Các yếu tố thuộc về quá trình đào tạo

Một phần của tài liệu 1 t4 HỨNG THÚ của SINH VIÊN KHOA tâm lý GIÁO dục học TRƯỜNG đại học sư PHẠM hà nội với học THUYẾT PHÂN tâm (Trang 36 - 41)

1.5.1 .Các yếu tố thuộc về sinh viên

1.5.2. Các yếu tố thuộc về quá trình đào tạo

Những yếu tố thuộc về môn học:

Nội dung các môn học tác động đến hứng thú học thuyết Phân tâmcủa sinh viên dựa trên cơ sở phù hợp với nhận thức của bản thân họ, thiết thực với ngành nghề đang theo học, cập nhật những nội dung mới, hữu ích trong ngành nghề

đang 30 được đào tạo, qua đó tác động vào hệ động cơ học tập của sinh viên mà trước hết là động cơ nhận thức khoa học.

Tuy nhiên tính thiết thực, cập nhật của nội dung mơn học không phải do bản thân môn học mà phụ thuộc vào công tác biên soạn giáo trình, tài liệu và trình độ chun mơn của đội ngũ giảng viên giảng dạy.

Vì vậy, để tạo hứng thú cho sinh viên trong q trình học tập địi hỏi nội dung giáo trình, tài liệu và bài giảng của các môn học phải thường xuyên cập nhật những thông tin mới mẻ xuất phát từ thực tiễn và đáp ứng được nhu cầu nhận thức của sinh viên trong quá trình học tập.

Những yếu tố thuộc về nhà trường:

Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật là yếu tố quan trọng của hoạt động dạy- học. Việc đảm bảo của yếu tố này trên thực tế có ảnh hưởng nhất định đến hứng thú học thuyết Phân tâmcủa sinh viên.

Khi có hứng thú học tập, bản thân người học sẽ có xu hướng đi sâu tìm hiểu về mơn học, thích đọc thêm giáo trình, các tài liệu, sách báo, tạp chí... có liên quan đến nội dung của môn học, bài học. Nếu nhu cầu trên không được đáp ứng sẽ làm giảm tính tích cực, sự nhiệt tình của sinh viên đối với hoạt động học tập mà họ ưa thích.

Do đó, để sinh viên tìm hiểu sâu về kiến thức các mơn học cần phải có phịng thực hành, thí nghiệm, tài liệu ở thư viện đầy đủ,… mới có thể tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận, khát khao đi sâu tìm hiểu kiến thức ngành nghề mình đang theo học. Mặt khác, các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại như: băng video, máy tính điện tử, hệ thống đa phương tiện... đã và đang sử dụng một cách khá phổ biến, rộng rãi trong hoạt động dạy – học. Điều này xuất phát từ ưu thế rất lớn của các phương tiện kỹ thuật dạy – học đó là: kết hợp với âm thanh, màu sắc, hình ảnh sống động, qua đó làm tăng hưng phấn và sự tập trung chú ý, kích thích sự tích cực, tư duy độc lập, sáng tạo của người học, làm cho sinh viên cảm thấy hứng thú với bài học, nội dung, chương trình học và chủ động tiếp cận kiến thức một cách sâu hơn.

Những yếu tố thuộc về giảng viên:

Hứng thú học thuyết Phân tâmcủa sinh viên được tăng cường một phần rất lớn chịu ảnh hưởng bởi cán bộ giảng dạy. Cùng với trình độ tri thức chun mơn thì phương pháp sư phạm của giáo viên cũng là một yếu tố có tác động mạnh đến hứng thú của sinh viên đối với môn học, đối với việc học tập. Thực tế đã cho thấy, cùng một nội dung bài giảng như nhau nhưng giảng viên sử dụng phương pháp dạy học khác nhau sẽ dẫn đến thái độ tiếp thu của người học có sự khác nhau. Muốn làm cho mục đích dạy học, nội dung dạy học trở thành thái độ học tập đúng đắn, có khả năng nhận thức được vấn đề và giải quyết được vấn đề một cách thông minh sáng tạo ở sinh viên thì phương pháp giảng dạy của giảng viên cũng phải là những phương pháp dạy học hiện đại, khoa học. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng thường khuyên những người làm công tác giáo dục, đặc biệt những giảng viên dạy đại học: “Phương pháp giảng dạy bao giờ cũng đi đôi với nội dung giảng dạy. Anh dạy thế nào giúp cho người học trị, người sinh viên có khả năng độc lập suy nghĩ, giúp cho cái thông minh của họ làm việc, phát triển chứ không phải chỉ giúp cho họ có trí nhớ. Phải có trí nhớ nhưng chủ yếu là phải giúp cho họ phát triển trí thơng minh, sáng tạo. Làm sao cho người học trò lúc nghe thầy đã bắt đầu nắm vững nội dung chương trình, nắm vững giáo trình, từ đó gợi cho họ những ý nghĩ mới. Cao hơn một mức nữa, từ đó họ sẽ có những dự kiến sẽ làm ngày mai, ngày kia”.

