Đạo đức trong nội bộ cổ đông

Một phần của tài liệu Bài học kinh nghiệm về quảntrị rủi ro trong hợp tác kinh doanh với nước ngoài từ trường hợp bibica lotte (Trang 27)

Chương 2 : tên là gì

2.2 Các rủi ro (đặt tên gì)

2.2.4.2 Đạo đức trong nội bộ cổ đông

Cơng ty Bibica khi vừa được cổ phần hóa, với chủ trương người lao động ai cũng có cổ phần nên khoảng hơn 80% cổ phần của Bibica đưa vào tay người lao động. Tuy nhiên, khi cổ phiếu lên giá, nhân viên công ty thi nhau bán cho người khác. Để giảm bớt tình trạng như vậy, cơng ty phải thực hiện một số biện pháp cực đoan như quy định ai bán cổ phiếu sẽ không nhận con em vào làm việc,… Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, cổ phiếu trong tay người lao động đã bị bán hết. Từ chỗ nắm hơn 80% cổ phần cơng ty, đến nay, chỉ cịn chưa đến 1% cổ phần công ty. Cổ phiếu nội bộ biến thành đại chúng, vượt ngoài dự đốn của lãnh đạo cơng ty và trở nên mất kiểm sốt. Thêm vào đó, việc lục đục trong nội bộ cơng ty, mâu thuẫn giữa Lotte với ban lãnh đạo và các cổ đông lớn người Việt nổ ra, cũng phần nào làm tình hình cơng ty thêm rối ren. Cụ thể là thông tin giám đốc bán hàng miền Bắc và một số giám đốc bán hàng khu vực nghỉ việc có khả năng gây ảnh hưởng đến doanh số của hệ thống bán hàng miền Bắc của Bibica.

Để cải thiện tình hình rối ren, Bibica đã bắt tay với một ơng lớn tài chính Việt Nam là SSI, hợp tác thông qua Cơng ty TNHH Quản lý Quỹ SSI (SSIAM). Nhóm cổ đơng liên quan đến SSI bao gồm SSIAM, Bất động sản SSI và Đường Mặt Trời đã nắm giữ tổng cộng 37,5% cổ phần. Bibica muốn dùng quỹ SSI làm đối trọng với Lotte để tránh việc Bibica bị thâu tóm, nhưng mối quan hệ này lại tiếp tục đặt ra một câu hỏi lớn:

"SSI hồn tồn có thể bán cổ phần cho Lotte vì lợi nhuận?". Nếu điều đó xảy ra, hơn 70% cổ phần của Bibica sẽ rơi vào tay Lotte. Như vậy quá trình thâu tóm sẽ được hồn tất.

Tuy rằng qua sự đánh giá khá tin tưởng của ơng Trương Phú Chiến – Phó Chủ tịch Bibica và phía SSI cũng đã khẳng định sẽ đầu tư lâu dài vào Bibica, thế nhưng tại đại hội cổ đông dự kiến diễn ra vào tháng 4/2013, SSI đã bất ngờ vắng mặt khiến đại hội phải hỗn lại. Để giải thích cho sự vắng mặt này, ông Nguyễn Khắc Hải - Phó Tổng giám đốc SSI - cho biết rằng qua đánh giá hiện tại tình hình ở Bibica tương đối phức tạp, các thành viên HĐQT và Ban điều hành không làm việc được với nhau. Thế nhưng những nhận xét thiếu tích cực của ơng Hải về Bibica vẫn khiến nhiều người nghĩ tới viễn cảnh trên có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Với một đơn vị kinh doanh thì lợi nhuận đương nhiên sẽ được đặt lên hàng đầu. Nếu Lotte sẵn sàng trả giá hấp dẫn, có ai dám chắc SSI sẽ từ chối miếng mồi ngon chỉ vì lý do ít có tính thương trường, đó là “chúng ta cùng là người Việt”. Hơn nữa, chính ơng Hải đã từng chia sẻ: Vấn đề đối với SSI không phải là việc "đứng về phe nào" trong mối quan hệ "cơm không lành canh chẳng ngọt" giữa Bibica và Lotte, mà là làm thế nào để khoản đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất. Do đó, cũng khơng thể loại trừ khả năng chính nhóm SSI sẽ quyết tâm thâu tóm Bibica. Đây cũng là một rủi ro mà Bibica cần xem xét và lường trước.

