Pháp luật điều chỉnh giao kết hợp đồng bán đấu giá tài sản

Một phần của tài liệu Giao kết hợp đồng bán đấu giá tài sản theo pháp luật việt nam và thực tiễn tại công ty đấu giá hợp danh trung nam (Trang 30 - 34)

Giao kết hợp đồng bán đấu giá là linh hồn hay là phần chính của bán đấu giá. Vì vậy khi nói tới pháp luật bán đấu giá tức là nói tới pháp luật về giao kết hợp đấu bán đấu giá. Nói tới giao kết hợp đồng bán đấu giá là nói tới đề nghị và chấp nhận trong bán đấu giá. Tuy nhiên để có được đề nghị và chấp nhận trong bán đấu giá thì cần phải có đầy đủ các yếu tố như trên đã phân tích. Vì vậy cần phải nghiên cứu cả các qui định liên quan.

Trước năm 1975, chính quyền thực dân thời Pháp thuộc đã ban hành luật để thi hành trong các Toà Nam án như Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ năm 1931, Bộ luật Dan sự Trung Kỳ hay Hoàng Việt Trung kỳ Hộ luật năm 1936 quy định về phát mại tài sản. Năm 1972, Việt Nam Cộng hòa ban hành Bộ luật Dân sự năm 1972, Bộ luật Thương mại năm 1973 và Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 1973 mà trong đó có điều tiết việc bán đấu giá tài sản.

Sau khi thống nhất đất nước 1975, bán đấu giá tài sản tại Việt Nam được hình thành và phát triển từ việc bán đấu giá tài sản để thi hành án dân sự

27

vì các quy định về bán đấu giá tài sản được xuất hiện đầu tiên trong pháp luật về thi hành án dân sự. Đối với các loại tài sản này, thời gian bán đấu giá phải được niêm yết cơng khai tại trụ sở Tịa án và Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có tài sản và thông báo cho đương sự, chậm nhất là bảy ngày trước ngày bán đấu giá.

Riêng đối với bán đấu giá nhà, Điều 30, Pháp lệnh năm 1989 quy định: Người muốn mua nhà phải nộp đơn và nộp trước 1% giá trị nhà tại Tòa án. Số tiền này được hồn lại ngay nếu họ khơng mua được nhà. Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày bán đấu giá, người mua được nhà phải trả đủ tiền tại Tòa án. Nếu họ không trả đủ tiền trong thời hạn đó thì số tiền nộp trước không được trả lại và được nộp vào ngân sách nhà nước.

Chấp hành viên chỉ mời Hội đồng định giá tài sản trong những trường hợp người được thi hành án đồng ý nhận tài sản kê biên để thi hành án theo giá do hội đồng định giá quyết định hoặc do tính chất đặc biệt của tài sản mà chấp hành viên không thể ước giá được. Chấp hành viên khai mạc cuộc bán đấu giá, giới thiệu đại diện chính quyền, đồn thể được mời tham gia chứng kiến việc bán đấu giá, đại diện Viện kiểm sát nhân dân (nếu có) và cơng bố thể thức bán đấu giá. Chấp hành viên lần lượt bán tài sản của từng người phải thi hành án và công bố giá đã định của từng tài sản để người mua trả giá. Tài sản được bán cho người trả giá cao nhất. Nếu khơng có ai trả giá cao hơn giá khởi điểm thì bán cho người mua nếu người đó đồng ý mua theo giá khởi điểm. Khi số tiền bán tài sản đã đủ để thi hành án và thanh tốn các chi phí về thi hành án thì chấp hành viên ngừng bán và số tài sản còn lại sẽ được trả lại cho người phải thi hành án.

Bộ luật Dân sự 1995 ra đời đầu tiên ở nước ta. Đây là một văn bản pháp luật quan trọng, điều chỉnh các quan hệ giao kết dân sự trong đó có quan hệ về bán đấu giá tài sản. Theo quy định tại Điều 4, Nghị định số 86/CP thì người bán đấu giá là Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản bán đấu giá được

28

thành lập theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, do Sở Tư pháp trực tiếp quản lý. Người muốn tham gia đấu giá bất động sản hoặc động sản có giá khởi điểm từ mười triệu đồng trở lên phải đăng ký mua chậm nhất là hai ngày trước ngày mở cuộc bán đấu giá và phải nộp một khoản tiền đặt trước bằng 1% giá khởi điểm.

