cần thiết thì u cầu CQĐT có văn bản đề nghị VKS ra quyết định huỷ bỏ biện pháp áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.

2.1.4. Quy định về kiểm sát sử dụng thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Cần đảm bảo yếu tố bí mật trong q trình tiến hành hoạt động điều tra tố tụng đặc biệt. Khi xem xét áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt tại Điều 223 BLTTHS năm 2015 (nhƣ ghi âm, ghi hình, nghe điện thoại, thu

thập dữ liệu điện tử) đều phải đƣợc đảm bảo bí mật. Điều này phân biệt với các biện pháp điều tra tố tụng thông thƣờng khác quy định tại BLTTHS năm 2015 nhƣ: Điều 107 (thu thập phƣơng tiện điện tử, dữ liệu điện tử); Điều 196 (thu giữ phƣơng tiện điện tử, dữ liệu điện tử); Điều 183 (hỏi cung bị can, trong đó quy định việc hỏi cung bị can phải đƣợc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh); Điều 191 (nhận biết giọng nói). Các biện pháp điều tra thông thƣờng và các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt có thể có cùng một hoạt động nhƣng lại khác nhau về cách thức tiến hành, đối tƣợng tác động, mục đích sử dụng. Đặc biệt, nếu nhƣ các biện pháp điều tra thông thƣờng đƣợc tiến hành cơng khai thì các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải đƣợc tiến hành bí mật. Các trƣờng hợp áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt bao gồm: Tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tham nhũng, khủng bố, rửa tiền, tội phạm khác có tổ chức thuộc loại đặc biệt nghiêm trọng. Đây đều là những loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng với phƣơng thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, ảnh hƣởng đặc biệt lớn đến nền an ninh quốc gia, chế độ chính trị, kinh tế của đất nƣớc. Đa số các đối tƣợng phạm tội đều cấu kết hình thành băng nhóm, đƣờng dây, gây khó khăn, cản trở cho hoạt động điều tra. Xét thấy trong quá trình tiến hành điều tra làm rõ các vụ án trên, nếu chỉ sử dụng các biện pháp điều tra tố tụng cơng khai thì khơng đạt hiệu quả cao, thậm chí nhiều vụ án có thể rơi vào bế tắc, không chứng minh đƣợc hành vi phạm tội, đối tƣợng phạm tội. Vì vậy, cần thiết phải tiến hành các biện pháp điều tra bí mật để thu thập thông tin, tài liệu về hoạt động phạm tội của các đối tƣợng. Việc luật hóa các biện pháp ghi âm, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử trong BLTTHS năm 2015 là một bƣớc ngoặt lớn trong q trình đấu tranh phịng, chống các loại tội phạm nêu trên. Không chỉ vậy, đây cũng là cơ sở, căn cứ pháp lý để CQĐT bổ sung vào nguồn chứng cứ chứng minh tội phạm. Quá trình tiến hành các biện pháp điều

tra đặc biệt phải đƣợc đảm bảo bí mật, khơng để những ngƣời không liên quan biết hoặc tham gia. Vấn đề này đã đƣợc quy định tại khoản 4 Điều 225 BLTTHS năm 2015. Nhƣ vậy, số lƣợng ngƣời có liên quan đến việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt đƣợc giới hạn rất ít.

Biện pháp ĐTTTĐB cụ thể hóa yêu cầu của Hiến pháp năm 2013 “Quyền con ngƣời, quyền cơng dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật”. Theo quy định tại Điều 21 Hiến pháp năm 2013 thì mọi cá nhân có quyền bất khả xâm phạm và bảo đảm an tồn về đời sống riêng tƣ, bí mật cá nhân và bí mật gia đình, quyền bí mật thƣ tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tƣ khác. Đồng thời, theo quy định tại Khoản 4 Điều 15 Hiến pháp năm 2013, việc thực hiện các quyền trên phải tuân thủ nguyên tắc việc thực hiện quyền con ngƣời, quyền công dân không đƣợc xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời khác. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng trong pháp luật quốc gia để tạo cơ sở cho quy định biện pháp ĐTTTĐB trong BLTTHS năm 2015. Vì vậy, tại Khoản 1 Điều 227 BLTTHS năm 2015 có ghi rõ:

Thơng tin, tài liệu thu đƣợc bằng biện pháp ĐTTTĐB chỉ đƣợc sử dụng vào việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự; thơng tin, tài liệu không liên quan đến vụ án phải tiêu hủy kịp thời. Nghiêm cấm sử dụng thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập đƣợc vào mục đích khác.

Việc sử dụng thông tin, tài liệu thu thập đƣợc bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt là những quy định cần thiết để đảm bảo sự chặt chẽ và nghiêm ngặt về thủ tục thi hành các biện pháp này cũng nhƣ đảm bảo tối đa quyền con ngƣời, quyền công dân và quyền của những ngƣời bị buộc tội. BLTTHS cũng quy định nghiêm cấm sử dụng thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập đƣợc vào mục đích khác. Điều này một lần nữa khẳng định cho nguyên

tắc các tài liệu, chứng cứ thu thập đƣợc từ các biện pháp này chỉ có thể sử dụng vào việc điều tra, truy tố, xét xử. Trƣờng hợp sử dụng các thơng tin thu thập đƣợc vào các mục đích ngồi các hoạt động trên nhƣ để đe dọa, tống tiền, hạ bệ uy tín, bơi nhọ danh dự, nhân phẩm v.v… hay bất cứ mục đích gì khác đều là các hành vi xâm phạm quyền tự do dân chủ của cơng dân thì tùy theo mức độ vi phạm ngƣời đó phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Hơn nữa, để đảm bảo cho quá trình kiểm sát hoạt động tƣ pháp đƣợc khách quan, hiệu quả và chặt chẽ, Cơ quan điều tra có trách nhiệm thơng báo ngay kết quả việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt cho Viện trƣởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn. Các thông tin này tồn tại ở cả dạng âm thanh, hình ảnh, các file dữ liệu dƣới nhiều hình thức. Viện kiểm sát cần nắm bắt kịp thời về tiến độ áp dụng, hiệu quả áp dụng cũng nhƣ việc sử dụng các thơng tin thu đƣợc có đúng mục đích hay khơng.

Trong hoạt động này, chủ thể có thẩm quyền mà trực tiếp nhất ở đây chính là Viện kiểm sát, Viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ để đảm bảo việc sử dụng các thông tin, tài liệu thu thập đƣợc phải đúng mục đích. Tất cả các thơng tin, tài liệu thu thập đƣợc bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt chỉ đƣợc sử dụng vào việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự tức là dùng vào việc chứng minh tội phạm (bao gồm cả buộc tội và gỡ tội), mọi thông tin, tài liệu không liên quan đến vụ án phải tiêu hủy kịp thời. Để thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm soát này, BLTTHS đã quy định trong quá trình áp dụng, Cơ quan điều tra có trách nhiệm phải thơng báo ngay kết quả việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt cho Viện trƣởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn. Viện kiểm sát cần nghiên cứu kĩ hồ sơ, báo cáo của cơ quan điều tra, xác định các thông tin, tài liệu mà cơ quan điều tra sử dụng là loại thông tin, tài liệu nào? Có ý nghĩa trong việc chứng minh tội phạm khơng? Bên cạnh đó, Viện kiểm sát cũng có quyền kiểm tra tồn bộ các thơng tin, tài liệu

thu thập đƣợc, nếu thấy thiếu sót thì u cầu cơ quan điều tra bổ sung vào các chứng cứ, nếu thấy không liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử thì phải yêu cầu cơ quan điều tra tiêu hủy ngay. Trong trƣờng hợp cơ quan điều tra không chấp hành, Viện kiểm sát có quyền ra văn bản hủy bỏ việc áp dụng. Mặt khác, nếu trong quá trình áp dụng Viện kiểm sát cũng cần lƣu ý cơ quan điều tra có thơng báo thƣờng xuyên kết quả việc thu thập chứng cứ cho mình khơng? Nếu khơng cần yêu cầu khắc phục ngay bằng việc thông báo thƣờng xuyên hoặc tùy theo mức độ mà ra quyết định hủy bỏ việc áp dụng theo quy định.

