Vai trò của pháp luật về kỷ luật công chức, viên chức

Một phần của tài liệu Pháp luật về kỷ luật công chức, viên chức từ thực tiễn bộ giao thông vận tải (Trang 26 - 29)

Luan van thac si kinh te moi nhat

1.2.3. Vai trò của pháp luật về kỷ luật công chức, viên chức

- Một là, pháp luật về kỷ luật CCVC thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng đội ngũ CCVC đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước.

Xuất phát từ quan điểm cán bộ là nhân tố quyết định thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng, “là cái gốc của mọi việc”[26], Đảng và Nhà nước

ta luôn luôn chăm lo, xây dựng đội ngũ CCVC gắn với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn cách mạng. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định: Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức trong sạch, có năng lực đáp

ứng yêu cầu của tình hình mới. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của mỗi cán bộ, cơng chức; tăng cường tính cơng khai, minh bạch, trách nhiệm của hoạt động công vụ. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực cơng tác; có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, cơng chức hồn thành nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người khơng hồn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với Nhân dân[21].

Chính vì vậy Đảng ta hết sức quan tâm tới việc xây dựng đội ngũ CCVC có đủ đức, đủ tài để phụng sự Tổ quốc, phụng sự Nhân dân. Quan điểm về xây dựng cán bộ, CCVC nhất quán và có những bước phát triển qua từng giai đoạn cách mạng của đất nước. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Công tác

cán bộ có nhiều đổi mới, đội ngũ cán bộ ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng được tăng cường, có nhiều đổi mới, đạt kết quả quan trọng; kỷ luật, kỷ cương trong Đảng được siết chặt, pháp luật Nhà nước được đề cao”. Đây là một trong những

kết quả tích cực của việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về cơng tác cán bộ trong thời gian qua, trong đó cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ, tăng cường kỷ cương, kỷ luật được Đảng hết sức chú trọng.

- Hai là, pháp luật về kỷ luật CCVC là một phương tiện quan trọng trong

tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước, tạo cơ sở pháp lý để xây dựng đội ngũ

CCVC.

Quản lý nhà nước là lĩnh vực có quy mơ và phạm vi hoạt động rất rộng, bao gồm nhiều mối quan hệ cần điều chỉnh, trong đó quan hệ nhân sự là một trong những vấn đề quan trọng. Pháp luật về quản lý CCVC là tổng hợp các

quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong các tổ chức Đảng, bộ máy Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội.

Các văn bản QPPL về quản lý CCVC quy định phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của CCVC cho thấy rằng pháp luật về quản lý CCVC đã tạo hành lang pháp lý để trong phạm vi đó cán bộ hoạt động, thực thi nhiệm vụ của mình trên cơ sở pháp luật. Đội ngũ CCVC là lực lượng lao động nịng cớt có vai trị quan trọng trong quản lý và tổ chức của Nhà nước và hệ thống chính trị. Nhiệm vụ của đội ngũ CCVC là thực thi công vụ, thực thi pháp luật, thực thi quyền lực nhà nước, thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước và Nhân dân giao. Đồng thời chính họ đóng vai trị sáng tạo pháp luật, đề xuất, xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và tiến bộ của Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.

Việc thực hiện tớt pháp ḷt về xử lý kỷ luật CCVC góp phần xây dựng đội ngũ CCVC có nề nếp, kỷ cương, kỷ luật, góp phần nâng cao chất lượng cơng chức; đẩy lùi sự suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống, lề lối làm việc và các tệ nạn khác; tạo hình tượng CCVC nhà nước đẹp trong lịng xã hội, xứng đáng là “cơng bộc của dân” [26] như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy bảo.

- Ba là, pháp luật về kỷ luật CCVC là phương tiện quan trọng bảo đảm

quyền lực nhà nước được thực hiện, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Pháp luật quy định các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm, các bảo đảm pháp lý, các việc CCVC không được làm là tạo hành lang pháp lý, điều kiện cho CCVC hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. Khi được xác định rõ ràng bằng pháp luật các nghĩa vụ của mình thì CCVC có trách nhiệm phải thực hiện các chức trách và bổn phận để bảo vệ danh dự, uy tín của Đảng và Nhà nước. Quan hệ giữa CCVC với cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, các tổ chức

chính trị - xã hội thể hiện nghĩa vụ trung thành, phục vụ Đảng, Nhà nước, phục vụ Nhân dân đều được quy định trong các văn bản QPPL.

Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, Nhân dân là cội nguồn của quyền lực nhà nước, Nhân dân là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước. Khi Nhân dân là chủ, quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân thì CCVC phải là người đầy tớ phục vụ Nhân dân. Trong mối quan hệ này pháp luật xác định CCVC là cơng bộc của Nhân dân, có nghĩa vụ tận tụy phục vụ nhân dân. Dù được nhà nước trao quyền, uỷ quyền nhưng cán bộ cũng phải phải tuân thủ pháp luật. Khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân, CCVC có nghĩa vụ tơn trọng, bảo vệ quyền lợi ích, tài sản của Nhân dân, không được vi phạm đến quyền tự do và bất cứ lợi ích hợp pháp nào nhân dân; tôn trọng lắng nghe ý kiến của nhân dân, không quan liêu, cửa quyền vô trách nhiệm.

Một phần của tài liệu Pháp luật về kỷ luật công chức, viên chức từ thực tiễn bộ giao thông vận tải (Trang 26 - 29)