Đặc trưng của giao kết hợp đồng bán đấu giá tài sản

Một phần của tài liệu Giao kết hợp đồng bán đấu giá tài sản theo pháp luật việt nam và thực tiễn tại công ty đấu giá hợp danh trung nam (Trang 25 - 30)

Trong giao kết hợp đồng thông thường để có được sự thỏa thuận hai bên phải biểu lộ ý chí để hai ý chí gặp gỡ nhau nhằm tới một hậu quả pháp lý nhất định. Do đó trong phải có một bên đề nghị và một bên chấp nhận đề nghị. Vậy xem xét giao kết hợp đồng phải xem xét về đề nghị và chấp nhận.

Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế 2004 định nghĩa: “Một đề nghị được gọi là đề nghị giao kết hợp đồng nếu nó đủ rõ ràng

và thể hiện ý chí của bên đưa ra đề nghị bị ràng buộc khi đề nghị giao kết được chấp nhận” (Điều 2.1.2). Bộ luật Dân sự 2015 định nghĩa: “Đề nghị

22

giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị)” (Điều 386, khoản1).

Như vậy đề nghị giao kết hợp đồng là một đề nghị bày tỏ rõ ý định muốn giao kết hợp đồng, có nội dung xác định và được gửi tới những đối tác đã được xác định; và bên đề nghị phải chịu sự ràng buộc về đề nghị đó. Đề nghị giao kết hợp đồng phải được thể hiện ra bên ngồi bằng một hình thức cụ thể: văn bản, lời nói, hành vi cụ thể… và phải chắc chắn, khơng được mang tính nước đơi, nghĩa là nội dung của nó phải thể hiện rõ ý muốn giao kết hợp đồng của bên đưa ra đề nghị, khơng được có sự thay đổi, thất tín trong một thời hạn nhất định, và chỉ cần hành vi chấp nhận đề nghị của bên kia là đủ để giao kết hợp đồng. Đề nghị giao kết hợp đồng phải hướng tới đối tượng cụ thể, có thể là 1 người hoặc một nhóm người, thậm chí cũng có thể hướng tới cơng chúng nói chung; có kèm theo hoặc khơng kèm theo thời hạn trả lời. Đề nghị giao kết hợp đồng phải đủ cụ thể, rõ ràng để cho phép hình thành hợp đồng khi được chấp nhận. Đề nghị giao kết hợp đồng là nền tảng cho hợp đồng trong tương lai, bởi thế phải nêu rõ nội dung chủ yếu, các điều khoản cơ bản của hợp đồng. Việc xem xét tính cụ thể của một đề nghị tùy thuộc vào mong muốn bị ràng buộc bởi hợp đồng của người đề nghị và người chấp nhận ;và những điều khoản có thể xác định bằng việc diễn giải ngôn ngữ của hợp đồng, xác định theo tập quán, theo ý chí chung của các bên….Thực tế một đề nghị thiếu cụ thể có thể được khắc phục bằng nhiều cách như dẫn chiếu đến các quan hệ hợp đồng đã có giữa các bên, các điều khoản mẫu đã được thừa nhận, tình hình thị trường vào thời điểm ký kết….

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là hành vi thể hiện ý chí của bên được đề nghị đồng ý ký kết hợp đồng theo toàn nội dung và điều kiện của đề nghị đưa ra. Chấp nhận này chỉ có hiệu lực khi nó phù hợp với đề nghị giao kết một cách “tuyệt đối và vô điều kiện” hoặc trong một số trường hợp thì ít

