Chương 3 : BÀI HỌC KINH NGHIỆM
3.2 Bài học kinh nghiệm
3.2.1 Bài học kinh nghiệm về pháp lý (ở giữa tên gì)
Lí do của rủi ro pháp lý thường xảy đến là do thái độ ít chú trọng vào cơng tác pháp lý của các công ty tại Việt Nam. Dường như việc đầu tư vào pháp lý chỉ dừng lại ở việc khi các công ty nảy sinh những vấn đề về pháp lý thì mới loay hoay tìm hướng khắc phục. Đặc biệt, trong việc hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp nước ngồi, các doanh nghiệp Việt Nam cịn non trẻ để hiểu hết pháp luật và các thông lệ kinh doanh của đối tác và văn hố kinh doanh của nước ngồi.
Thứ nhất, kinh nghiệm quan trọng nhất để giúp các cơng ty Việt Nam tránh rủi ro
pháp lý đó là tạo lập bộ phận pháp lý riêng của công ty.Nếu khơng thể có được bộ phận pháp lý, các cơng ty cũng cần có một luật sư riêng chuyên tư vấn các vấn đề về pháp luật, hợp đồng để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.Khi hợp tác và ký kết hợp với cơng ty nước ngồi, đặc biệt các tập đồn đa quốc gia, mà cơng ty khơng có bộ phận pháp lý hay một luật sư tư vấn riêng về pháp luật, điều đó khiến các cơng ty gặp rủi ro pháp lý rất cao. Vì vậy, việc cơng ty đầu tư một khoản chi phí cho bộ phận pháp lý chịu trách nhiệm tính hợp pháp và có lợi cho công ty không phải là điều thừa.
Cụ thể, trong trường hợp hợp tác kinh doanh của Bibica và Lotte, trước khi hai bên trở thành đối tác của nhau, Bibica có thể nhờ sự tư vấn của các luật sư hỗ trợ ban lãnh đạo về việc có nên hợp tác với một tập đồn lớn, những nguy cơ nào có thể gặp phải, … giúp ban lãnh đạo ra quyết định đúng đắn. Bộ phận pháp lý của công ty Bibica không chỉ cần nắm rõ pháp luật của Việt Nam mà còn cả văn bản pháp lý quy định tại Hàn
Quốc. Bất cứ sự thay đổi pháp lý nào cũng có thể là cơ sở hoạt động và ra chiến lược cho công ty trong tương lai.(phần nay sao hả G- S thấy ổn mà)
Vì mọi sự thoả thuận, mọi cơ sở để đàm phán, tranh chấp phát sinh đều dựa trên các hợp đồng, điều khoản thoả thuận giữa các bên, vì thế, khi soạn thảo và ký kết hợp đồng cũng cần quan tâm đến để tránh rủi ro.
Thực chất hợp đồng giữa Bibica và Lotte là hợp đồng hợp tác kinh doanh theo luật đầu tư với đặc trưng: Lotte bỏ vốn và trở thành một trong những chủ sở của cơng ty Bibica, hai bên cùng hợp tác có lợi đáp ứng mục đích kinh doanh của hai bên. Tuy nhiên, do hợp đồng hợp tác giữa hai bên có nhiều sai sót khiến Bibica khơng làm chủ được tình hình, Lotte nắm được lỗ hổng đó mà có quyền thao túng cơng ty, ra những u sách bất lợi đối với Bibica.
Thứ hai, bài học kinh nghiệm trong việc hợp tác kinh doanh giữa doanh nghiệp
Việt Nam và doanh nghiệp nước ngồi là phía Việt Nam nên chuẩn bị nội dung thoả thuận trước để chủ động trong việc đàm phán, không để khi các bên ngồi lại với nhau mới thoả thuận nội dung hợp đồng. Bước này giúp các doanh nghiệp Việt Nam chủ động tránh được những tình huống bất lợi đối với mình. Vì thơng thường, trong buổi đàm phán, các doanh nghiệp Việt Nam do thiếu kinh nghiệm sẽ dễ bị lu mờ, hoa mắt trước các lời đề nghị hấp dẫn từ phía đối tác nước ngồi, đặc biệt là những lời mời hấp dẫn về đầu tư tài chính, cơ sở vật chất. Như trường hợp của Bibica – Lotte, Bibica đã bị Lotte làm mờ mắt vì số tiền đầu từ tài chính của Lotte cho cơng ty, những điều khoản “hứa” hỗ trợ, giúp đỡ từ phía đối tác về mọi mặt.
Thứ ba, điều tối cần thiết là quy định mức trần đầu tư tài chính của các doanh
nghiệp nước ngồi.Đây là điều rất quan trọng vì các doanh nghiệp nước ngồi rất mạnh về tài chính cũng như nhiều cách thức tìm ra được sơ hở của doanh nghiệp Việt Nam trong q trình hợp tác, ký kết hợp đồng.Nếu khơng quy định mức trần cổ phần các nhà đầu tư nước ngồi có thể nắm giữ, rủi ro mất quyền kiểm sốt và bị thơn tính là rất cao.Thơng thường, các doanh nghiệp Việt Nam khi mời đối tác nước ngoài hợp tác chỉ quy định mức tối thiểu đối tác phải đầu tư để các bên cùng hợp tác, nhưng lại bỏ quên mức trần. Dù nhà nước quy định đối tác nước ngồi khơng nắm q 49% cổ phần cơng ty,
nhưng đối với các cơng ty cổ phần có q nhiều chủ sở hữu nắm giữ, và nhu cầu vốn cần cho hoạt động kinh doanh lại nhiều như Bibica, đồng thời, tiềm lực tài chính của cơng ty nước ngồi rất lớn, thì việc một lúc họ nắm giữ số cổ phần nhiều hơn cả phía Việt Nam thì rủi ro lớn nhất vẫn thuộc về các công ty Việt Nam.
Thứ tư, khi soạn thảo và ký kết hợp đồng, cần phải xem xét kỹ các từ ngữ được sử
dụng trong hợp đồng. Đối với hợp đồng bằng tiếng Việt, cần hết sức lưu ý đến các từ nghĩa rộng, gây khó hiểu khi có mâu thuẫn xảy ra, như từ “hỗ trợ” trong hợp đồng giữa Bibica – Lotte. Đối với hợp đồng bằng tiếng nước ngồi, cần kiểm sốt chặt chẽ sự phù hợp nội dung giữa điều khoản hợp đồng tiếng Việt và tiếng nước ngồi.
Thứ năm, cần tỉnh táo rà sốt kỹ các điều khoản trong hợp đồng để tránh các điều
khoản tự mâu thuẫn, phủ định nhau.Khi các điều khoản mâu thuẫn, phủ định nhau, phía thiệt thịi sẽ là bên Việt Nam vì chúng ta thiếu kinh nghiệm hợp tác với nước ngồi, khơng lường trước được những toan tính tinh vi từ phía đối tác.