Ngày 18/01/2005, Nghị định số 05/2005/NĐ-CP của Chính phủ về bán đấu giá tài sản được ban hành thay thế Nghị định số 86/1996/CP. Ngay sau khi Nghị định số 05/2005/NĐ-CP có hiệu lực, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 03/2005/TT-BTP hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 05/2005/NĐ-CP. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, pháp luật về bán đấu giá tài sản trong thời kỳ này còn nhiều vấn đề bất cập.

Sau 5 năm thi hành Nghị định số 17/2010/NĐ-CP, hoạt động đấu giá tài sản đã đạt được những kết quả đáng kể. Các loại tài sản bắt buộc đấu giá được mở rộng hơn, chất lượng hoạt động đấu giá ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước bước sang giai đoạn mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và các ngành dịch vụ theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động đấu giá tài sản đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Từ thực tế nêu trên cho thấy, cần thiết phải xây dựng Luật Đấu giá tài sản để đáp ứng nhu cầu hồn thiện pháp luật trong tình hình mới.

Bộ luật Dân sự 2015 đã sửa đổi, bổ sung các quy định còn bất cập, hạn chế trong thực tiễn thi hành để bảo đảm Bộ luật Dân sự thực sự phát huy được vai trò cơ bản là tạo cơ chế pháp lý hữu hiệu để công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của các các cá nhân, pháp nhân, đặc biệt là trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của bên yếu thế, bên thiện chí trong quan hệ dân sự; hạn chế đến mức tối đa sự can thiệp của cơ quan công quyền vào việc xác lập, thay đổi, chấm dứt các quan hệ dân sự; tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực xã hội, bảo đảm sự

29

thơng thống, ổn định trong giao lưu dân sự, góp phần phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bộ luật này cũng đã có rất nhiều điểm mới về giao kết hợp đồng và khẳng định sự tự do ý chí, tự do thỏa thuận của các bên giao kết về các vấn đề liên quan đến các điều khoản thuộc nội dung hợp đồng.

Ngày 17/11/2016, Quốc hội khóa XIV đã biểu quyết thông qua Luật Đấu giá tài sản gồm 08 chương, 81 điều với nhiều nội dung quan trọng quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục đấu giá tài sản; đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản; thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản; xử lý vi phạm, hủy kết quả đấu giá tài sản, bồi thường thiệt hại; quản lý nhà nước về đấu giá tài sản. Sự ra đời của Luật góp phần tạo cơ sở pháp lý ổn định, thống nhất, lâu dài cho sự phát triển hoạt động đấu giá tài sản theo hướng chuyên nghiệp hóa; nâng cao chất lượng đội ngũ đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản và chất lượng hoạt động đấu giá tài sản; thúc đẩy dịch vụ đấu giá tài sản phát triển trong hệ thống các ngành, lĩnh vực dịch vụ theo cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, triển khai Luật giúp tăng cường cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia đấu giá, trách nhiệm của đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đấu giá tài sản. Như vậy, sự ra đời của Bộ luật Dân sự 2015, Luật Đấu giá tài sản 2016 đã góp phần khẳng định cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động bán đấu giá, giao kết hợp đồng dịch vụ bán đấu giá cũng như việc xử lý vi phạm hợp đồng bán đấu giá ở Việt Nam. Việc khẳng định cơ sở pháp lý vững chắc bằng Bộ luật Dân sự 2015, Luật Đấu giá tài sản 2016 đã giúp cho hoạt động đấu giá tài sản ở nước ta từng bước phát triển, có những đóng góp quan trọng trong công tác thi hành pháp luật, đặc biệt là công tác thi hành án dân sự và xử lý vi phạm hành chính; là cơ sở để áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng đấu giá đạt hiệu quả đề cao tính pháp chế, lành mạnh và minh bạch của dịch vụ đấu giá.

30

Một phần của tài liệu Giao kết hợp đồng bán đấu giá tài sản theo pháp luật việt nam và thực tiễn tại công ty đấu giá hợp danh trung nam (Trang 30 - 34)