3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về tự quản của chính quyền
3.2.4. Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm
phạm pháp luật của chính quyền địa phương
Pháp luật, bằng nhiều cách có thể hạn chế thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phƣơng, ví dụ nhƣ trung ƣơng phải quy định những vấn đề thuộc trách nhiệm của trung ƣơng, phải nhanh chóng ban hành luật, nghị định ... để giải quyết đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân cả nƣớc (ví dụ: tiêu chuẩn nƣớc sạch, tiêu chuẩn về môi trƣờng, … đang đƣợc quy định bởi các thông tƣ của các bộ). Nếu địa phƣơng đƣợc giao quản lý về một lĩnh vực nào đó và nếu nhƣ trung ƣơng chƣa có quy định thì địa phƣơng hồn tồn có thể tự mình đặt ra quy định. Nghĩa là việc ban hành luật, quy định chi tiết thi hành luật là thuộc trung ƣơng, không cần thiết địa phƣơng phải đồng loạt ban hành văn bản hƣớng dẫn, trên thực tế chỉ là sự nhắc lại các quy định của cấp trung ƣơng mà khơng có nội dung mới. Tuy nhiên, nếu địa phƣơng có thẩm quyền quản lý riêng, dù là cấp tỉnh, cấp huyện hay cấp xã thì vẫn có thẩm quyền ban hành văn bản để quản lý.
Do đó, chính quyền địa phƣơng trong nhà nƣớc đơn nhất, với tƣ cách là chủ thể chính trong việc tổ chức thi hành pháp luật, có trách nhiệm phải triển khai việc thực hiện các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nƣớc trung ƣơng (ví dụ: các bộ ban hành tiêu chuẩn môi trƣờng, tiêu chuẩn nƣớc sạch, tiêu chuẩn xây dựng ...). Chính quyền địa phƣơng chỉ ban hành những văn bản quy định có tính chất “lập quy” để quản lý những vấn đề thuộc phạm vi phân cấp, phân quyền theo luật giao; còn việc thực hiện các nhiệm vụ theo ủy quyền của trung ƣơng thì tuân thủ hƣớng dẫn, quy định của chính quyền trung ƣơng.
Theo pháp luật hiện nay thì ở địa phƣơng có cả hai chủ thể đều có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật là Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; đôi khi Ủy ban nhân dân còn “lấn át” thẩm quyền của Hội đồng nhân dân, có khi ban hành thay, cũng có khi luật chuyên ngành giao trực tiếp cho Ủy ban nhân dân ban hành quy định, làm cho hoạt động ban hành văn bản của Hội đồng nhân dân cũng trở nên hình thức. Các luật chuyên ngành cần quy định rõ ràng vai trò của Hội đồng nhân dân trong việc ban hành quy định ở địa phƣơng cũng nhƣ vai trò của chủ thể này trong việc quyết định các vấn đề của địa phƣơng.