23

ra là đối với các nội dung chính của đề nghị nếu xét thấy ý chí chung của các bên là muốn ràng buộc bởi hợp đồng và các gợi ý bổ sung không ảnh hưởng đến nội dung chính của hợp đồng. Chấp nhận này phải chuyển đến cho người được đề nghị thì hợp đồng mới được xác lập. Chấp nhận có thể được thể hiện bằng văn bản, lời nói, hành vi. Sự im lặng không được xem là chấp nhận. Tuy nhiên, nếu giữa hai bên đã hình thành thói, có tập quán, hoặc đã thỏa thuận “im lặng là đồng ý” thì về cơ bản có thể xem đó là trả lời chấp nhận đề nghị. Việc chấp nhận đề nghị phải là tuyệt đối và vô điều kiện. Nếu chấp nhận mà có kèm theo điều kiện thì sẽ xuất hiện lời đề nghị mới, đồng nghĩa với việc từ chối giao kết hợp đồng với nội dung của lời đề nghị cũ. Nếu bên đề nghị ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận phải trong thời hạn này mới có hiệu lực. Nếu có trả lời chấp nhận sau khi hết thời hạn này thì chấp nhận được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời. Bên nhận được tự do quyết định chấp nhận hay khơng chấp nhận, tuy nhiên cũng có ngoại lệ buộc bên được đề nghị phải chấp nhận như một nghĩa vụ. Chấp nhận đề nghị phải thể hiện rõ ý chí của người nhận muốn xác lập quan hệ hợp đồng. Một đề nghị phải thể hiện rõ ý chí của bên đề nghị mong muốn được giao kết hợp đồng thì khi chấp nhận, bên được đề nghị cũng phải thể hiện rõ ý chí đó. Chấp nhận phải là tuyệt đối và vô điều kiện các nội dung của đề nghị. Nếu có sửa đổi, bổ sung thì được xem là đưa ra đề nghị mới, lúc này bên đề nghị có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị mới này.

Vậy trong bán đấu giá tài sản thì đề nghị và chấp nhận có những vấn đề gì cần xem xét?

Đề nghị giao kết hợp đồng bán đấu giá

Về nguyên lý, trước khi tiến hành bán đấu giá tài sản, những người tham gia đấu giá đã phải được người bán đấu giá cung cấp những thông tin cần thiết về tài sản, hàng hoá là đối tượng của hợp đồng bán đấu giá và được xem tài sản, hàng hoá được người tổ chức bán đấu giá trưng bày. Như vậy,

24

người tham gia đấu giá đã hiểu về tài sản, hàng hoá bán đấu giá và ước lượng được khả năng trả giá của mình. Lời mời tham dự cuộc bán đấu giá của người bán đấu giá không phải là lời đề nghị giao kết hợp đồng, mà chỉ là lời mời để đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng. Người bán đấu giá không bị ràng buộc về quyền và nghĩa vụ đối với lời mời đề nghị giao kết của mình. Nhận lời mời đề nghị giao kết, các khách hàng tiềm năng mới tiến hành đăng ký và làm các thủ tục cần thiết để trở thành người tham gia đấu giá. Tại cuộc đấu giá, người điều hành cuộc đấu giá nêu tên hàng hoá/tài sản được đem bán và đưa ra mức giá khởi điểm, hành động này vẫn chưa được coi là lời đề nghị giao kết hợp đồng mà vẫn là lời mời đề nghị giao kết.

Đề nghị giao kết hợp đồng chỉ thực sự được đưa ra bởi những người tham gia đấu giá khi họ tham gia trả giá đối với bán đấu giá theo phương thức trả giá lên. Người tham gia đấu giá liên tục trả các mức giá khác nhau theo sự điều hành của hỗ giá viên. Việc trả các mức giá khác nhau ấy thực chất những lời đề nghị giao kết hợp đồng. Các nội dung khác của hợp đồng bán đấu giá coi như đã được thoả thuận trước, đề nghị giao kết chỉ hướng tới một mục đích là thoả thuận về giá cả. Mức giá được trả cao nhất mà được hỗ giá viên chấp nhận chính thức trở thành đề nghị giao kết hợp đồng của hợp đồng đó.

