2.1.1. Lịch sử hình thành Ngân hàng Chính sách xã hội tại Việt Nam
Chính sách hỗ trợ tín dụng cho người nghèo, vùng nghèo đã được thực hiện ở nước ta ngay từ ngày thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (năm 1951) và đã trở thành cơng cụ xóa đói giảm nghèo cơ bản và bền vững. Tuy nhiên, phải đến ngày 31/08/1995, Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Quyết định số 525/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Phục vụ người nghèo, đặt trong Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT Việt Nam). Tới thời điểm này thì có một Ngân hàng chính sách thực hiện chương trình tín dụng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Về mặt pháp lý, Ngân hàng Phục vụ người nghèo với NHNo&PTNT Việt Nam là hai pháp nhân nhưng thực chất do bộ máy tổ chức NHNo&PTNT Việt Nam điều hành. Sai về tính pháp lý của tổ chức tín dụng đã gây khó khăn trong chỉ đạo điều hành tại các chi nhánh ngân hàng cơ sở.
Bên cạnh nguồn vốn cho vay hộ nghèo được Ngân hàng Phục vụ người nghèo và NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện thì thực tế cịn có nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm do Kho bạc Nhà nước quản lý và cho vay; nguồn vốn cho vay đối với một học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn do Ngân hàng Cơng thương thực hiện; nguồn vốn cho vay ưu đãi các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, III miền núi, các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 của Chính phủ…
Việc hình thành các nguồn vốn cho vay chính sách nằm rải rác ở nhiều tổ chức tài chính với cơ chế quản lý khác nhau đã gây nhiều trở ngại cho quá trình kiểm sốt của Nhà nước, khơng tách bạch được tín dụng chính sách với tín dụng thương mại.
Để triển khai Luật các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách; các nghị quyết của Đại hội Đảng IX, nghị quyết kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa X về việc sớm hồn thiện tổ chức và hoạt động của NHCSXH, tách tín dụng ưu đãi ra khỏi tín dụng thương mại; đồng thời thực hiện cam kết với Ngân hàng Thế giới (WB), Qũy tiền tệ thế giới (IMF) về việc thành lập Ngân hàng Chính sách; ngày 04/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập NHCSXH trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo, tách khỏi NHNo&PTNT Việt Nam.
NHCSXH được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo quy định tại Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ. NHCSXH được huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước, tiếp nhận các nguồn vốn của Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội.
Hoạt động của NHCSXH khơng vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh tốn, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (khơng phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.
NHCSXH được thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay, thanh toán ngân quỹ và được nhận vốn ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngồi nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Việc cho vay của NHCSXH được thực hiện theo phương thức ủy thác cho các tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị - xã hội theo hợp đồng ủy thác
hoặc trực tiếp cho vay đến Người vay.
Sau 18 năm hoạt động, từ 03 chương trình tín dụng nhận bàn giao tại thời điểm mới thành lập đến nay NHCSXH đã thực hiện gần 20 chương trình tín dụng chính sách. Nhu cầu về nguồn vốn để đáp ứng được yêu cầu về các chương trình an sinh xã hội ngày càng lớn trong điều kiện ngân sách nhà nước hạn hẹp đòi hỏi NHCSXH phải chủ động trong việc phát triển nguồn vốn. Tuy nhiên một số quy định về cơ chế huy động vốn của NHCSXH như quy định về lãi suất không được vượt quá lãi suất huy động của các Ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn… khơng cịn phù hợp gây cản trở lớn cho NHCSXH trong việc chủ động huy động vốn từ thị trường. Do đó nhiều chương trình tín dụng chính sách đã được cơng bố rộng rãi nhưng vẫn chưa có vốn để giải ngân ví dụ như chương trình cho vay nhà
ở xã hội. Trong tương lai nếu khơng có những thay đổi phù hợp để NHCSXH có thể tiếp cận được với những nguồn vốn có từ thị trường thì NHCSXH khó có thể thực hiện tốt được nhiệm vụ của mình.
