Bài học cho Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn vốn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thừa thiên huế (Trang 49 - 51)

1.5. Kinh nghiệm phát triển nguồn vốn của một số ngân hàng và bài học

1.5.2. Bài học cho Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế

Tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế, cơ cấu nguồn vốn còn chưa hợp lý do nguồn vốn tín dụng chính sách chủ yếu tập trung cho vay trung và dài hạn (dư nợ cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh chiếm 99% tổng dư nợ). Nguồn vốn hiện nay chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn do Trung ương phân bổ, nguồn vốn địa phương chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn của chi nhánh chỉ với 3,7% trên tổng nguồn vốn. Việc phụ thuộc vào nguồn vốn trung ương khiến chi nhánh khó chủ động trong việc thực hiện cho vay phục vụ an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Để chủ động trong việc thực hiện công tác an sinh xã hội, nâng cao chất lượng tín dụng việc chủ động về nguồn vốn cho vay là rất cần thiết. Chi nhánh gần như chưa tiếp cận được các nguồn vốn nhân đạo, nguồn vốn tài trợ từ nước ngồi, nguồn vốn vay có thời hạn dài, lãi suất thấp.

Bên cạnh đó với cơng tác huy động vốn ngun nhân khiến NHCSXH thực hiện huy động vốn khó khăn hơn so với các ngân hàng thương mại khác

trên địa bàn là do người dân từ trước đến nay đã quen việc tham gia gửi tiền tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại và luôn cho rằng NHCSXH cho vay với lãi suất thấp như vậy thì tiền gửi cũng sẽ phải chịu lãi suất thấp hơn ngân hàng thương mại. Mặt khác, các ngân hàng thương mại thường có các hình thức khuyến mãi định kỳ hoặc đột xuất; một số tổ chức tín dụng (quỹ tín dụng nhân dân cơ sở) được Nhà nước cho phép huy động tiền gửi tiết kiệm với mức lãi suất cao hơn bình quân chung của hệ thống ngân hàng. Điều này đã gây khó khăn cho cơng tác huy động tiền gửi tiết kiệm dân cư của NHCSXH. Công tác tun truyền, các cấp ủy, chính quyền, đồn thể chưa thực sự quan tâm, chưa truyền tải hết ý nghĩa nhân văn của nguồn vốn tín dụng chính sách trong việc giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội đối với cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo, xóa nhà tạm, giải quyết việc làm, vệ sinh môi trường, xây dựng nông thơn mới... tới mọi người dân.

Một khó khăn nữa trong cơng tác huy động vốn khu vực dân cư của NHCSXH gặp khó khăn là do, việc huy động vốn qua các tổ TK&VV hiện cũng chưa theo một quy định chung nào. Việc tổ chức huy động tiền gửi tiết kiệm của các tổ viên định kỳ hàng tháng chưa khoa học, dẫn đến nguồn huy động qua các tổ TK&VV chưa thực sự hiệu quả.

Bởi vậy, để có thể góp “tiểu” thành “đại” từ những nguồn vốn nhỏ lẻ, cũng như huy động được nguồn lực từ các tổ chức kinh tế và cá nhân nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, hệ thống NHCSXH trên địa bàn tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền, tăng cường tiếp cận với mọi tầng lớp nhân dân để cộng đồng thấy được giá trị nhân văn của nguồn vốn tín dụng chính sách, cùng chung tay giải quyết các vấn đề xã hội, góp phần xây dựng nơng thơn mới.

Chính vì mục đích đó, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp, những định hướng nhằm phát triển được nguồn vốn phục vụ cho an sinh xã hội.

Chƣơng 2:

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN VỐN CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn vốn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thừa thiên huế (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w