Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng bán đấu giá tài sản

Một phần của tài liệu Giao kết hợp đồng bán đấu giá tài sản theo pháp luật việt nam và thực tiễn tại công ty đấu giá hợp danh trung nam (Trang 67 - 97)

giá tài sản

Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã đang xây dựng một thị trường bán đấu giá. Cùng với đó, đặt nền móng, cơ sở cho nó tồn tại và phát triển, những quy phạm pháp luật về bán đấu giá cũng đã được ban hành. Để

64

có thể xây dựng thành cơng mơ hình bán đấu giá tại Việt Nam, nhà nước ta khơng thể khơng hồn thiện pháp luật về bán đấu giá.

Từ những phân tích trên đây về thực trạng, nguyên nhân của vấn đề giao kết hợp đồng bán đấu giá, chúng ta lại càng thấy yêu cầu hoàn thiện pháp luật quốc gia về bán đấu giá nói chung và giao kết hợp đồng trong bán đấu giá nói riêng là một yêu cầu nghiêm túc và mang tính cấp thiết. Càng sớm có những khắc phục những điểm còn bất cập trong quy định về giao kết hợp đồng trong bán đấu giá bao nhiêu thì chúng ta sẽ càng sớm xố tan được tâm lý e ngại, nghi ngờ, thiếu niềm tin vào mơ hình mua bán hàng hố mới mẻ này tại Việt Nam bấy nhiêu. Có xây dựng được một mơi trường bán đấu giá lành mạnh và phát triển tại Việt Nam, xây dựng được niềm tin của người dân vào mơ hình bán đấu giá và khung pháp lý về bán đấu giá chúng ta mới có hy vọng đưa bán đấu giá trở thành một trong những thị trường mua bán hàng hố sơi động, góp phần thúc đẩy kinh tế quốc gia phát triển.

Với các phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về bán đấu giá, nhất là Luật Bán đấu giá tài sản 2016, luận văn đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật như sau:

Kiến nghị thứ nhất: Cần coi Luật Bán đấu giá tài sản 2016 là một đạo

luật về giao kết hợp và bỏ các qui định về bước giao kết hợp đồng sau khi cuộ cbans đấu giá đã thành công.

- Đối với bán đấu giá theo phương thức trả giá lên, coi người tham gia đấu giá trả giá cao nhất là người đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng và hợp đồng thực sự được giao kết tại thời điểm hỗ giá viên chấp nhận đề nghị đó.

- Đối với bán đấu giá theo phương thức đặt giá xuống, coi hỗ giá viên đặt giá xuống là đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng và hợp đồng được giao kết thực sự tại thời điểm người tham gia đấu giá chấp nhận giá đó.

Qui định như vậy hồn tồn phù hợp với Bộ luật Dân sự 2015 và bảo đảm tính thống nhất của pháp luật về hợp đồng. Kéo theo đó là bỏ các qui

65

định về quyền và nghĩa vụ của người trúng đấu giá về giao kết hợp đồng sau khi trúng đấu giá và hoàn tất cuộc bán đấu giá. Như vậy nếu bên trúng đấu giá không trả tiền giá bán hay không nhận tài sản là vi phạm hợp đồng.

Kiến nghị thứ hai: Thay thuật ngữ “đấu giá viên” bằng thuật ngữ “hỗ

giá viên” vì thực chất người này khơng tham gia đấu giá mà là người hỗ trợ cho những người tham gia đấu giá đấu giá với nhau. Đồng thời thay thuật ngữ “tổ chức đấu giá” bằng thuật ngữ “tổ chức bán đấu giá” vì tổ chức này khơng tham gia đấu giá mà đại diện cho bên có tài sản tổ chức bán đấu giá.

Kiến nghị thứ ba: Cơ quan có thẩm quyền định giá khi định giá tài sản,

hàng hóa cần bám sát giá thị trường tại thời điểm định giá để định giá tài sản cho sát với thực tế. Khi giá khởi điểm đã sát với thực tế thì chênh lệch giữa giá khởi điểm và giá bán sẽ không cao nên sẽ hạn chế phần nào được hiện tượng dìm giá.

Tuy nhiên, có những tài sản, hàng hố có thể định giá sát với thị trường nhưng cũng có những hàng hố/tài sản việc định giá chỉ là tương đối (ví dụ: đồ cổ, tác phẩm nghệ thuật…). Lúc này, giá trị của tài sản, hàng hố khơng phụ thuộc vào giá trị sử dụng của nó nữa mà phụ thuộc vào nhu cầu của người mua.

