Hứng thú của sinh viên ngành Tâm lý giáo dục học với học thuyết phân tâm

Một phần của tài liệu 1 t4 HỨNG THÚ của SINH VIÊN KHOA tâm lý GIÁO dục học TRƯỜNG đại học sư PHẠM hà nội với học THUYẾT PHÂN tâm (Trang 32 - 35)

1.1.1 .Các nghiên cứu ở nước ngoài

1.4. Hứng thú của sinh viên ngành Tâm lý giáo dục học với học thuyết phân tâm

thuyết phân tâm

1.4.1. Sinh viên ngành Tâm lý- Giáo dục học

Lứa tuổi sinh viên khoa tâm lý - giáo dục học thường là từ 18 đến 25 tuổi, đây là thời kỳ hoàn thành và ổn định sau những biến động sâu sắc của tuổi dậy thì. Sinh viên khoa tâm lý - giáo dục học là giai đoạn đang chuẩn bị cho việc hình thành nghề nghiệp ổn định và bắt đầu bước vào phạm vi hoạt động lao động. Hoạt động học tập của sinh viên khoa tâm lý - giáo dục học là hoạt động đi vào nghiên cứu chuyên sâu những chuyên ngành khoa học cụ thể nhằm trở thành chuyên gia trong các lĩnh vực khoa học nhất định. Chính vì vậy, sinh viên khoa tâm lý - giáo dục học phải có sự phối hợp các thao tác tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái qt hóa, … trong q trình học tập. Đồng thời, sinh viên khoa tâm lý - giáo dục học cũng phải hình thành cho bản thân năng lực nghiên cứu khoa học trong quá trình học tập. Vì hoạt động học tập của sinh viên khoa tâm lý - giáo dục học là hoạt động độc lập, tự chủ và sáng tạo cao.

Bản thân sinh viên cũng phải tự đào tạo, xây dựng kế hoạch, phương pháp học tập phù hợp với ngành nghề mình đang theo học và theo yêu cầu của nhà trường. Trong quá trình học tập, sinh viên phải nhanh nhạy, sắc bén trong việc lĩnh hội, phân tích và giải quyết các vấn đề. Lúc này, họ đào sâu suy nghĩ, mở rộng kiến thức không chỉ qua những bài học trên lớp của thầy cơ mà đi sâu vào phân tích, hệ thống qua các tài liệu chuyên môn, qua các cuộc hội thảo về ngành nghề mình đang theo học, qua các phương tiện truyền thơng,… Điều đó làm cho lượng tri thức mà sinh viên khoa tâm lý - giáo dục học tích lũy được thường rất lớn, khơi gợi trong họ nhu cầu khám phá và say mê học hỏi những cái mới, sự huyền diệu của khoa học. Và một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng của sinh viên khoa tâm lý - giáo dục học là sự phát triển mạnh mẽ của tự ý thức. Tự ý thức có liên quan chặt chẽ với tính tích cực nhận thức của sinh viên, đến trình độ học lực cũng như kế hoạch sống trong tương lai của sinh viên.

Thành phần có ý nghĩa nhất tạo nên sự phát triển tự ý thức của sinh viên khoa tâm lý - giáo dục học là năng lực tự đánh giá, thể hiện ở thái độ đối với bản thân. Tự đánh giá hình thành nên lịng tự trọng, tự tin, tính tích cực trong nhân cách sinh viên và nó được thực hiện trong đời sống với toàn bộ cấu trúc của mối liên hệ nhân cách. Tự đánh giá phản ánh năng lực tự hiểu biết, phản ánh kỹ năng điều khiển bản thân. Sự tự đánh giá của cá nhân có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của hoạt động, đặc biệt là tự đánh giá về trí tuệ. Ở trường đại học là giai đoạn học tập, khám phá, tìm hiểu những tri thức của chuyên ngành mình đang theo học. Do đó, tự đánh giá có tác dụng rất lớn đối với sự hình thành và phát triển các phẩm chất trí tuệ trong q trình học tập ở đại học.