Là một chi nhánh trực thuộc hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội , chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế gồm có Hội sở tỉnh đóng tại thành phố Huế và 08 Phòng Giao dịch trực thuộc đóng tại trung tâm của 08 huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh với 145 điểm giao dịch xã. Tại chi nhánh đang thực hiện 18 chương trình tín dụng chính sách với 93.418 khách hàng còn dư nợ, tổng dư nợ thực hiện đến 31/12/2020 là 2.988.780 triệu đồng, tăng 215.783 triệu đồng so với năm 2019, tăng trưởng 7,8%, trong đó nguồn vốn trung ương tăng 190.987 triệu đồng. Trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, huy động vốn là một nghiệp vụ chủ chốt, khơng thể thiếu, bởi nguồn vốn chính của các tổ chức tín dụng là nguồn vốn huy động điều này cũng đúng đối với NHCSXH. Để tạo sự chủ động trong quá trình triển khai nhiệm vụ; đồng thời, triển khai đầy đủ nghiệp vụ của một ngân hàng, ngay từ những ngày đầu thành lập và đi vào hoạt động, NHCSXH đã chú trọng tới việc triển khai nghiệp vụ huy động vốn.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Chính sách xã hội
NHCSXH được tổ chức theo 3 cấp: Hội sở chính ở Trung ương, Chi nhánh ở cấp tỉnh, Phịng giao dịch ở cấp huyện. Mỗi cấp đều có bộ máy quản trị và bộ máy điều hành tác nghiệp.
Sơ đồ 2.1. Mơ hình tổ chức của Ngân hàng Chính sách xã hội
BAN CHUYÊN GIA TƯ VẤN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC BAN CMNV TẠI HỘI SỞ CHÍNH BAN CMNV TẠI HỘI SỞ CHÍNH SỞ GIAO DỊCH, TT
CNTT, TT ĐÀO TẠO CHI NHÁNH CẤP TỈNH
PHÒNG GIAO DỊCH CẤP HUYỆN
CÁC ĐIỂM GIAO DỊCH XÃ, PHƯỜNG, THỊ
TRẤN
BAN ĐẠI DIỆN HĐQT CẤP TỈNH
BAN ĐẠI DIỆN HĐQT CẤP HUYỆN
Chỉ đạo kiểm tra giám sát Quan hệ phối hợp
Bộ máy quản trị gồm: Hội đồng quản trị và bộ máy giúp việc ở Trung ương; Ban đại diện Hội đồng quản trị ở cấp tỉnh, cấp huyện.
Hội đồng quản trị NHCSXH có 12 thành viên, gồm 09 thành viên kiêm nhiệm và 03 thành viên chuyên trách. 09 thành viên kiêm nhiệm gồm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, 08 thành viện còn lại là Thứ trưởng hoặc cấp tương đương Thứ trưởng của các Bộ ngành trong Chính phủ. 03 thành viên chuyên trách gồm: 01 ủy viên giữ chức Phó Chủ tịch thường trực; 01 Ủy viên giữ chức Tổng giám đốc, 01 Ủy viên giữ chức Trưởng Ban kiểm soát. Thành viên hội đồng quản trị được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm với nhiệm kỳ là 5 năm. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ tham mưu hoạch định chính sách nguồn vốn, chính sách đầu tư và chỉ đạo, giám sát việc thực thi chính sách hỗ trợ tín dụng của Nhà nước.
Tại địa phương, hình thành Ban đại diện Hội đồng quản trị do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp làm Trưởng ban. Thành phần và số lượng Ban đại diện Hội đồng quản trị giống Hội đồng quản trị ở trung ương nhưng khơng có cơ cấu Phó Ban thường trực và các thành viên chuyên trách. Tại các tỉnh, huyện, từ tình hình thực tế ở từng địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định cơ cấu thành phần, nhân sự và quyết định thành lập Ban đại diện Hội đồng quản trị.
Bộ máy điều hành tác nghiệp thống nhất từ trung ương đến địa phương bao gồm: Hội sở chính; Sở giao dịch, Trung tâm đào tạo, Trung tâm Công nghệ thơng tin; 63 Chi nhánh cấp tỉnh; 618 Phịng giao dịch cấp huyện. Bộ máy điều hành tác nghiệp làm nhiệm vụ thường trực, tổ chức điều hành quản lý vốn và triển khai các chương trình tín dụng thống nhất từ Trung ương đến cơ sở.
Tại Hội sở chính cơ cấu bao gồm các ban chun mơn quản lí về nguồn vốn, tín dụng, quản lí tài chính, tổ chức nhân sự … Các ban này có vai trị quan trọng trong việc ban hành các chương trình quản lí nguồn vốn và tín dụng trong cả nước. Đây là cơ quan quản lí giám sát của tồn hệ thống.
Tại chi nhánh các tỉnh cơ cấu gồm 5 phịng chun mơn nghiệp vụ: phịng Kế hoạch Nghiệp vụ tín dụng, phịng Kế tốn – Ngân quỹ, phịng Kiểm tra kiểm sốt nội bộ, phịng Hành chính tổ chức, phịng Tin học và các phòng giao dịch trực thuộc ở các huyện.
Điểm nổi bật trong cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Chính sách xã hội ở cấp 3 là NHCSXH hình thành mạng lưới các điểm giao dịch tại xã, phường, thị trấn trong phạm vi cả nước. Tại các điểm giao dịch xã, chính sách tín dụng của Nhà nước, danh sách hộ vay vốn và các quy trình thủ tục của NHCSXH được niêm yết công khai; người vay có thể đến các điểm giao dịch vào một ngày cố định hàng tháng để gửi tiền tiết kiệm, nhận tiền vay, trả nợ và giao dịch với ngân hàng trước sự chứng kiến của Hội đoàn thể, tổ trưởng tổ TK&VV và chính quyền xã.
Sơ đồ 2.3. Mơ hình tổ chức của phịng giao dịch cấp huyện
2.1.3. Kết quả hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế
Sau hơn 18 năm hoạt động, được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức chính trị xã hội cùng với sự nỗ lực của tập thể,
cán bộ viên chức, NHCSXH đã đạt được những kết quả quan trọng, thực hiện tốt chức năng là cơng cụ tài chính của Nhà nước trong việc cung cấp tín dụng chính sách, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội.
2.1.3.1. Tập trung được nguồn lực tài chính để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
Tính đến 31/12/2020, tổng nguồn vốn đạt 2.994.999 triệu đồng, tăng 220.485 triệu đồng so với năm 2019 và tăng 437.353 triệu đồng so với năm 2018, tốc độ tăng trường bình quân hàng 03 năm liền đạt 8,1%.
Tổng dư nợ đến 31/12/2020 đạt 2.988.780 triệu đồng, tăng 215.787 triệu đồng so với năm 2019, tăng trưởng 7,78%, trong đó nguồn vốn trung ương tăng 190.984 triệu đồng. Thực hiện kế hoạch tăng trưởng nguồn vốn trung ương năm 2020 đạt 96,1%.
Dư nợ tập trung chủ yếu vào 07 chương trình tín dụng lớn (chiếm 93% tổng dư nợ):
- Cho vay hộ nghèo: 143.580 triệu đồng chiếm 4,8% tổng dư nợ, giảm so với năm 2018 là 49.538 triệu đồng
- Cho vay hộ cận nghèo: 379.942 triệu đồng chiếm 12,7% tổng dư nợ, tăng thêm so với năm 2018 là 119.142 triệu đồng
- Cho vay hộ mới thoát nghèo: 945.875 triệu đồng chiếm 31,6% tổng dư nợ, tăng thêm so với năm 2018 là 39.088 triệu đồng
- Cho vay học sinh sinh viên có hồn cảnh khó khăn: 69.466 triệu đồng chiếm 2,3% tổng dư nợ, giảm so với năm 2018 là 13.856 triệu đồng
- Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn: 547.378 triệu đồng chiếm 16,3% tổng dư nợ, tăng thêm so với năm 2018 là 89.506 triệu đồng
- Cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh mơi trường nơng thôn 460.457 tỷ đồng chiếm 15,4% tổng dư nợ, tăng thêm so với năm 2018 là 96.778 triệu đồng
- Cho vay chương vốn Quỹ quốc gia về việc làm: 226.521 triệu đồng chiếm 7,5% tổng dư nợ, tăng thêm so với năm 2018 là 94.958 triệu đồng.
- Cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100: 94.165 triệu đồng chiếm 3,1% tổng dư nợ, tăng thêm so với năm 2018 là 74.166 triệu đồng
Với 18 chương trình tín dụng được thực hiện đã góp phần khơng nhỏ trong cơng tác thực hiện an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngồi ra, cịn nhiều chương trình nhận vốn ủy thác đầu tư của ngân sách các địa phương. Các chương trình tín dụng đã được tổ chức thực hiện kịp thời và đúng chính sách, chế độ, tiền vốn được giao trực tiếp cho người thụ hưởng, ngay tại xã, không qua cầu cấp trung gian, trước sư chứng kiến của các tổ chức chính trị - xã hội, của chính quyền và nhân dân, đảm bảo nguyên tắc quản lý công khai và dân chủ.
- Doanh số cho vay năm 2020 là 1.285.439 triệu đồng, tăng 13.212 triệu đồng so với năm 2019, đáp ứng cho 34.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn.
- Doanh số thu nợ là 1.067.474 triệu đồng, tăng 14.849 triệu đồng so với năm 2019.
Chất lượng tín dụng khơng ngừng được cải thiện, nợ q hạn là 2.430 triệu đồng, tăng 12 triệu đồng so với đầu năm do hộ vay đi khỏi địa phương, tỷ lệ NQH đến 31/12/2020 là 0,08%, giảm 0,01% so với đầu năm.
Đến 31/12/2020, tồn Chi nhánh có 102 xã, phường, thị trấn khơng có nợ quá hạn trên tổng số 145 xã, chiếm 70,3% tổng số xã trong toàn tỉnh, tăng 08 xã so với năm 2019, riêng Phòng giao dịch NHCSXH Thị xã Hương Trà, khơng có nợ q hạn.
- Nợ khoanh đến 31/12/2020 là 457 triệu đồng, giảm 74 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ nợ khoanh là 0,02%.
2.1.3.2. Hồn thiện mơ hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách
tướng Chính phủ, NHCSXH đã xây dựng được mơ hình tổ chức và phương thức quản lý phù hợp với điều kiên đặc điểm của Việt nam và các cam kết quốc tế đáp ứng yêu cầu tập trung nguồn lực, tăng sử dụng vốn và tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại, góp phần ngăn chặn tệ cho vay nặng lãi ở nơng thơn.
Đặc điểm của tín dụng chính sách là vừa có tính chun mơn cao (quản lý tiền tệ), vừa mang tính xã hội rộng rãi. Vì thế, bên cạnh bộ máy tác nghiệp trên 10.000 cán bộ, NHCSXH đã tổ chức bộ máy quản trị gồm Hội đồng quản trị và Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp. Đồng thời, thực hiện phương thức ủy thác tín dụng thơng qua các tổ chức chính trị xã hội. Hiện có trên 6.000 cán bộ lãnh đạo các cơ quan quản lý Nhà nước và hàng vạn cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội tham gia hoạt động kiêm nhiệm, góp phần quan trọng trong việc thực hiện có tín dụng chính sách. Trong thời gian qua, Hội đồng quản trị và Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc tham mưu hoạch định các chính sách về nguồn vốn và đầu tư tín dụng; đồng thời chỉ