Kiến nghị thứ tư: Quy định bước giá trong cuộc đấu giá

Để khắc phục tình trạng khách hàng hơ giá q cao rồi sau đó rút lại giá đã trả, tạo cơ hội cho người trả giá liền kề có cơ hội thắng cuộc với giá mua thấp hơn rất nhiều so với thực tế, gây thiệt hại cho tài sản của người bán, đơn vị tổ chức nên quy định mức giá chênh lệch. Việc quy định bước giá có thể làm cho cuộc đấu giá giảm đi tính ngẫu hứng và đột biến, không hứa hẹn những “pha” ra giá ngoại mục nhưng lại rất hiệu quả trong việc đảm bảo kiểm soát diễn biến của cuộc đấu giá, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bán tài sản. Ví dụ, nếu quy định các khách hàng phát giá với mức chênh lệch tối đa

66

khơng q 200 triệu đồng thì đã khơng xảy ra việc Công ty TNHH Gaap “hét” lên 32 tỷ đồng (gần gấp đôi) để loại các khách hàng khác ra khỏi cuộc chơi.

Kiến nghị thứ năm: Tăng cường giám sát bán đấu giá

Các cơ quan quản lý về đấu giá cần có kế hoạch phối hợp với Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản và các tổ chức bán đấu giá khác để kiểm tra, giám sát các phiên đấu giá, phát hiện, xử lý kịp thời các khách hàng thơng đồng dìm giá đúng theo qui định của pháp luật.

Thực tế hiện nay, chỉ có phiên đấu giá nào người bán đấu giá thấy có dấu hiệu bị quấy rối, gây nhiễu, làm ảnh hưởng tới diễn biến và kết quả của cuộc bán đấu giá… thì họ mới mời đại diện cơ quan công an tham gia để giúp giữ gìn trật tự. Nhưng diễn biến của cuộc bán đấu giá nhiều lúc rất khó lường và khó kiểm sốt, khơng đơn giản chỉ là bạo lực nên trong các phiên đấu giá nên mời đại diện cơ quan công an sở tại có mặt giám sát để được khách quan. Khi có bằng chứng khách hàng thơng đồng dìm giá thì phải hủy kết quả đấu giá ngay, thậm chí có thể lập biên bản hủy kết quả đấu giá chỉ cần có chữ ký của ba bên là người có tài sản bán đấu giá, người bán đấu giá tài sản và đại diện cơ quan công an.

Kiến nghị thứ sáu: Tăng cường xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết

tranh chấp hợp đồng bán đấu giá

Luật Bán đấu giá tài sản 2016 đã khắc phục nhiều bất cập trong bán đấu giá tài sản. Tuy nhiên có những vấn đề liên quan đến kỹ thuật bán đấu giá vẫn có thể bị lợi dụng để trục lợi bất chính, ví dụ như vụ việc dưới đây:

Công ty TNHH X thuộc tỉnh Y là một công ty chuyên sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy. Do không trả được nợ vay ngân hàng, tài sản của công ty đã bị Thi hành án dân sự tỉnh kê biên bán để trả nợ theo phán quyết của Toà án nhân dân tỉnh có hiệu lực pháp luật

Ngày 21/9/2005, Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Y đã tổ chức một phiên bán đấu giá để bán tài sản của công ty. Tài sản đưa ra đấu giá

67

gồm 24 bộ máy điều hoà nhiệt độ, giá khởi điểm 220 triệu đồng, 01 xe Toyota giá khởi điểm 193 triệu đồng; 01 xe Ford giá khởi điểm 300 triệu đồng, 05 chiếc xe tải thùng Huyndai 11 tấn giá khởi điểm 700 triệu đồng.

Thành phần tham dự phiên bán đấu giá hết sức đầy đủ, trong đó có người được thi hành án, người phải thi hành án, đại diện cơ quan thi hành án, 47 khách hàng tham gia đấu giá và có cả vị đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh tham gia giám sát việc bán đấu giá.

Cuộc bán đấu giá được bắt đầu bình thường, đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá thông báo tên tài sản và mức giá khởi điểm. Một số khách hàng (3/47) tham gia trả giá và tài sản được bán với mức giá cao hơn giá sàn. Về trình tự, thủ tục, phiên đấu giá diễn ra khá nghiêm túc, đúng theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. Cuộc đấu giá thành và khơng có sự phản ứng nào từ phía người bán, người mua và các thành phần tham dự.[12]

Nếu nhìn bề ngoài, khi xem xét thành phần tham dự và trình tự của cuộc bán đấu giá trên, cũng như kết quả đấu giá thành, người ta có lẽ khơng có gì thắc mắc về nó. Cuộc bán đấu giá diễn ra rất hồ bình, theo đúng các quy định của pháp luật về đấu giá giống như các cuộc bán đấu giá hợp pháp khác.