Để thực hiện việc kiểm sát trong hoạt động thu thập, bảo quản các chứng cứ thu đƣợc từ việc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, Viện kiểm sát phải kiểm sát quy trình nghiệp vụ, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc nghiệp vụ điều tra, việc bảo quản phải đảm bảo chất lƣợng của chứng cứ. Với các chứng cứ đặc thù tồn tại ở dạng âm thanh, hình ảnh, và dữ liệu điện tử nên việc thu thập và bảo quản cũng tuân thủ theo các quy trình hết sức đặc biệt. Do đó, Viện kiểm sát phải theo dõi và bám sát để việc thu thập vừa đảm bảo đúng quy định của BLTTHS vừa tuân thủ nghiêm ngặt quy trình nghiệp vụ. Trƣớc tiên phải đảm bảo các phƣơng tiện ghi âm, ghi hình bí mật, nghe lén điện thoại phải đảm bảo chất lƣợng và có độ ổn định cao. Đối với âm thanh thu đƣợc phải đủ các điều kiện về âm lƣợng, giảm thiểu tối đa độ nhiễu, ồn, phải có căn cứ để khi giám định xác định đƣợc vận tốc, cƣờng độ, trƣờng độ, nhịp cộng hƣởng, âm sắc … Đối với hình ảnh phải kịp thời nhắc nhở cơ quan điều tra đảm bảo chất lƣợng hình ảnh, kích thƣớc, độ rõ nét, góc quay v.v … và đặc biệt phải đảm bảo về thời lƣợng của đoạn ghi âm, ghi hình để thuận lợi trong việc so sánh với các mẫu so sánh khi tiến hành giám định. Đối với việc thu thập bí mật dữ liệu điện tử cần đảm bảo kiểm sát để khẳng định dữ liệu này có thật, tồn tại khách quan, có nguồn gốc rõ ràng, khơng bị làm

cho sai lệnh, biến dạng, đã đƣợc tìm thấy và đang lƣu trên máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng, USB, ổ cứng di động, đĩa quang, email, website, điện toán đám mây, account, nickname của đối tƣợng, server của nhà cung cấp dịch vụ internet ... Kiểm sát chặt chẽ để máy tính, máy điện thoại, email, USB, đĩa CD/DVD, dữ liệu thu từ máy chủ, chặn thu trên đƣờng truyền ... phải đƣợc ghi vào biên bản, niêm phong theo đúng qui định, không bị tác động làm thay đổi dữ liệu kể từ khi thu giữ hợp pháp và không thể can thiệp để thay đổi. Phải đảm bảo việc phục hồi, tìm kiếm dữ liệu điện tử chỉ đƣợc thực hiện trên bản sao; kết quả phục hồi, tìm kiếm, phải chuyển sang dạng có thể đọc, nghe hoặc nhìn đƣợc.

2.2. Thực tiễn thực hiện vai trò của Viện kiểm sát trong việc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

2.2.1. Những kết quả đạt được

Các biện pháp điều tra tố tụng nói chung, trong đó có các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt đƣợc thực hiện nhằm mục đích thu thập chứng cứ để chứng minh sự thật khách quan của vụ án hình sự về tội phạm; để xác định có hay khơng có hành vi phạm tội xảy ra và các tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giả quyết vụ án. Những chứng cứ thu đƣợc thông qua việc thực hiện các biện pháp điều tra tố tụng nói chung đã là cơ sở cho việc truy tố, xét xử các

Một phần của tài liệu Vai trò của viện kiểm sát trong việc áp dụng các biện pháp điều tra đặc biệt theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 57)