Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT HÀNG cấm (bản CUỐI đã sửa đạo văn) (Trang 59 - 67)

Thứ nhất, công tác điều tra vẫn còn án án tồn đọng lại, năm 2015 và năm 2016 có 11 án, năm 2017 tăng thêm lên 2 án cũ cịn lại. Cơng tác điều tra theo các chun án cịn chua mang tính chủ động và trọng điểm. Cịn xảy ra tình trạng một số cán bộ trong lực lượng chống hàng cấm tiếp tay cho tội phạm hoặc do trình độ nghiệp vụ yếu kém không xử lý tốt các thông tin cũng như tiến hành các thủ tục tố tụng khơng chặt chẽ gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố tội phạm. Công tác tuần tra chủ yếu mang tính hành chính, việc bắt giữ đối tượng chủ yếu nhằm tịch thu hàng hóa mà khơng chú trọng tới việc điều tra mở rộng vụ án nên xử lý chưa triệt để.

Thứ hai, Điều 155 Bộ luật hình sự được áp dụng từ năm 2014 đến trước ngày 01/01/2018 quy định một nhóm tội chứ khơng phải là một tội danh. Cần phân biệt đây là bốn tội danh độc lập được nhóm lại trong một điều luật. Cụ thể: tội sản xuất hàng cấm, tội vận chuyển hàng cấm, tội tàng trữ hàng cấm, tội buôn bán hàng cấm. Bốn tội danh trên được nhóm lại và được quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự với tên gọi “tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm”. Khi xác định tội danh theo Điều luật này phải phân biệt nhu sau:

-Trường hợp người nào chỉ thực hiện một trong bốn hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bn bán hàng cấm thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội 61 danh tương ứng với hành vi đó.

-Trường hợp người nào vừa có hành vi tàng trữ một loại hàng cấm này, vừa có hành vi bn bán một loại hàng cấm khác với số lượng lớn thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về hai tội tàng trữ hàng cấm và bn bán hàng cấm. Tịa án sẽ tiến hành tổng hợp hình phạt đối với hai tội này theo quy định chung.

- Trường hợp người nào có một hoặc các hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán một loại hàng cấm thì bị xử lý về một tội với tên tội danh bao gồm các hành vi đó. Thực tiễn xét xử cho thấy vẫn còn nhiều bản án nhầm lẫn cách gọi tên tội danh, dẫn đến xác định tội danh không đúng với hành vi thực hiện tội phạm. Một số bản án sơ thẩm cũng như phúc thẩm chưa thống nhất cách xác định tên tội danh. Cụ thể:

Ngày 04/4/2014 Cơng an thị trấn Hiệp Hịa, huyện Đức Hòa,tỉnh Long An bắt quả tang tại nhà Lê Thành Dương đang tàng trữ 4.800 bao thuốc lá điếu. Quá trình điều tra Dương khai nhận do cần tiền tiêu xài nên Dương đã dùng nhà của mình làm nơi tàng trữ thuốc lá điếu nhập lậu cho Nguyễn Văn Ái. Mỗi ngày Ái thuê người vận chuyển thuốc lá đến nhà Dương cất giấu, cứ mỗi chuyến xe chở đến cất giấu, Ái đưa cho Dương 50.000đ, sau đó Ái thuê xe ô tô để vận chuyển thuốc lá đi nơi khác tiêu thụ. Tổng số tiền Dương nhận được của Ái là 500.000đ thì bị phát hiện bắt quả tang. Tại bản án sơ thẩm số 22/2014/HSST ngày 22/12/2014 của Tòa án nhân huyện Đức Hòa đã áp dụng khoản 02 Điều 155 Bộ luật hình sự tuyên bố bị cáo Lê Thành Dương phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Qua bản án trên nhận thấy, Tịa án cấp sơ thẩm ghi ln tên Điều 155 để xác định tội danh đối với Lê Thành Dương là khơng chính xác. Hành vi của Dương là tàng trữ hàng cấm, do đó tội danh của Dương cũng chỉ được xác định là tội tàng trữ hàng cấm là đầy đủ.

Thứ ba, đối tượng tác động của tội phạm quy định trong điều luật hiện nay còn chung chung và phụ thuộc vào văn bản dưới luật rất nhiều, các văn bản đó do Chính phủ hoặc bộ chuyên ngành quy định. Ví dụ: Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh được quy định tại Phần A phụ lục I (Ban hành kèm theo Nghị định số 62 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2005 của Chính phủ) có tất cả 18 loại hàng hóa thuộc loại hàng cấm. Đến Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 đã bổ sung Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh thêm thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm nhập lậu khác.

Qua đó có thể thấy có thể loại hàng hóa này ở thời điểm này là hàng cấm nhưng ở thời điểm khác có thể được phép kinh doanh hay ngược lại. Điều này là vấn đề bất cập trong thực tiễn áp dụng, xử lý tội phạm, nếu cơ quan tiến hành tố tụng không cập nhật kịp thời các văn bản mới sẽ dẫn tới việc bỏ lọt tội phạm, xét xử khơng chính xác gây án oan sai. Có giai đoạn các cơ quan tiến hành tố tụng gặp khó khăn khi xử lý hành vi vận chuyển, tàng trữ hàng cấm đối với hàng hóa là

thuốc lá ngoại nhập lậu do có sự mâu thuẫn giữa các Luật hiện hành do không xem thuốc lá điếu là hàng cấm.

Thứ tư, quy định về định lượng và giá trị hàng cấm quy định tại Điều 155 BLHS 1999 cịn mang tính chất khái qt chưa có hướng dẫn cụ thể cũng gây khó khăn cho các nhà làm luật trong việc xử lý tội phạm, hoặc nếu có thì các văn bản cịn mâu thuẫn và chưa tìm được sự thống nhất, gây khó khăn cho q trình xét xử. Điều 191 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã có quy định cụ thể về hàng cấm có số lượng và thu lợi bất chính để xác định các hành vi đó có CTTP được quy định tại Điều 191 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Ví dụ về hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, bn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó, hành vi bn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng 500 bao trở lên thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải áp dụng quy định của Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể tại khoản 22 Điều 1 như sau: Đối với hành vi buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 500 bao trở lên thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc 63 phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên, tại thời điểm chưa có quy định hướng dẫn bổ sung hoặc thay thế Thông tư liên tịch số 36/2012/TTLT-BCT-BCA- BTP-BYT- TANDTC-VKSNDTC ngày 07/12/2012 của Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Toà án nhân dân tối cao, VKSND tối cao hướng dẫn xử lý vi phạm về kinh doanh rượu nhập lậu, sản phẩm thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá nhập lậu gây khó khăn trong xác định định lượng để xử lý hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu.

Bởi theo Thơng tư này thì: Đối với hành vi bn bán, vận chuyển, tàng trữ sản phẩm thuốc lá nhập lậu, việc xác định số lượng làm căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự, lại có quy định từ 1500 bao trở lên như sau:

a) Số lượng từ 1.500 bao đến dưới 4.500 bao được coi là số lượng lớn;

b) Số lượng từ 4.500 bao đến dưới 13.500 bao được coi là có số lượng rất lớn; c) Số lượng từ 13.500 bao trở lên được coi là có số lượng đặc biệt lớn.

Hơn nữa, song song với quy định của Nghị định số 124/2015/NĐ-CP, Bộ luật hình sự năm 2015 (chưa sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm sẽ bị xử lý hình sự theo Điều 191, theo đó để xử lý hình sự về hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thì hàng cấm phải thỏa mãn những điều kiện sau: “hàng cấm trị giá từ 100.000.000 đồng”; “thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng” hoặc duới mức định lượng nêu trên nhung “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm ”. So sánh quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (chưa sửa đổi, bổ sung năm 2017) và quy định định lượng chuyển xử lý hình sự của Nghị định số 124/2015/NĐCP, thực tế sẽ gặp khó khăn trong trường hợp xử lý hành vi vận chuyển, buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 500 gói trở lên (đảm bảo theo Nghị định số 124/2015/NĐ- CP) nhưng không đảm bảo giá trị 100.000.000 đồng, 64 hoặc thu lợi bất chính khơng đủ 50.000.000 đồng theo quy định tại 191 BLHS năm 2015. Như vậy, hầu hết các trường hợp chuyển xử lý hình sự đối với hành vi vận chuyển, buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 500 gói nhưng khơng đảm bảo giá trị theo quy định của Bộ luật hình sự thì khơng thể xử lý hình sự được, phải chuyển lại xử lý theo thủ tục xử lý vi phạm hành chính. Rõ ràng, quy định trên của Nghị định 124/2015/NĐ- CP đã không đáp ứng được tác dụng như mong muốn trong q trình đấu tranh, phịng, chống hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm, gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong cơng tác áp dụng pháp luật.

Do đó, trước những khó khăn nêu trên, BLHS năm 2015 đã được hoãn thời hạn thi hành và sửa đổi, bổ sung năm 2017, theo đó, hành vi tàng trữ, vận chuyển

thuốc lá điếu nhập lậu đã được quy định vụ thể về định lượng để truy cứu TNHS, giải quyết những khó khăn trong thời gian trước.

Thứ năm, văn bản quy định về cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp với Tòa án còn thiếu, chưa có và nếu có cũng cịn nhiều bất cập, chưa đồng bộ. Vì vậy, nhiều cơ quan, tổ chức chưa phối hợp với Tịa án, thậm chí chưa làm hết trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật trong việc cung cấp tài liệu,chứng cứ làm cho thời gian xét xử vụ án kéo dài và vẫn có những án tồn đọng lâu năm.