Tuy nhiên, khi xem xét kỹ, có thể thấy phiên bán đấu giá có những biểu hiện thơng đồng để dìm giá, thể hiện qua các hành vi sau:

Thứ nhất: Người đăng ký mua rất đông, đến 47 người, nhưng khi đấu

giá thì chỉ có 03 người trả giá. Hiện tượng chỉ có 03/47 người đăng ký tham gia trả giá có thể gây thắc mắc cho bất kỳ ai, bởi khơng dễ gì người ta bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để đăng ký tham gia lại chỉ đến để ngồi xem và ra về. Nếu là khách hàng thực sự, có nhu cầu mua thì nếu khơng thể mua ở mức giá cao thì ít ra trong lần trả giá đầu tiên, khi mức giá còn chưa bỏ xa giá khởi điểm, họ cũng phải tham gia trả giá.

68

Thứ hai: Có những khách hàng từ tỉnh khác, cách mấy trăm km vào

đăng ký đấu giá sau đó khơng hề tham gia trả giá và ra về. Cũng có thể trong số những người đăng ký đấu giá này sẽ có những người đăng ký địa chỉ của mình theo địa chỉ thường trú trong khi thực tế là đang sống và làm việc tại tỉnh Y nhưng chỉ cần một trong số các khách hàng này thực sự là người ở tỉnh khác, lặn lội đường xa đến tỉnh Y để tham gia đấu giá mà lại lẳng lặng ra về mà khơng tham gia trả giá thì cũng đã là một sự lạ. Khi tham gia vào các cuộc bán đấu giá như thế này, có lẽ ít khách hang nghĩ rằng đây là cuộc dạo chơi, tham dự cho biết, cho vui mà thường đặt mục đích kinh tế lên hàng đầu. Không mua được tài sản bán đấu giá đã đành, lại cịn khơng tham gia trả giá để thử một cơ hội, rõ ràng là mục tiêu kinh tế ở đây của khách hàng hồn tồn khơng đạt được. Vậy mục đích cuối cùng của họ khi tham gia cuộc bán đấu giá là gì?

Thứ ba: Có biểu hiện tụ tập, bàn bạc giữa các khách hàng trước khi

phiên bán đấu giá bắt đầu. Pháp luật về bán đấu giá không cấm khách hàng được gặp gỡ và trao đổi với nhau trước khi phiên đấu giá kết thúc. Song từ biểu hiện tụ tập đó, cộng với việc trả giá và mức giá bán tài sản “khơng bình thường” sẽ khiến cho người chứng kiến có những thắc mắc.

Thứ tư: Phiên đấu giá kết thúc với một giá hết sức thấp.

Ví dụ: Xe ô tô Ford 5 chỗ ngồi giá khởi điểm 300 triệu đồng, khách hàng trúng với giá 302.500.000 đồng, lên 2.500.000 đồng; 24 bộ điều hoà nhiệt độ giá khởi điểm 220 triệu đồng, một khách hàng khác trúng với giá 220.500.000 đồng, lên 500.000 đồng.

Có thể nói đây là mức giá “trong mơ” đối với bất kỳ ai tham gia đấu giá, vì nó hầu như khơng thay đổi bao nhiêu so với giá khởi điểm. Đặt giả thiết đây là do định giá quá sát hoặc quá cao so với giá trị thực của tài sản, gây tâm lý chán nản cho người tham gia đấu giá khiến họ khơng muốn tham gia trả giá thì cịn có thể lý giải được về giá bán và thái độ tham gia mà không

69

trả giá của khách hàng. Nhưng rõ ràng trên thực tế, tài sản được định giá ở mức vừa phải, không quá thấp cũng không quá cao, phù hợp với một cuộc bán đấu giá nên việc giá bán tài sản chỉ vừa đủ vượt giá khởi điểm như vậy thật khó lý giải.