2.2.5 RỦI RO THƠNG TIN

Thơng tin đóng vai trị quan trọng trong sự tồn tại của một doanh nghiệp. thiếu thơng tin để có những định hướng đúng đắn là nguyên nhân gây bất ổn của nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Đặc biệt là khi vấn đề M&A trở nên đáng lo ngại đối vơi các doanh nghiệp việt nam thì việc nắm bắt thơng tin và phán đốn tình hình trở nên cần hơn bao giờ hết. Thế nhưng Bibica vẫn mắc sai lầm khi để xảy ra thiếu thông tin về đối tác liên doanh dẫn đến những nuối tiếc như bây giờ. Hay có lẽ do bibica chủ quan tin tưởng tuyệt đối vào vị đối tác của mình mà khơng đề phịng.

2.2.5.1 Thiếu thơng tin về các trường hợp liên doanh tương tự của Lotte

Trước khi liên doanh với bibica, công ty Lotte Việt Nam đã từng liên doanh với doanh nghiệp tư nhân sản xuất thương mại Minh Vân thành lập công ty TNHH trung tâm Lotte shopping Việt Nam theo tỉ lệ góp vốn 80:20 nghiêng về Lotte. Đây là một minh chứng rõ ràng và là một bài học cho Bibica cảnh báo trước kết quả cho việc liên doanh với Lotte. Nhưng Bibica đã khơng nhận thấy được điều đó.

Cái tên cơng ty Minh Vân khá mờ nhạt trong khi Lotte mart ngày càng mở rộng, thăng tiến trên thị trường bán lẻ Việt Nam. Mặc dù là liên doanh giữa Minh Vân và Lotte Mart nhưng cả hai trung tâm thương mại của liên doanh này tại Việt Nam đều mang tên Lotte. Minh Vân chỉ như cái bóng khơng hình, khơng tồn tại, như một nước cờ, một con tốt của Lotte. Sau khi đã khá am hiểu về thị trường bán lẻ Việt Nam, Lotte trở mặt muốn hất chân Minh Vân, độc chiếm tồn bộ để có thể dễ dàng ra các quyết định chiến lược kinh doanh riêng mình, Lotte đã tạo ra sức ép buộc Minh Vân phải lựa chọn một trong hai: ở lại cùng liên doanh đang thua lỗ và tăng vốn điều lệ lên 10 triệu USD hoặc phải ra đi. Cuối cùng Lotte đã thắng vì buộc Minh Vân phải bán lại 20% cổ phần. Rõ ràng Lotte Mart đã khôn ngoan vạch ra đường đi nước bước để Minh Vân ngày càng đi sâu vào cái bẫy mà Lotte đã vạch trước. Đáng lẽ, Bibica lúc bấy giờ phải tìm hiểu tất cả những thông tin liên quan về Lotte, đặc biệt là trường hợp Minh Vân để có những định hướng đề phịng rủi ro xảy ra khi Lotte trở mặt.

Không chỉ Lotte Mart, mà cả Lotte Cinema cũng đã chiếm đoạt một cơng ty Việt Nam bằng cách liên doanh. Đó là trường hợp của công ty Diamond Cinema (DCM), đây là công ty liên doanh của Fellas Hàn Quốc và Fafilm Việt Nam. Cũng bằng cách liên doanh mua lại cổ phần của công ty này vào năm 2008, Lotte Cinema đã từng bước phát triển thị trường phim chiếu rạp của mình tại Việt Nam. Ban đầu từ một vài rạp ít ỏi nhưng đến nay đã đứng thứ hai về số lượng rạp sau Megastar.

