HÀNG CẤM CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP TỈNH LONG AN” 3.1 “Quan điểm bảo đảm áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT HÀNG cấm (bản CUỐI đã sửa đạo văn) (Trang 68 - 70)

3.1. “Quan điểm bảo đảm áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án tàng trữ, vận chuyển hàng cấm của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, tỉnh Long An”

Thông qua công tác điều tra các vụ án tàng trữ, vận chuyển hàng cấm, Viện kiểm sát có trách nhiệm phát hiện kịp thời những vi phạm pháp luật của Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều được xử lý kịp thời, việc khởi tố vụ án hình sự, điều tra, truy tố và xét xử, thi hành bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án tàng trữ, vận chuyển hàng cấm của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh đóng vai trị hết sức quan trọng, thông qua bản yêu cầu điều tra, xác minh của Kiểm sát viên và cũng là yêu cầu bắt buộc của ngành Kiểm sát nhân dân. Qua thực tiễn công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh Long An cũng như nghiên cứu các quy định của pháp luật về công tác này, bản thân tác giả xin trình bày một số quan điểm bảo đảm áp dụng pháp luật nhằm năng cao chất lượng điều tra các vụ án tàng trữ, vận chuyển hàng cấm một số quan điểm như sau:

Thứ nhất: Phải đặt công tác cán bộ là cơng tác then chốt, vì con người là tất

cả của mọi vấn đề, cơng tác cán bộ phải có tính ổn định lâu dài, kế thừa và phát triển, Ngành kiểm sát nhân dân phải có chính sách đào tạo Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Điều tra viên của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo hướng phải trở thành những chuyên gia giỏi trong chức năng, nhiệm vụ được giao. Kiểm sát viên, Kiểm tra viên được giao thụ lý kiểm sát vụ việc phải là người có tâm huyết với hồ sơ vụ việc, trách nhiệm với công việc được giao, không ngừng

rèn luyện về bản thân và trao rồi kinh nghiệm và nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Thứ hai: Kiểm sát viên và Lãnh đạo đơn vi phải đảm bảo trực nghiệp vụ

24/24, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trức tiếp đếm tố giác, tin báo về tội phạm. công tác tiếp nhận tố giác, tin báo về tôi phạm và kiến nghị khởi tố phải được thường xuyên thực hiện, với phương châm công tác là: tất cả các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đều phải được tiếp nhận đầy đủ, kịp thời, việc kiếm sát phải khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác, đúng pháp luật, đúng người, đúng tội. Việc phối hợp giữa Viện kiểm sát với các cơ quan có thẩm quyền trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát được quy định tại BLTTHS năm 2015 là hết sức quan trọng. Khi được Lãnh đạo phân công thụ lý vụ viêc đối với Kiểm sát viên, Kiểm tra viên có trách nhiệm lập hồ sơ kiểm sát, quản lý hồ sơ vụ việc và thực hiện hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ, tài liệu thu thập được phải đưa vào hồ sơ vụ việc và phải được lưu trong hồ sơ kiểm sát, việc lưu phải được thực hiện đúng thể thức về văn bản, tài liệu phải được thống kê vá đóng dấu bút lục theo quy định tại khoản 5 điều 88 BLTTHS năm 2015.

Thứ ba: Công tác áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án tàng

trữ, vận chuyển hàng cấm của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phải được thực hiện ngay sau khi Cơ quan điều tra hoặc Cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra tiếp nhận, phân loại và phải có sự thơng nhất giữa CQĐT và VKS, nếu nguồn tin đó thuộc thẩm quyền giải quyết thì trong thời hạn 03 ngày CQĐT phải thụ lý giải quyết, ra quyết định phân cơng Phó thủ trưởng CQĐT, ĐTV và gửi thơng báo bằng văn bản cho VKS có thẩm quyền để thực hiện việc kiểm sát theo quy định của pháp luật, còn nếu trường hợp không thuộc thẩm quyền thì phải chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền bằng hình thức nhanh nhất. Sau quá trình kiểm tra, xác minh nguồn tin về tơi phạm nếu rõ về hành vi có dấu hiệu tội phạm được quy định tại BLHS thì phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và tiến hành điều tra theo quy định tại BLTTHS, còn nếu trong q trình kiểm tra, xác minh nếu khơng có dấu hiệu tội phạm thì phải ra quyết định khơng khởi tố vụ án, đảm bảo việc giải quyết đúng thời hạn và trình tự theo quy định pháp luật.

Thứ tư: Trong hoạt động kiểm tra, xác minh và thu thập chứng cứ liên quan

tới vụ việc, ĐTV, KSV phải tuân thủ một điều then chốt đó là “ Tơn trọng sự thật

và tính khách quan”, việc thu thập chứng cứ phải dựa trên các nguồn chứng cứ có

thật có thật như: vật chứng, kết luận giám định, định giá tài sản, các đồ vật tài liệu khác, sơ đồ hiện trường, rồi tới lời khai nhân chứng, người tố giác, người bị tố giác, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan… trong quá trình thu thập, đánh giá các nguồn chứng phải đảm bảo tuân thủ ba nguyên tắc “tính liên quan”; “ tính xác

thực”; “ tính hợp pháp” của vụ việc. việc ĐTV và KSV phải thường xuyên trao

đổi, bàn bạc, đánh giá vấn đề, chứng cứ có liên quan và thống nhất định hướng điều tra thu thập chứng cứ là hết sức quan trọng.

Thứ năm: Liên ngành trung ương; VKSND tối cao, Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng và một số cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra sớm ban hành hướng dẫn việc thực hiện thi hành lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Đối với hai ngành VKSNDTC và Bộ Cơng an phải sớm có hướng dẫn về các trường hợp bị hại từ chối đi giám định, thì phải dẫn giải, áp giải đi giám định như thế nào, việc quy định tại điều 127 BLTHS năm 2015 đang còn chung chung, chưa cụ thể.

Thứ sáu: VKSNDTC thường xuyên có những buổi tập huấn trực tuyến,

chuyên sâu về công tác này, thông qua tập huấn để từ đó có những bài học hay, cách làm hiệu quả để chia sẽ kinh nghiệm giải quyết, đồng thời qua đó phổ biến phương pháp giải quyết vụ việc cụ thể và hiệu quả hay để nâng cao chất lượng điều tra các vụ án tàng trữ, vận chuyển hàng cấm của ngành Kiểm sát nhân dân nói chung và Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh nói riêng.

3.2. “Giải pháp bảo đảm áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ tàng trữ, vận chuyển hàng cấm của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, vụ tàng trữ, vận chuyển hàng cấm của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, tỉnh Long An”

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT HÀNG cấm (bản CUỐI đã sửa đạo văn) (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)