Thứ sáu, về số lượng án hàng cấm số vụ xử lý về hình sự chiếm tỷ lệ nhỏ, dưới 3% so với tổng số án hình sự của cả tỉnh Long An. Chất lượng các vụ án hàng cấm còn thấp như việc thu thập tài liệu hồ sơ vụ án cịn sơ sài, khơng mở rộng điều tra để xử lý tận gốc, chủ yếu xử lý các đối tượng vận chuyển còn chủ hàng chuyên nghiệp nguy hiểm lại không bị phát hiện

Thứ bảy, việc xét xử hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm trước khi BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có hiệu lực thì các hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm cịn quy định chung mà khơng có sự phân biệt rõ ràng về đặc tính, cơng dụng, khả năng gây nguy hại hay tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Chúng được quy định gộp chung trong cùng một điều luật với cùng một chế tài xử phạt là chưa hợp lý, thiếu sự công bằng.

2.2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc

Thứ nhất, lực lượng mỏng, trong đó đội ngũ chuyên trách chống hàng cấm chiếm số lượng nhỏ, lực lượng chủ yếu là cán bộ điều tra chống tội phạm của Công an, Hải quan. Lực lượng chống hàng cấm của Biên phòng, Quản lý thị trường còn thiếu, nhiều người chưa qua đào tạo cơ bản, chuyên sâu về nghiệp vụ chống hàng cấm. Trình độ chun mơn nghiệp vụ của lực lượng chức năng còn yếu chưa đồng đều gây khó khăn trong việc kiểm tra phát hiện các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt của tội phạm hàng cấm. Ngoài ra một số bộ phận chính trị khơng vững vàng, vì lợi ích kinh tế đã tiếp tay cho tội phạm hàng cấm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả cơng tác điều tra, đấu tranh phịng, chống tội phạm nói chung và tội phạm hàng cấm nói riêng. Địa hình hiểm trở, nhiều vùng hoang vu, đi

hàng cấm (các loại pháo và thuốc lá điếu sản xuất ở nước ngoài) và lẩn trốn khỏi sự truy bắt của cơ quan chức năng. Nhận thức của người dân cịn lạc hậu, trình độ dân trí thấp dẫn tới việc quan niệm sử dụng hàng cấm còn diễn ra trong đời sống hàng ngày như sử dụng pháo nổ tại các dịp lễ Tết. Phương tiện kỹ thuật trang bị cho lực lượng điều tra, chống hàng cấm còn thiếu và lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu cơng tác phịng chống tội phạm trong tình hình mới.

Thứ hai, nhiều vụ tàng trữ, vận chuyển hàng cấm được chuyển xử lý hành chính, đây là biện pháp xử lý đơn giản nhất về thủ tục, tài sản hàng hóa tịch thu, số tiền phạt hành chính cũng góp phần bổ sung ngân sách địa phương nên biện pháp này chủ yếu được áp dụng nên không đủ hiệu lực để ngăn chặn tội phạm một cách có hiệu quả. Xét xử cịn tiến hành chậm chạp, chưa kịp thời.

Thứ ba, hệ thống văn bản pháp luật còn chậm được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Thực tế hiện nay có quá nhiều văn bản quản lý đối với loại hàng đó đã khơng cịn hiệu lực hoặc còn rất nhiều văn bản còn hiệu lực hiện hành, hướng dẫn của nhiều đơn vị, cơ quan ban ngành địa phương trên nhiều lĩnh vực chồng chéo, mâu thuẫn nhau như: Nghi định số 59/2006/NĐ-CP quy định chi tiết luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và 66 kinh doanh có điều kiện; Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua bán gia cơng và q cảnh hàng hóa với nước ngoài; Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 7 tháng 5 năm 2009 về sửa đổi bổ sung danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị định 59/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật thương mại về hàng hóa dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, Nghị định số 02/1995/NĐ-CP ngày 5 tháng 1 năm 1995 của Chính phủ quy đinh về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện ở thị trường trong nước; Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 3 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ về hàng hóa cấm lưu thơng, dịch vụ thương mại cấm thực hiện; hàng hóa, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện; Quyết định số 88/2000/QĐ- BTM ngày 18 tháng 1 năm 2000 của Bộ thương mại về ban hành danh mục chi tiết hàng hóa cấm

lưu thơng, dịch vụ thương mại cấm thực hiện; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện; Quyết định số 40/2006/QĐ-BCN ngày 01 tháng 12 năm 2006 của Bộ Cơng nghiệp bổ sung danh mục hóa chất cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu Ban hành kèm theo Quyết định số 05/2006/QĐ-BCN ngày 07 tháng 4 năm 2006 của Bộ Công nghiệp về việc cơng bố danh mục hóa chất cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; Quyết định số 06/2006/QĐ-BCN ngày 10 tháng 4 năm 2006 của Bộ Công nghiệp về việc công bố danh mục hàng cấm nhập khẩu phương tiện đã qua sử dụng; Quyết đinh số 80/2006/QĐ-BQP ngày 9 tháng 5 năm 2006 của Bộ

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT HÀNG cấm (bản CUỐI đã sửa đạo văn) (Trang 59 - 67)