Đánh giá về cơng tác kế tốn tại Lâm trường Vĩnh Long

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại lâm trường vĩnh long (Trang 50 - 53)

BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG

2.3. Đánh giá về cơng tác kế tốn tại Lâm trường Vĩnh Long

2.3.1 Ưu điểm

Bộ máy kế toán của Lâm trường khá gọn nhẹ phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của Lâm trường. Các cán bộ kế tốn được bố trí hợp lý phù hợp với trình độ khả năng của mỗi người. Mỗi phần hành kế toán đều được phân công cụ thể. Việc phân chia nhiệm vụ giữa các bộ phận trong bộ máy kế toán giúp cho việc hạch tốn kế tốn được đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ. Lâm trường luôn quan tâm đến việc đào tạo, nâng cao trình độ nhân viên phịng kế tốn, vì vậy hiện nay đội ngũ kế tốn của cơng ty tương đối vững mạnh, có chun mơn và kinh nghiệm trong cơng việc.

Về cơng tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Lâm trường đã tổ chức tập hợp khá đầy đủ các khoản mục chi phí như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp, chi phí sản xuất chung.

Do qui trình sản xuất giản đơn nên với trình độ cơng nhân sản xuất khơng cần tay nghề cao, việc sản xuất vẫn diễn ra thuận lợi đáp ứng yêu cầu sản xuất sản phẩm và kinh doanh của Lâm trường.

Quản đốc sản xuất thường xuyên theo dõi việc sản xuất, đôn đốc công nhân sản xuất, việc theo dõi vật tư sản xuất diễn ra thường xuyên, nhân viên theo dõi phối hợp nhịp nhàng với bộ phận kho vận để kịp thời nhập vật tư về sản xuất.

Hằng ngày, số lượng thành phẩm nhập kho đều được bộ phận sản xuất ghi chép lại để đối chiếu lại với thủ kho. Nhìn chung, khâu quản lý trong cơng tác sản xuất diễn ra khá chặt chẽ.

Lâm trường cũng đã xây dựng được một hệ thống báo cáo, bảng biểu, bảng kê chi tiết thống nhất từ các phân xưởng đến các phòng ban cấp trên. Nhờ vậy việc ghi chép các chi phí được chặt chẽ và dễ quản lý hơn. Việc thực hiện khốn lương theo sản phẩm đã khuyến khích người cơng nhân sản xuất trong phân xưởng và tăng cường hoàn thành nhiệm vụ, quan tâm đến kết quả và chất lượng lao động của mình, thúc đẩy tăng năng suất lao động của mình, thúc đẩy tăng năng suất trong phân xưởng nói riêng và tồn Lâm trường nói chung.

2.3.2. Hạn chế

Về Bộ máy và cơng tác kế tốn:

Bộ máy kế toán được thiết kế tương đối đầy đủ. Song, số lượng nhân viên cịn khá ít so với khối lượng cơng việc, do đó một nhân viên kế tốn phải đảm nhiệm nhiều phần hành công việc khác nhau.

Việc chứng từ tập hợp dồn vào cuối tháng sẽ làm cho cơng tác kế tốn cuối tháng vất vả, có thể xảy ra tình trạng thiếu chính xác. Điều này ảnh hưởng đến việc cung cấp thông tin cho lãnh đạo cấp trên, cũng như lập và nộp các báo cáo thuế hàng tháng, hoặc số liệu trong các quan hệ thanh toán.

Về phương pháp kế tốn chi phí và tính giá thành sản phẩm:

Đối với chi phí ngun vật liệu trực tiếp: Phân bón xuất dùng khơng chỉ sử dụng cho rừng thông nhưng lại không được tách riêng cho từng khu vực sản xuất (từng mã sản phẩm) mà được tính hết vào chi phí của sản phẩm nhựa thơng.

Đối với chi phí nhân cơng trực tiếp: Định mức đơn giá sản phẩm còn thấp và chưa bao gồm lương lễ, tết, phép dẫn đến lương Công nhân trực tiếp sản xuất thấp cũng như chưa đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho công nhân, trong khi công việc khai thác nhựa thơng lại địi hỏi nhiều sức lực, làm cho đời sống cơng nhân gặp nhiều khó khăn.

Lâm trường chưa trích lập các khoản dự phịng và trích trước. Nên việc tính giá thành sảm phẩm cuối kỳ thường khơng chính xác, và có thể bị độn lên cao do chi phí sản xuất dồn hết vào một kỳ.

Phương pháp tính giá thành sản phẩm

Các khoản chi phí sản xuất chung khi phát sinh có được theo dõi theo từng địa điểm phát sinh nhưng khi tập hợp để tính giá thành thì lại được tập hợp trên tồn Lâm trường

nhưng không theo dõi chi tiết từng mã hàng. Phương pháp này làm giảm khả năng theo dõi chi tiết đối với mỗi mã hàng.

Lâm trường có nhiều đối tượng tính giá thành, nhưng hầu hết chi phí sản xuất lại tập hợp cho hạng mục sản phẩm nhựa thông mà không phân bổ cho các hạng mục sản phẩm khác làm cho chi phí trong kỳ của hạng mục sản phẩm này bị độn lên cao.

Về việc ghi sổ:

Việc chỉ lập một Chứng từ ghi sổ chung cho Tài khoản 627 mà không tách riêng ra cho từng tiểu khoản sẽ dễ dẫn đến nhầm lẫn khi lập.

Lâm trường có nhiều hạng mục sản phẩm nhưng lại chưa mở sổ chi tiết cho các tài khoản theo từng hạng mục sản phẩm.

Hạch toán về thiệt hại vật chất :

Thực tế tại Lâm trường có phát sinh những sản phẩm hỏng nhưng các khoản chi phí này khơng được theo dõi hoặc theo dõi thì cũng khơng chặt chẽ. Điều này đã dẫn tới những hậu quả như: không biết sản phẩm làm ra bị hư hỏng ở khâu nào để tiến hành xác định trách nhiệm bồi thường, không xác định được tỉ lệ làm hỏng để tiến hành trích trước vào chi phí để khơng làm ảnh hưởng lớn đến giá thành của những mã hàng có phát sinh chi phí thiệt hại vật chất lớn.

2.3.3. Cơng tác tiết kiệm chi phí

Trên cơ sở đánh giá đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của chính mình để tìm ra các biện pháp thích hợp. Tuy nhiên có thể nêu ra những biện pháp chủ yếu là:

- Thường xuyên đổi mới kỹ thuật, cơng nghệ trong q trình sản xuất, ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học - kỹ thuật và sản xuất. Tuy nhiên việc đầu tư, đổi mới kỹ thuật, cơng nghệ sản xuất thường địi hỏi vốn đầu tư lớn, vì vậy doanh nghiệp phải có các biện pháp cụ thể, phù hợp để huy động, khai thác các nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp.

- Không ngừng hồn thiện và nâng cao trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức lao động trong doanh nghiệp để nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí lao động vật tư, chi phí quản lý, hạn chế tối đa các tổn thất và thiệt hại khơng đáng có trong q trình sản xuất... từ đó có thể tiết kiệm chi phí và hạ giá thành.

- Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát tài chính đối với việc sử dụng các loại chi phí và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại lâm trường vĩnh long (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w