Thực tiễn thực hiện các qui định pháp luật cụ thể về giao kết hợp đồng

Một phần của tài liệu Giao kết hợp đồng bán đấu giá tài sản theo pháp luật việt nam và thực tiễn tại công ty đấu giá hợp danh trung nam (Trang 60 - 65)

hợp đồng bán đấu giá tài sản tại Công ty Đấu giá hợp danh Trung Nam

Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu giá tài sản thời gian qua cho thấy vẫn cịn một số khó khăn, vướng mắc do Luật Đấu giá tài sản chưa quy định hoặc quy định chưa rõ ràng, cụ thể. Công ty Đấu giá hợp danh Trung Nam luôn nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động bán đấu giá đúng pháp luật góp phần xây dựng mơi trường pháp lý lành mạnh. Do vậy từng bước trong bán đấu giá theo yêu cầu của Luật Bán đấu giá tài sản 2016 đều được chú trọng thực hiện rất kỹ lưỡng. Dưới đây là những vấn đề pháp lý mà công ty Trung Nam nhận thấy vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật về hợp đồng đấu giá tài sản, cụ thể như sau:

Về hủy kết quả đấu giá tài sản

Theo quy định tại Điều 72 Luật Đấu giá tài sản, kết quả đấu giá tài sản bị hủy trong các trường hợp sau đây:

- Theo thỏa thuận giữa người có tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản và người trúng đấu giá về việc hủy kết quả đấu giá tài sản hoặc giữa người có tài sản đấu giá và người trúng đấu giá về việc hủy giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, hủy bỏ hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, trừ trường hợp gây

57

thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;

- Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá bị Tịa án tun bố vơ hiệu theo quy định của pháp luật về dân sự trong trường hợp người trúng đấu giá có hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 Điều 9 của Luật này;

- Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản bị hủy bỏ theo quy định tại khoản 6 Điều 33 của Luật này;

- Người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên có hành vi thơng đồng, móc nối, dìm giá trong quá trình tham gia đấu giá dẫn đến làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá hoặc hồ sơ tham gia đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;

- Theo quyết định của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp đấu giá tài sản nhà nước khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 33 của Luật này.

Thực tế hiện nay, qua kiểm tra, rà soát hồ sơ đấu giá cho thấy có một số trường hợp việc tổ chức đấu giá tài sản thi hành án, tài sản bảo đảm của Ngân hàng (không phải là tài sản nhà nước) có sai sót, vi phạm về trình tự, thủ tục, trong đó có những vi phạm nghiêm trọng như tổ chức đấu giá tài sản tổ chức cuộc đấu giá khơng đúng quy định về hình thức đấu giá, phương thức đấu giá theo Luật Đấu giá tài sản, Quy chế cuộc đấu giá dẫn đến làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản. Tại thời điểm phát hiện vi phạm, các trường hợp này đã quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, vì vậy cơ quan quản lý nhà nước không thể xử phạt vi phạm hành chính. Hơn thế nữa, các trường hợp này cũng không thuộc trường hợp phải hủy kết quả đấu giá tài sản. Đây là một bất cập rất lớn, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.

58

Về bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá ngay tình

So với quy định tại Điều 4 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP thì Điều 7 Luật Đấu giá tài sản lần đầu tiên đề cập đến "người mua được tài sản đấu giá ngay tình". Tuy nhiên, Luật Đấu giá tài sản chưa quy định rõ trường hợp nào được xem là "người mua được tài sản đấu giá ngay tình". Ngồi ra, Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng chưa giải thích như thế nào là "ngay tình".