Phương pháp giảng dạy của giảng viên có làm cho “ngọn lửa” yêu khoa học, tích cực tìm tịi cái mới của sinh viên phát triển hay chỉ là một “bình chứa” kiến thức một cách thụ động có ý nghĩa nhất định trong việc tạo ra hứng thú học thuyết Phân tâmcho sinh viên, đặc biệt là sinh viên khoa tâm lý - giáo dục học .

Nếu giảng viên trong mỗi bài học biết khéo léo đề ra cho sinh viên những bài làm và bài tập làm cho sinh viên suy nghĩ, tìm được câu trả lời, giải được bài tập thì sẽ tạo ra niềm vui trong học tập.

Như vậy, giảng viên cần có những phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm nhận thức, nội dung học tập, luôn luôn chú ý tạo “tình huống có vấn đề” nhằm khêu gợi hứng thú học tập, khả năng tư duy sáng tạo của người học. Bản thân thầy (cô) giáo làm cho người học biết liên hệ những kiến thức lý thuyết với thực tế, vận dụng tri thức đã học vào giải quyết tình huống trong thực tiễn sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hứng thú học thuyết Phân tâmcủa sinh viên. Mặt khác, thái độ của thầy cô đối với sinh viên (thái độ đánh giá công bằng, vui vẻ, cởi mở, ...) cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hứng thú học thuyết Phân tâmcủa sinh viên. Nếu giảng viên biết đánh giá sinh viên một cách cơng bằng, vui vẻ, cởi mở, kích thích sinh viên tin vào khả năng nhận thức của mình một cách đúng đắn... thì sẽ thúc đẩy được sự phát triển hứng thú học thuyết Phân tâmở sinh viên.

Hứng thú học thuyết Phân tâmbị ảnh hưởng từ cả yếu tố chủ quan và khách quan. Do đó, chúng ta cần tìm hiểu cả những điều kiện khách quan bên ngoài (yếu tố khách quan) và xác định những yếu tố từ chính bản thân chủ thể, sinh viên khoa tâm lý - giáo dục học (yếu tố chủ quan). Có như thế, việc nhận thức về những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học thuyết Phân tâmsinh viên khoa tâm lý - giáo dục học mới đầy đủ và chính xác nhằm giúp đề ra những giải pháp phù hợp để nâng cao hứng thú học tập, giúp sinh viên khoa tâm lý - giáo dục học học tập hiệu quả.

Tiểu kết chương 1

Hứng thú là kết quả của sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân, nó phản ánh một cách khách quan thái độ đang tồn tại ở con người. Hứng thú của cá nhân được hình thành trong hoạt động và sau khi đã được hình thành chính nó quay trở lại thúc đẩy cá nhân hoạt động. Vì vậy, hứng thú tạo nên ở cá nhân khát vọng tiếp cận và đi sâu vào đối tượng gây ra nó. Khát vọng này được biểu hiện ở chỗ cá nhân tập trung chú ý cao độ vào cái làm cho mình hứng thú, hướng dẫn và điều chỉnh các quá trình tâm lý theo một hướng xác định.

Chương 1 của luận văn đã trình bày cơ sở lý luận về hứng thú của sinh viên khoa tâm lý giáo dục hoc với học thuyết phân tâm. Tổng quan nghiên cứu vấn đề về hứng thú trên thế giới và trong nước. Làm rõ các khái niệm cơng cụ. Phân tích một số đặc điểm tâm lý của sinh viên khoa tâm lý - giáo dục học và hứng thú của sinh viên khoa tâm lý - giáo dục học với học thuyết Phân tâm. Nội dung lý luận tại chương 1 là cơ sở để làm rõ thực trạng tại chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG HỨNG THÚ CỦA SINH VIÊN KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI VỚI HỌC

THUYẾT PHÂN TÂM

Một phần của tài liệu 1 t4 HỨNG THÚ của SINH VIÊN KHOA tâm lý GIÁO dục học TRƯỜNG đại học sư PHẠM hà nội với học THUYẾT PHÂN tâm (Trang 36 - 41)