Đây là một vụ việc có thật xảy ra tại một địa phương nhưng khơng phải là một hiện tượng riêng lẻ, cá biệt mà là hiện tượng xảy ra khá phổ biến tại các Trung tâm dịch vụ Bán đấu giá tài sản trên cả nước. Tuy nhiên, đa phần các vụ việc như trên lại vẫn được công nhận kết quả. Hậu quả của những vụ việc như vậy không phải chỉ dừng lại ở việc làm thiệt hại cho chủ tài sản mà còn gây những dư chấn lớn hơn, đó là làm mất niềm tin của mọi người vào các tổ chức bán đấu giá, vào pháp luật về bán đấu giá và vào cả mơ hình này trên thực tiễn.

Vì vậy vai trị của án lệ cực kỳ quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp như vậy.

Kiến nghị thứ bảy: Tăng cường chế tài xử lý vi phạm

Pháp luật khác với các quy phạm xã hội khác ở chỗ nó có định hướng hành vi một cách rõ ràng xem thế nào là đúng, thế nào là sai, trước những tình huống nhất định phải làm như thế nào để được pháp luật bảo vệ và nếu vi phạm các quy phạm pháp luật thì hậu quả pháp lý của hành vi ấy như thế nào. Chế tài quá nặng hoặc quá nhẹ đều sẽ gây nên những phản ứng tiêu cực. Nếu chế tài quá nặng sẽ làm cho người tham gia vào quan hệ pháp luật sợ hãi, có tâm lý né tránh việc tham gia vào quan hệ pháp luật hoặc phản ứng lại pháp luật. Nếu chế tài quá nhẹ sẽ gây tâm lý “nhờn”, coi thường pháp luật đối với những người tham gia. Một chế tài phù hợp với mức độ vi phạm sẽ gây dựng được niềm tin của người tham gia vào quan hệ pháp luật và phịng ngừa được những hành vi vi phạm. Chính vì thế, một quy phạm pháp luật được xây dựng một cách khoa học phải đáp ứng được các yêu cầu về nội dung, hình thức, pháp lý..., trong đó có yêu cầu về sự phù hợp của chế tài.

70

Thứ nhất, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lũng đoạn

kết quả các cuộc bán đấu giá kể trên là do chế tài xử lý vi phạm chưa nghiệm. Từ việc phân tích về chế tài xử lý vi phạm tại phần nguyên nhân, từ việc tham khảo và tổng hợp tài liệu, sách báo và sự phân tích của các chuyên gia, người viết xin đưa ra kiến nghị: Sửa đổi, bổ sung khoản 1, điều 48 Nghị định 05/2005/NĐ-CP theo hướng buộc bồi thường thiệt hại (nếu có) hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự với người tham gia đấu giá có hành vi phá rối, cản trở cuộc đấu giá hoặc liên kết thơng đồng dìm giá.

Truy cứu trách nhiệm hình sự với các hành vi phá rối, cản trở cuộc đấu giá hoặc liên kết thơng đồng dìm giá là một việc cần thiết bởi:

Với tất cả những thủ đoạn hòng phá rối, cản trở cuộc đấu giá như đe doạ người tổ chức đấu giá, đe doạ dùng vũ lực với những người tham gia đấu giá khác (có dấu hiệu có sự tham gia của các tổ chức xã hội đen), cố tình gây rối nhằm gây mất trật tự và phá hỏng cuộc bán đấu giá hoặc những thủ đoạn nhằm thơng đồng, dìm giá như mượn “qn xanh”, hơ giá thật cao rồi sau đó từ chối mua để cho người trả giá liền kề có cơ hội trục lợi…diễn ra khá phổ biến tại hầu khắp các địa phương trên cả nước và ngày càng có nguy cơ lan tràn thì rõ ràng, đây khơng cịn là vấn đề dừng lại ở những đòi hỏi giải pháp mang tính riêng lẻ và cá biệt. Đã là những hành vi gây thiệt hại cho nhà nước và xã hội một cách có tổ chức, mức độ gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng ( và trong tương lai có thể là hàng trăm tỷ đồng nếu như khơng sớm có biện pháp phịng ngừa và xử lý kịp thời), gây hậu quả xấu về mặt xã hội, làm mất niềm tin của mọi người vào môi trường bán đấu giá nói chung và mơi trường thương mại trong nước nói riêng…, thì rõ ràng việc chỉ dừng lại ở truất quyền tham gia đấu giá và khơng được hồn trả tiền đặt trước như hiện nay đối với

Một phần của tài liệu Giao kết hợp đồng bán đấu giá tài sản theo pháp luật việt nam và thực tiễn tại công ty đấu giá hợp danh trung nam (Trang 67 - 97)