Thẩm quyền và phạm vi áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án tàng trữ, vận chuyển hàng cấm của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh Long An, tỉnh Long An dựa trên quy định về điều tra vụ án trong BLTTHS năm 2015
Theo đó, thẩm quyền và phạm vi áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án tàng trữ, vận chuyển hàng cấm căn cứ vào 3 nguyên tắc sau:
Nguyên tắc thứ nhất là, thẩm quyền điều tra tuân theo hệ thống tổ chức của
Cơ quan điều tra gồm: Cơ quan điều tra của Công an nhân dân; Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân; Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Nguyên tắc thứ hai là, thẩm quyền điều tra tuân theo lãnh thổ.
Nguyên tắc thứ ba là, thẩm quyền điều tra tuân theo phân cấp của Cơ quan
điều tra. Cụ thể như sau:
Một là, về thẩm quyền điều tra các vụ án tàng trữ, vận chuyển hàng cấm tuân theo nguyên tắc hệ thống tổ chức Cơ quan điều tra được quy định như sau:
– Cơ quan điều tra của Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao. (khoản 1 Điều 163)
– Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự. (khoản 2 Điều 163)
– Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của
chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp. (khoản 3 Điều 163)
Hai là, về thẩm quyền điều tra các vụ án tàng trữ, vận chuyển hàng cấm tuân theo nguyên tắc lãnh thổ được quy định như sau:
– Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. (khoản 4 Điều 163)
– Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt. (khoản 4 Điều 163)
Ba là, về thẩm quyền điều tra vụ án hình sự tuân theo nguyên tắc phân cấp điều tra, được quy định như sau: Cơ quan điều tra cấp nào thì điều tra vụ án tàng trữ, vận chuyển hàng cấmthuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân ngang cấp tương đương, đồng thời các Cơ quan điều tra cấp trên cịn có thể điều tra những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp dưới, nếu xét thấy cần thiết và pháp luật có quy định; cụ thể:
– Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh Tòa án quân sự khu vực; (điểm a khoản 5 Điều 163 BLTTHS năm 2015)
– Cơ quan điều tra cấp tỉnh điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp tỉnh xảy ra trên địa bàn nhiều tỉnh Long An, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngồi nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra; (điểm b khoản 5 Điều 163 BLTTHS năm 2015)
– Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cấp quân khu hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp khu vực nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra; (đoạn 2 điểm b khoản 5 Điều 163 BLTTHS năm 2015)
Đặc biệt, Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng điều tra những vụ án hình sự về tội đặc biệt nghiêm trọng do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại; vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra. (điểm c khoản 5 Điều 163 BLTTHS năm 2015).
Như vậy, các Cơ quan điều tra chỉ được thực hiện việc điều tra khi thỏa mãn đầy đủ cả ba tiêu chí nêu trên. Từ những quy định nói trên của BLTTHS năm 2015 cũng cho thấy, thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp tỉnh bị thu hẹp lại, thể hiện rõ như sau: Theo quy định của BLTTHS năm 2003 thì bất kỳ vụ án nào thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp dưới, nhưng nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra thì Cơ quan điều tra cấp tỉnh cũng đều có quyền rút lên để tiến hành điều tra.
Tuy nhiên, BLTTHS năm 2015 đã quy định rõ ràng việc Cơ quan điều tra cấp tỉnh chỉ có thể rút lên để tiến hành điều tra đối với những vụ án thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngồi nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra.