Giải pháp hồn thiện pháp luật về kỷ luật cơng chức, viên chức 1.

Một phần của tài liệu Pháp luật về kỷ luật công chức, viên chức từ thực tiễn bộ giao thông vận tải (Trang 91 - 95)

Luan van thac si kinh te moi nhat

3.2. Giải pháp hồn thiện pháp luật về kỷ luật cơng chức, viên chức 1.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản pháp luật phù hợp với Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành

Biện pháp cần có là xây dựng kế hoạch tổng thể rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để ban hành văn bản mới; đồng thời, bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung những văn bản, quy định để khắc phục cho được tình trạng một sớ quy định chưa thống nhất, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn, việc thể chế hóa, cụ thể hóa chủ trương của Đảng về một số nội dung trong cơng tác

cán bộ cịn chậm, có nội dung chưa thớng nhất giữa pháp luật của Nhà nước và quy định của Đảng; cũng là để đáp ứng yêu cầu tăng cường pháp chế, bảo đảm giữ vững kỷ luật, kỷ cương xã hội. Trong khi chưa kịp sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới, cần tiếp tục tổ chức thi hành tớt các chính sách đang có, nhất là quy định về trách nhiệm nêu gương, về văn hóa cơng vụ, về thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cán bộ, đảng viên, về trách nhiệm giải trình, cơng khai, minh bạch... trong thực thi công vụ.

Đây là cơng việc rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định, không chỉ là yêu cầu, nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền mà còn là quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước ta, Báo cáo chuyên đề tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng rằng, điểm mấu chốt nhất, quan trọng nhất quyết định thành công trong thời gian tới là “Thể chế, thể chế và thể chế”. Thể chế quản lý nhà nước về công tác tổ chức và cán bộ phải thực sự trở thành động lực của sự phát triển bền vững đất nước; đội ngũ công chức hành chính nhà nước phải thực sự là chủ thể trung tâm của sự kiến tạo phát triển, là lực lượng quyết định hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện chủ trương, luật pháp, chính sách, thực thi công vụ và quản trị quốc gia; giữ vững kỷ luật, kỷ cương.

Cần phải thường xuyên tiến hành quán triệt, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của các hoạt động rà soát, hệ thớng hóa các văn bản quy phạm pháp luật về kỷ luật CCVC nhằm bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất, khả thi, dễ tiếp cận của văn bản pháp luật về kỷ luật CCVC. Tổ chức thực hiện kịp thời, nghiêm túc, thường xuyên, một cách nề nếp các quy định của pháp luật về rà soát, hệ thớng hóa, pháp điển hóa văn bản QPPL tại Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

Để hoàn thiện pháp luật về kỷ luật trong thời gian tới, cần phải tiếp tục đẩy mạnh hoạt động rà soát, hệ thớng hóa văn bản QPPL về kỷ luật ngay khi có căn cứ rà soát theo quy định, kịp thời xử lý hoặc kiến nghị các cơ quan, người có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản mới, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Thực hiện nghiêm túc việc xử lý kết quả rà soát, hệ thớng hóa văn bản theo Hiến pháp năm 2013. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động rà soát, hệ thớng hóa văn bản pháp luật về kỷ luật với công tác xây dựng, kiểm tra, xử lý văn bản, theo dõi thi hành pháp luật và kiểm soát thủ tục hành chính. Tăng cường và bảo đảm hiệu quả trong quá trình phới hợp làm việc giữa các cơ quan hành chính nhà nước thuộc, trực thuộc bộ, ngành, địa phương với cơ quan tư pháp, tổ chức pháp chế trong cơng tác rà soát, hệ thớng hóa văn bản quy định pháp ḷt về tuyển dụng công chức nhằm bảo đảm chất lượng công tác này.

Việc rà soát hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức để đảm bảo thống nhất, đồng bộ giữa xử lý kỷ luật về đảng và xử lý kỷ luật về hành chính nhà nước là cần thiết. Tuy nhiên, thớng nhất đồng bộ khơng có nghĩa là bên đảng kỷ luật thế nào thì bên nhà nước phải có hình thức kỷ ḷt như vậy. Thớng nhất và đồng bộ ở đây cần phải hiểu là sự thống nhất, đồng bộ về tính chất, sự nghiêm khắc của chế tài xử lý kỷ luật chứ khơng phải là có chế tài xử lý kỷ ḷt với tên gọi giống nhau. Mặt khác, cần quy định rõ trình tự, thủ tục xử lý kỷ ḷt cán bộ, cơng chức, viên chức trong đó nhấn mạnh tới trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với đội ngũ cán bộ cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh.

Coi trọng tổng kết thực tiễn thực thi pháp luật, nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật, ban hành các văn bản luật với những quy định chi tiết, dễ hiểu, dễ thực hiện. Đồng thời, cần tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng các quy phạm pháp luật cùng loại, kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã

hội cùng loại ở các nước khác để đưa ra được những phương án có cơ sở khoa học cả về lý luận và thực tiễn phù hợp nhất đối với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của đội ngũ công chức ở nước ta. Tổng kết thực tiễn, đánh giá đúng thực trạng đời sống pháp luật về kỷ luật CCVC là công việc phức tạp cần phải tiến hành thường xuyên ở những mức độ và quy mô khác nhau. Việc tổng kết và đánh giá đó bao gồm nhiều nội dung theo các tiêu chí sau: Mức độ đầy đủ của pháp luật hiện hành về kỷ luật CCVC, xác định rõ những biểu hiện thừa và thiếu pháp luật để có biện pháp khắc phục. Tính thớng nhất, đồng bộ của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức, xác định những mặt được và chưa được để phát huy những ưu điểm, phát hiện và loại bỏ những mâu thuẫn chồng chéo. Mức độ phù hợp của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức, phát hiện những bất hợp lý và bất cập để có những giải pháp khắc phục cụ thể như loại bỏ, sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới.

Việc đánh giá cần được tiến hành một cách toàn diện, có hệ thớng, đồng thời phải đạt được những mục đích cụ thể, không nên chỉ đánh giá riêng rẽ từng văn bản, theo từng quy định mà cần rà soát, đánh giá tất cả các quy định pháp luật, phải chú ý tới tính hệ thớng của pháp ḷt về kỷ ḷt CCVC nói riêng của cả hệ thớng pháp ḷt Việt Nam nói chung đới với bản thân pháp luật và quá trình thi hành chúng trên thực tế.

Một trong những hạn chế của pháp luật hiện hành chính là ở việc ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành thường chậm so với yêu cầu hoặc là chưa đủ mức độ chi tiết để có thể tổ chức thực hiện và thực hiện thống nhất giữa các cơ quan, đơn vị trong cả nước. Do vậy, thời gian tới cần tập trung vào nhiều hơn vào công tác này. Dưới sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ, các Bộ, các ngành, các địa phương cần ban hành thật chính xác, kịp thời các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Cán bộ, công chức về quản lý CCVC.

Một phần của tài liệu Pháp luật về kỷ luật công chức, viên chức từ thực tiễn bộ giao thông vận tải (Trang 91 - 95)