Không chỉ thông tin không hay về liên doanh Lotte Mart – Minh Vân, Lotte Cinema với DCM mà còn nhiều liên doanh khác tại thị trường Việt Nam trong lịch sử như như của Unilever, Cocacola cũng là những tiếng báo động phức tạp về vấn đề liên

doanh. Tuy nhiên Bibica nhìn vấn đề theo hướng tích cực, tốt đẹp mà khơng đề phịng rủi ro. Có thể thiếu thơng tin về vị đối tác mưu cao này là một rủi ro rất lớn mà Bibica không lường trước được. Bên phía Bibica lúc bấy giờ đưa ra những lý lẽ giải thích việc liên doanh với Lotte đầy lợi ích, nào là cơ hội cho Bibica khi hợp tác một một đối tác đầy kinh nghiệm và kỹ thuật, có thể được tư vấn chiến lược, kỹ năng marketing, bán hàng, cũng như được đầu tư sản xuất và được hỗ trợ xuất khẩu. Những cái lợi như những miếng mồi béo bở mà Lotte bày ra không thể không thu hút mong muốn vượt mặt Kinh Đơ của Bibica lúc bấy giờ, vì thế Bibica đã sập bẫy Lotte. Kết cục của liên doanh này đã được các chuyên gia dự báo từ 01/01/2009 nhưng hình như Bibica khơng màng tới những cảnh báo đó mà vẫn rất tin tưởng vào tương lai và đạo đức của Lotte.

2.2.5.2 Thiếu thông tin nhận định về chiến lược xoay chuyển nội bộ Bibica của Lotte của Lotte

Ban đầu, Lotte ký kết mua 30% cổ phần Bibica. Với ký kết này, Lotte nghiễm nhiên trở thành đối tác chiến lược của Bibica. Sau đó, thừa thắng xơng lên, Lotte tiếp tục mua thêm 8% cổ phần của Bibica đẩy mức sở hữu cổ phần Bibica lên gần 40%. Trong thời gian tới có thể lên tới hơn 43%. Mặc dù trong quá trình hợp tác, liên doanh với Lotte nhưng Bibica vẫn khơng mảy may hay biết gì về kế hoạch thơn tính đẩy mạnh chiếm cổ phần của chính mình. Lotte vạch ra hướng đi cho Bibica trở thành cơng ty con của mình, trong khi Bibica vẫn mù mịt thông tin cho rằng Lotte là đối tác đầy kinh nghiệm đáng hợp tác. Chính việc khơng kiểm sốt được thơng tin, làm chủ được tình thế mà vào cuộc họp hội đồng cổ đông cuối năm 2012, Bibica mới ngả ngữa bộ mặt thật của Lotte khi Lotte địi đổi tên cơng ty liên doanh thành Lotte – Bibica. Tiếp sau đó lại đề xuất làm mới hội đồng quản trị đầu năm 2013. Đến nay Chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc tài chính là của Lotte. Đáng lẽ những vị chủ cũ của Bibica phải làm chủ thơng tin trong doanh nghiệp mình. Nếu có những nguồn thơng tin tốt từ phía các cổ đơng, đặc biệt là các cổ đơng ngồi Lotte (chiếm hơn 60%) , rồi ban điều hành của Bibica cùng nhau ngồi lại bàn bạc thảo luận, xâu chuỗi các thông tin, các hành động nghi vấn của Lotte để chặn đường đi nước bước của Lotte. Hoặc Bibica ban đầu có thể nhờ đến các chuyên gia tư

vấn chiến lược hàng đầu uy tín để định hướng. Tuy nhiên Bibica thực tế đã để xảy ra ngược lại.

2.2.6 RỦI RO VĂN HOÁ

Sự khác biệt về văn hóa thường tác động rất lớn tới hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Vấn đề khác biệt văn hố và cách làm việc tại thị trường ln là thách thức lớn nhất mà các nhà đầu tư sẽ gặp phải. Khác biệt này sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tại thị trường, đặc biệt là trong mối quan hệ giữa nhà đầu tư nước ngồi với cơng ty trong nước.

Quá trình hợp tác giữa Bibica và Lotte, một bên là công ty Việt Nam và một bên là công ty Hàn Quốc do đó rào cản về văn hố của hai doanh nghiệp là điều khơng thể khơng có. Rủi ro này mang lại nguy cơ nhiều mặt cho phía cơng ty Bibica nếu họ khơng tìm hiểu rõ về văn hố kinh doanh của bên đối tác Hàn Quốc. Chính vì thế q trình hợp tác với công ty Lotte, rủi ro xảy ra xuất phát từ những bất đồng về văn hoá kinh doanh cũng như cách thức hợp tác với doanh nghiệp Hàn Quốc này.

2.2.6.1 Người Hàn Quốc khá nóng nảy và hay vội vàng

Đây là tính cách của đa số các doanh nghiệp Hàn Quốc, trong đó Lotte khơng phải là ngoại lệ. Trong quá trình đàm phán, các doanh nghiệp Hàn thường hay thể hiện sự nơn nóng của họ, mong muốn ký kết ngay tuy nhiên với tác phong nhanh chóng này sẽ làm cho cả hai bên suy nghĩ chưa chín chắn, chưa có đủ những điều kiện cũng như những điều khoản chính xác, cụ thể dẫn đến tình trạng phải đi làm đi làm lại nhiều lần, có lúc phải huỷ bỏ cả những điều khoản đã ký kết hoặc tệ hại hơn nữa là gây thiệt hại cho đôi bên trong quá trình hợp tác do những điều khoản, những ràng buộc trách nhiệm và lợi ích khơng được nêu rõ ràng trong hợp đồng. Cụ thể trong trường hợp hợp tác của Lotte và Bibica, ngay từ đầu đã có nhiều vấn đề xảy ra khi phía Hàn khá nơn nóng và hối thúc đối tác đưa ra những quyết định ký kết nhanh chóng, cả hai bên đều hướng tới cái lợi trước mắt mà chưa tìm hiểu sâu về nhau, về mục tiêu cũng như tầm nhìn phát triển của cả hai điều đó được chứng minh ở những điều khoản trong hợp đồng quá lỏng lẻo, chưa có sự

ràng buộc trách nhiệm giữa hai bên cụ thể một trường hợp điển hình là việc chưa quy định mức giá trần của sản phẩm LottePie trong hợp đồng hợp tác của hai bên, khi mà giá nhập khẩu sản phẩm LottePie tại Hàn Quốc là 7,4USD/thùng trong khi giá xuất khẩu sản phẩm sang các nước Châu Á trong năm 2012 vẫn được Lotte đề xuất ở mức 6,9USD/thùng bằng với mức giá tại thời điểm 2010 trong khi hiện tại nguyên giá của nguyên vật liệu đã tăng khá nhiều gây nhiều thiệt hại tài chính cho phía cơng ty Bibica.

2.2.6.2 Các doanh nghiệp Hàn có tính “cầu tồn” cao và ln muốn thu lại lợi nhuận nhanh chóng

Việc hợp tác với bên Hàn Quốc có thể tận dụng được nguồn vốn, dây chuyền mới cũng như thuận lợi trong việc thâm nhập sản phẩm vào thị trường Hàn nhưng cũng sẽ rất khó để đạt được những điều kiện mà phía bên đối tác Hàn đưa ra. Trong sự việc giữa Bibica và Lotte, Lotte là một tập đoàn lớn kinh doanh đa lĩnh vực và dù ở lĩnh vực nào họ cũng rất thành cơng, sự thành cơng đó khơng chỉ dừng lại là họ biết cách đầu tư và đầu tư hiệu quả mà trong đầu tư vào bất cứ lĩnh vực, hoạt động nào họ cũng đã lên kế hoạch kĩ lưỡng đằng sau đó, do đó ngay từ đầu Bibica không nên suy nghĩ quá đơn giản về sự hợp tác này. Tham vọng đằng sau sự kí kết hợp tác này từ phía hai bên là khơng giống nhau, mục đích hướng tới từ sự hợp tác của cả hai cũng khác, đặc biệt với tham vọng to lớn của Lotte thì Bibica khơng thể lường trước được.