“Ngay tình” là lịng ngay thẳng, thực thà, tình thế rõ ràng.[27] Có quan điểm cho rằng, “người mua được tài sản đấu giá ngay tình” là người tham gia và trúng đấu giá một cách khách quan, không vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm đối với người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Đấu giá tài sản. Bên cạnh đó, cũng có quan điểm khác cho rằng, "người mua được tài sản đấu giá ngay tình" phải thỏa mãn hai điều kiện: i) người đó tham gia và trúng đấu giá một cách khách quan, không vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm đối với người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Đấu giá tài sản; ii) trình tự, thủ tục đấu giá tài sản bảo đảm tuân theo quy định của Luật Đấu giá tài sản.

Do chưa được quy định cụ thể, rõ ràng nên các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương rất khó xác định “người mua được tài sản đấu giá ngay tình”.

Về thủ tục chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản trong trường hợp giải thể, hợp nhất, bị sáp nhập

Luật Đấu giá tài sản đã có các quy định về thủ tục đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản và được quy định như là một thủ tục hành chính bắt buộc. Tuy nhiên, đối với trường hợp doanh nghiệp đấu giá tài sản giải thể, hợp nhất, bị sáp nhập (thuộc các trường hợp tự chấm dứt hoạt động) thì thủ tục chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản chưa được

59

Luật Đấu giá tài sản quy định cụ thể về trình tự thực hiện, thành phần hồ sơ. Vì vậy, doanh nghiệp đấu giá tài sản cũng như Sở Tư pháp đều lúng túng trong việc thực hiện quy định này.

Mặt khác, theo Khoản 2 Điều 31 Luật Đấu giá tài sản “Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp đấu giá tài sản chấm dứt hoạt động, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở; công bố thông tin về việc chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản trên cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp”. Quy định này còn chung chung dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau:

Thứ nhất, thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp đấu giá

tài sản chấm dứt hoạt động được tính từ thời điểm doanh nghiệp đấu giá tài sản ban hành quyết định giải thể, hợp nhất, sáp nhập;

Thứ hai, thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp đấu giá tài

sản chấm dứt hoạt động được tính từ thời điểm Sở Tư pháp nhận được quyết định giải thể, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp đấu giá tài sản.

Về lưu trữ hồ sơ đấu giá

Lưu trữ hồ sơ đấu giá là khâu cuối cùng của quy trình đấu giá tài sản và có vai trị, ý nghĩa quan trọng trong việc lưu giữ thông tin để phục vụ cho hoạt động của tổ chức đấu giá tài sản, công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước. Trong một số trường hợp, hồ sơ đấu giá còn là tài liệu, chứng cứ quan trọng để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử. Đặc biệt, đối với tài sản đấu giá là quyền sử dụng đất, tài sản nhà nước, tài sản có giá trị lớn thì hồ sơ đấu giá càng cần phải được bảo quản cẩn thận, lưu trữ lâu dài.

Trước đây, Nghị định số 17/2010/NĐ-CP và Thông tư số 23/2010/TT- BTP chưa có quy định nào về chế độ lưu trữ hồ sơ đấu giá. Đến Luật Đấu giá tài sản, tại Điều 54 có quy định: “1. Người có tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá

60

tài sản, người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện việc lưu trữ hồ sơ đấu giá trong thời hạn 05 năm kể từ ngày kết thúc cuộc đấu giá; 2. Trình tự, thủ tục lưu trữ thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ”.

Thực tế cho thấy thời hạn lưu trữ hồ sơ đấu giá 05 năm là quá ngắn, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Bên cạnh đó, đã có trường hợp tại thời điểm điều tra, truy tố, xét xử thì doanh nghiệp đấu giá tài sản đã chấm dứt hoạt động, trong khi đó pháp luật chưa có quy định về bàn giao, lưu trữ hồ sơ đấu giá tài sản khi tổ chức đấu giá tài sản chấm dứt hoạt động. Vì vậy, việc thẩm định tính pháp lý của hồ sơ đấu giá cũng gặp nhiều khó khăn.

61

CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giao kết hợp đồng bán đấu giá tài sản theo pháp luật việt nam và thực tiễn tại công ty đấu giá hợp danh trung nam (Trang 60 - 65)