Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu 1 t4 HỨNG THÚ của SINH VIÊN KHOA tâm lý GIÁO dục học TRƯỜNG đại học sư PHẠM hà nội với học THUYẾT PHÂN tâm (Trang 45 - 48)

1.5.1 .Các yếu tố thuộc về sinh viên

2.1 Khái quát về địa bàn và đối tượng nghiên cứu

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu

Sinh viên khoa tâm lý giáo dục học trường Đại học sư phạm Hà Nội đến từ các tỉnh khác nhau trên khắp mọi miền đất nước. Sinh viên vào học tại trường Đại học sư phạm Hà Nội thơng qua hình thức xét tuyển đầu vào và chủ yếu là xét tuyển nguyện vọng 1, 2; nguyện vọng 3 rất ít chỉ chiếm khoảng 1/3 trong tổng số sinh viên

Khách thể nghiên cứu bao gồm 150 sinh viên khoa tâm lý K66; K67; K68 đang học tại trường Đại học sư phạm Hà Nội

Mục đích nghiên cứu:

Tìm hiểu hứng thú của sinh viên khoa tâm lý giáo dục học trường Đại học Sư phạm Hà Nội với học thuyết phân tâm của Sinh viên ngành tâm lý giáo dục học trường Đại học sư phạm Hà Nội và các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập, từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao hứng thú học thuyết Phân tâm cho sinh viên.

Cách thức tổ chức các phương pháp nghiên cứu:

Sử dụng nhiều phương pháp, trong đó phương pháp điều tra là phương pháp chủ yếu trong đề tài nghiên cứu, các phương pháp khác là phương pháp hỗ trợ.

Phương pháp điều tra:

Để nghiên cứu hứng thú của sinh viên khoa tâm lý giáo dục học trường Đại học Sư phạm Hà Nội với học thuyết phân tâm, chúng tôi thành lập bảng hỏi để điều tra sinh viên. Bảng hỏi được xây dựng dưới dạng phiếu thăm dò ý kiến theo các bước như sau:

- Bước 1: Xây dựng phiếu thăm dò mở:

Người nghiên cứu xác định biểu hiện của hứng thú học thuyết Phân tâmqua nhận thức, thái độ và hành vi học tập. Trên cơ sở đó đưa ra 4 câu hỏi mở (xem thêm phụ lục ) và điều tra 50 sinh viên ngành tâm lý giáo dục học của trường Đại học sư phạm Hà Nội nhằm tìm hiểu sơ bộ các biểu hiện hứng thú học thuyết Phân tâm của sinh viên, các yếu tố ảnh hưởng cũng như biện pháp để nâng cao hứng thú học tập.

Tổng hợp các ý kiến thu được qua phiếu thăm dò mở, đối chiếu với những vấn đề lý luận để thiết lập hệ thống câu hỏi trong phiếu thăm dị chính thức gồm các câu hỏi (xem thêm phụ lục).

Phiếu thăm dị ý kiến chính thức gồm 2 phần như sau: Phần 1: Nội dung bảng hỏi:

Từ câu 1 đến câu 3: biểu hiện hứng thú học thuyết Phân tâm qua nhận thức, thái độ và hành vi học thuyết Phân tân .Câu 4, câu 5: các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học thuyết Phân tâm. Câu 6, câu 7: biện pháp nâng cao hứng thú học thuyết Phân tâm

Phần 2: thông tin về khách thể

Các khách thể nghiên cứu được điều tra theo nguyên tắc khuyết danh để đảm bảo sự trung thực và chính xác một cách cao nhất. Khi phát phiếu cho khách thể, hướng dẫn thêm cho khách thể về cách thực hiện phiếu.

Phương pháp phỏng vấn:

Tập trung phỏng vấn các nội dung gắn với bảng hỏi (xem thêm phụ lục), đồng thời chọn một vấn đề nào đó nổi trội trong phần trả lời để phỏng vấn sâu ở một số đối tượng. Nội dung của phỏng vấn sâu được sử dụng để làm sáng tỏ hơn kết quả thu được qua phương pháp điều tra.

Phương pháp thống kêsinh viên K68 học:

Dùng phần mềm SPSS for Window 11.5 để xử lý số liệu thu thập được qua điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến, cụ thể:

- Tính điểm cho câu hỏi 1:Hoàn toàn đồng ý: 5 điểm; đồng ý: 4 điểm; phân vân: 3 điểm; không đồng ý: 2 điểm; hồn tồn khơng đồng ý: 1 điểm.

Sau đó tính độ lệch chuẩn, trung bình của từng item và trung bình chung. - Tính điểm cho câu hỏi 2:

Thích thú, say mê tất cả các mơn học: 3 điểm; chỉ thích thú, say mê một số mơn học: 2 điểm; khơng thích mơn học nào cả: 1 điểm.

Sau đó tính tần số, tỉ lệ % và trung bình. Kiểm nghiệm T- test, Anova để so sánh giữa các nhóm.

- Tính điểm cho câu 3:

Rất thường xuyên: 5 điểm, thường xuyên: 4 điểm; thỉnh thoảng: 3 điểm; hiếm khi: 2 điểm; không bao giờ: 1 điểm.

Sau đó tính độ lệch chuẩn, trung bình của từng item và trung bình chung. Kiểm nghiệm T- test, Anova để so sánh giữa các nhóm.

- Tính điểm cho câu 4, câu 5:

Có: 1 điểm; khơng: 0 điểm. Sau đó tính tần số, tỉ lệ %. - Tính điểm cho câu 6, câu 7:

Có: 1 điểm; khơng: 0 điểm. Sau đó tính tần số, tỉ lệ %, kiểm nghiệm Chi – square để so sánh giữa các nhóm.

Một phần của tài liệu 1 t4 HỨNG THÚ của SINH VIÊN KHOA tâm lý GIÁO dục học TRƯỜNG đại học sư PHẠM hà nội với học THUYẾT PHÂN tâm (Trang 45 - 48)