2.2.6.3 Các tập đồn lớn thường hoạt động theo "Chiến lược xuất phát từ bên trong - những tham vọng vươn dần ra tồn cầu"

Trong văn hóa trong xây dựng và phát triển thương hiệu, các tập đoàn lớn của Hàn Quốc thường hoạt động theo "chiến lược xuất phát từ bên trong - những tham vọng vươn dần ra tồn cầu".Và với chiến lược đó, các tập đồn, cơng ty lớn của Hàn Quốc không chỉ sản xuất, kinh doanh một mặt hàng, một sản phẩm mà sản xuất và kinh doanh nhiều sản phẩm, nhiều ngành nghề khác nhau. Nhưng tất cả các sản phẩm của họ khi đem bán ra thị trường toàn cầu đều mang nhãn mác của công ty. Với cách thức xây dựng thương hiệu như vậy, đã giúp cho các cơng ty, tập đồn lớn của Hàn Quốc ở Việt Nam nhanh chóng khẳng định được vị thế và chiếm lĩnh thị trường. Trước khi hợp tác với Bibica thì bên

Lotte đã đầu tư vào lĩnh vực thức ăn nhanh tại thị trường Việt Nam khá sớm từ năm 1997 và có những bước phát triển mạnh mẽ. Vào năm 2006, hãng này đã hợp tác với doanh nghiệp thương mại trong nước là Minh Vân để hình thành hợp tác kinh doanh với tổng vốn đầu tư 65 triệu USD. Sau đó 2 năm, Lotte lại chính thức thâm nhập thị trường thực phẩm Việt Nam thơng qua việc mua gần 30% và sau đó mua thêm 9% cổ phần của Bibica. Lotte chính thức trở thành cổ đông chiến lược của thương hiệu thực phẩm đứng thứ hai trên thị trường bánh kẹo. Với chiến lược phát triển thương hiệu của Lotte như trên, thì việc đầu tư tài chính với đối tác Bibica khơng chỉ dừng lại ở đó mà Lotte cịn có mong muốn tiến xa hơn trong phân khúc thị trường bánh kẹo tại Việt Nam. Việc Bibica ngay từ đầu đã quá dễ dàng bán 30% cổ phần, tương đượng khoảng 4,6 triệu cổ phiếu cho thấy sự quá thiếu suy nghĩ sâu về vấn đề hợp tác này cũng như phía Bibica có tầm nhìn hạn hẹp trong vấn đề hợp tác với bên phía đối tác Hàn này.

Ngồi ra cịn có rủi ro về sự khơng am hiểu về văn hố về phía những cơng ty Bibica khi đầu tư và xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Hàn Quốc. Mặc dù được phía đối tác Hàn Lotte hỗ trợ trong việc xuất sản phẩm sang thị trường Hàn nhưng Bibica cũng cần phải tìm hiểu kĩ về văn hố ăn uống, văn hố mua sắm cũng như sở thích của người dân Hàn Quốc để từ đó có chiến lược market, phát triển những sản phẩm phù hợp với thị trường mới này. (????)

Chương 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM

3.1Mục đích rút ra bài học kinh nghiệm

3.2Bài học kinh nghiệm

3.2.1 Bài học kinh nghiệm về …..pháp lý (ở giữa tên gì)

Lí do của rủi ro pháp lý thường xảy đến là do thái độ ít chú trọng vào cơng tác

Một phần của tài liệu Bài học kinh nghiệm về quảntrị rủi ro trong hợp tác kinh doanh với nước ngoài từ trường hợp bibica lotte (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)