Đối với bán đấu giá theo phương thức đặt giá xuống, thì hỗ giá viên liên tiếp đưa ra các mức giá theo mức độ giảm dần. Thực chất hỗ giá viên đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng để chờ người tham giá đấu giá chấp nhận. Vì vậy Điều 41, khoản 3, Luật Đấu giá tài sản 2016 qui định việc chấp nhận giá trong trường hợp đấu giá theo phương thức đặt giá xuống được thực hiện như sau:

- Đấu giá viên đưa ra giá để người tham gia đấu giá chấp nhận giá. Người chấp nhận giá khởi điểm là người trúng đấu giá;

25

- Đấu giá viên công bố mức giảm giá và tiến hành đấu giá tiếp trong trường hợp khơng có người nào chấp nhận giá khởi điểm hoặc mức giá đã giảm. Người chấp nhận mức giá đã giảm là người trúng đấu giá;

- Trường hợp có từ hai người trở lên cùng chấp nhận giá khởi điểm hoặc mức giá đã giảm thì đấu giá viên tổ chức bốc thăm để chọn ra người trúng đấu giá.

Chấp nhận giao kết hợp đồng bán đấu giá

Khi người tham gia đấu giá nhận được lời mời đề nghị giao kết hợp đồng thường cân nhắc các khả năng tài chính và đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng chính thức tại q trình trả giá trong cuộc bán đấu giá. Đối với cuộc bán đấu giá theo phương thức trả giá lên, thì khi người tham gia đấu giá trả giá cao nhất và khơng có ai trả giá cao hơn nữa, hỗ giá viên chấp nhận bán tài sản, hàng hoá tức là chấp nhận giao kết hợp đồng bán đấu giá. Còn đối với cuộc bán đấu giá theo phương thức đặt giá xuống như trên đã nói, người tham gia đấu giá là người chấp nhận mức giá mà hỗ giá viên đề nghị.

Cũng là giao kết hợp đồng bán đấu giá, nhưng đối với mỗi loại đối tượng là tài sản hay hàng hóa khác nhau thì vấn đề đề hiệu lực giao kết và thủ tục giao kết mang những điểm khác biệt.

Đối với động sản, tại cuộc bán đấu giá, khi người điều hành tuyên bố

tài sản hay hàng hóa đã được bán cho người trả giá cao nhất thì hợp đồng coi như đã được giao kết và kể từ thời điểm này, các bên bị ràng buộc với nhau bởi các quyền và nghĩa vụ. Quyền tài sản phát sinh đối với người mua khi người đó đóng đủ khoản tiền đấu giá, tiền thuế, hoàn tất thủ tục giấy tờ đối với tổ chức bán đấu giá.

Đối với bất động sản, theo quy định của pháp luật, khi tiến hành giao

dịch đối với loại tài sản này, về hình thức, bắt buộc phải thể hiện dưới dạng văn bản có chứng nhận, chứng thực. Chính vì vậy, khi người điều hành tun bố tài sản đã được bán cho người trả giá cao nhất, tức là xác nhận sự giao kết

26

hợp đồng thì ngồi việc đóng thuế, nộp tiền mua, ký vào các giấy tờ cần thiết như văn bản bán đấu giá tài sản, người mua và người bán còn phải tiến hành các thủ tục chuyển quyền sở hữu theo quy định của pháp luật với sự chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đối với quyền tài sản, khi được đem bán đấu giá, thì về mặt giao kết

hợp đồng khơng có gì khác so với các loại tài sản là vật thể, khi tiến hành đưa ra lời mời đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng, người tổ chức đấu giá không thể đem trưng bày hay tổ chức cho người mua xem tài sản. Người tham gia đấu giá chỉ có thể hình dung về tài sản thông qua những tài liệu, giấy tờ liên quan. Khi đã mua được tài sản và làm đầy đủ các thủ tục cần thiết, người tham giá đấu giá có được quyền tài sản và từ thời điểm này có quyền khai thác quyền tài sản như khai thác công dụng của các tài sản khác và định đoạt số phận của tài sản.

Một phần của tài liệu Giao kết hợp đồng bán đấu giá tài sản theo pháp luật việt nam và thực tiễn tại công ty đấu giá hợp danh trung nam (Trang 25 - 30)