Bên cạnh đó, đời sống tình cảm của sinh viên khoa tâm lý - giáo dục học cũng có biểu hiện rất phong phú, có tính hệ thống và bền vững. Đây là thời kỳ phát triển tích cực nhất của các loại tình cảm: tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mĩ. Đặc biệt ở lứa tuổi này là sự phát triển mạnh mẽ có tính định hướng, khá sâu sắc về tình u nam nữ. Qua hoạt động học tập, giao lưu, sinh hoạt ngoại khóa sinh viên có điều kiện tiếp xúc và gặp gỡ, tìm hiểu nhau. Dần dần tình yêu nam nữ sẽ nảy sinh từ những tình bạn chân thành, đồng cảm và gắn bó. Tình bạn, tình u của lứa tuổi sinh viên nói khoa tâm lý - giáo dục học nói riêng nhìn chung tương đối đẹp đẽ, trong sáng và bền vững. Tình cảm này cũng có tác dụng tích cực trong việc giúp sinh viên khoa tâm lý - giáo dục học chia sẻ vui buồn, cùng nhau học tập.

Hứng thú với học thuyết phân tâm bao hàm cả thái độ nhận thức phức tạp đối với học thuyết. Thái độ nhận thức đó được thể hiện ra ở việc thường xuyên nghiên cứu sâu sắc, độc lập, tiếp thu kiến thức học thuyết phân tâm, hoàn thiện phương pháp trị liệu trong phân tâm học, kiên trì khắc phục khó khăn nắm kiến thức và phương pháp tiếp thu kiến thức.

Trong hứng thú với học thuyết phân tâm, các quá trình suy nghĩ mang màu sắc xúc cảm rõ rệt, các hành vi nhận thức không dừng ở mức độ quan sát thụ động mà mang tính chất định hướng tích cực. Chủ thể khơng chỉ có nguyện vọng nắm chắc kiến thức mà còn muốn mở rộng kiến thức. Hơn nữa, việc mở rộng

kiến thức được gắn liền với hoạt động tích cực, tìm tịi ra cái bản chất, cái cơ bản bên trong của quá trình cũng như của những hiện tượng, sự kiện được nghiên cứu, chứ khơng chỉ dừng lại ở bề ngồi.

Nội dung học thuyết phân tâm tác động đến hứng thú của người học dựa trên cơ sở phù hợp với nhận thức của bản thân họ, thiết thực với ngành nghề đang theo học, cập nhật những nội dung mới, hữu ích trong ngành nghề đang được đào tạo, qua đó tác động vào hệ động cơ học tập của người học mà trước hết là động cơ nhận thức khoa học. Tuy nhiên tính thiết thực, cập nhật của nội dung học thuyết phân tâm không phải do riêng bản thân học thuyết mà cịn phụ thuộc vào cơng tác biên soạn giáo trình, tài liệu và trình độ chun mơn của đội ngũ giảng viên giảng dạy. Vì vậy, để tạo hứng thú đối với học thuyết phân tâm trong quá trình học tập địi hỏi nội dung giáo trình, tài liệu và bài giảng của các mơn học phải thường xuyên cập nhật những thông tin mới mẻ xuất phát từ thực tiễn và đáp ứng được nhu cầu nhận thức của người học.

1.4.2. Hứng thú của sinh viên với học thuyết Phân tâm

Dựa trên quan điểm về hứng thú nhận thức của A.G.Côvaliôp khi quan niệm về hứng thú, chúng tôi cho rằng hứng thú của sinh viên khoa tâm lý - giáo dục học là thái độ lựa chọn đặc biệt của người học đối với kết quả, quá trình của sự lĩnh hội và vận dụng những tri thức tâm lý học, đặc biệt là học thuyết Phân tâm vào quá trình học tập và cuộc sống

Hứng thú học thuyết Phân tâm có ý nghĩa rất lớn đến khả năng lĩnh ngộ tri thức của sinh viên. Hứng thú lại giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của các quá trình học tập, nhờ hứng thú mà trong quá trình học tập, nghiên cứu sinh viên khoa tâm lý - giáo dục học có thể giảm mệt mỏi, căng thẳng, tăng sự chú ý, thúc đẩy tính tích cực tìm tịi, sáng tạo. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển hứng thú của sinh viên, cả những yếu tố bên ngồi và yếu tố chủ quan từ chính bản thân sinh viên.

Khi bước chân vào môi trường đại học, sinh viên khoa tâm lý - giáo dục học đã chuyển sang một giai đoạn mới, trưởng thành hơn, kinh nghiệm cũng phong phú hơn so với lứa tuổi học sinh phổ thông, ý thức đối với việc học tập

Một phần của tài liệu 1 t4 HỨNG THÚ của SINH VIÊN KHOA tâm lý GIÁO dục học TRƯỜNG đại học sư PHẠM hà nội với học THUYẾT PHÂN tâm (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)