Yếu tố hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Pháp luật về kỷ luật công chức, viên chức từ thực tiễn bộ giao thông vận tải (Trang 53 - 56)

Luan van thac si kinh te moi nhat

1.3.6. Yếu tố hội nhập quốc tế

Trong bối cảnh hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam chịu tác động lớn của các điều kiện, yếu tố hội nhập quốc tế. Tác động của hội nhập quốc tế đến hệ thớng pháp ḷt Việt Nam địi hỏi phải ban hành mới và sửa đổi các văn bản pháp luật để thực hiện các cam kết quốc tế. Minh bạch hóa được cải thiện bằng việc đăng cơng khai các văn bản quy phạm pháp luật và việc tham gia của quần chúng nhân dân vào quá trình soạn thảo, xây dựng chính sách, văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước. Để hoàn thiện pháp luật về sử dụng, quản lý CCVC nói chung và pháp luật về kỷ luật CCVC nói riêng, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đã chủ động, tích cực cử nhiều lượt cán bộ, CCVC đi đào tạo, nghiên cứu học tập, bồi dưỡng, công tác tại nước ngoài. Nhiều tư tưởng tiến bộ, khoa học về công vụ, công chức, xây dựng và ban hành pháp luật về công chức được Nhà nước tiếp thu, vận dụng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và nền hành chính Việt Nam.

Bên cạnh đó, hoạt động cơng vụ của nền hành chính nước ta đang nhận nhiều sự tác động của yếu tố quốc tế thông qua các chính sách, chủ trương mở

cửa và hợp tác quốc tế sâu rộng của đất nước; hội nhập q́c tế sẽ dẫn tới tình trạng tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp hơn bởi có ́u tớ nước ngoài trong các hành vi tham nhũng, như việc chuyển tài sản, tiền tham nhũng ra nước ngoài hoặc hành vi tiếp tay cho hoạt động rửa tiền của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài vào Việt Nam. Các trường hợp vi phạm của công chức, viên chức liên quan đến yếu tố nước ngoài ngày càng đa dạng và phức tạp cũng tác động đến việc xây dựng khung pháp lý và áp dụng pháp luật trong việc xử lý vi phạm của CCVC.

Bên cạnh những thách thức, hội nhập quốc tế và tham gia các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương sẽ là những cơ hội, đòi hỏi Việt Nam phải có nhiều nỗ lực hơn trong cơng cuộc đấu tranh tội phạm là CCVC. Sự hối thúc của hội nhập sẽ đặt ra những đòi hỏi từ phía nhà nước trong việc xây dựng các chiến lược, chủ trương, chính sách và pháp luật để đẩy mạnh cơng tác phịng chớng tội phạm, phịng chớng tham nhũng. Hội nhập q́c tế sẽ giúp Việt Nam có thêm kinh nghiệm trong cơng tác đấu tranh phịng chớng vi phạm, đặc biệt là qua việc học hỏi các nước có nhiều thành cơng trên lĩnh vực này. Học tập kinh nghiệm q́c tế sẽ góp phần hoàn thiện hơn pháp luật về xử lý CCVC vi phạm cũng như góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của thực hiện pháp luật về xử lý kỷ luật CCVC.

Tiểu kết Chương 1

Từ những kết quả nghiên cứu của Chương 1 cho thấy đến nay đã có khá nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu được các nhà khoa học, các tác giả công bố liên quan đến hoàn thiện pháp luạt công chức, cơng vụ ở nước ta. Trong đó, các cơng trình khoa học tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách tiền lương đối với CCVC, nâng cao chất lượng thực thi công vụ, hoàn thiện các tiêu chuẩn về ngạch, bậc CCVC, hoàn thiện pháp luật công chức, công vụ, đối với phương pháp đánh giá công chức, tuyển dụng cơng chức.

Mặc dù chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu về pháp luật về kỷ luật CCVC ở Việt Nam một cách chuyên sâu, nhưng kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học trong thời gian qua có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng hệ thống các QPPL về kỷ luật CCVC như hiện nay, cũng là những kinh nghiệm được đúc kết giúp cho tác giả hoàn thành luận văn này.

Trong chương này, tác giả đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về kỷ luật CCVC ở Việt Nam, bao gồm: quan điểm, đường lối của Đảng về hoàn thiện pháp luật về công chức, viên chức; ý thức trách nhiệm, năng lực, trình độ của các chủ thể có thẩm quyền xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật về kỷ luật CCVC; yếu tớ văn hóa; ́u tớ hội nhập q́c tế.

Tác giả cũng dành thời gian nghiên cứu kinh nghiệm hoàn thiện pháp luật về kỷ ḷt CCVC của các cơng trình nghiên cứu và rút ra những giá trị tham khảo cho luận văn. Nội dung nghiên cứu trong Chương 1 của luận văn là cơ sở lý luận, khung lý thuyết để định hướng cho việc nghiên cứu về thực trạng về pháp luật kỷ luật CCVC ở Việt Nam hiện nay và đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về kỷ luật CCVC trong thời gian tới.

Chương 2:

THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ KỶ LUẬT CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨCTẠI BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TẠI BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Một phần của tài liệu Pháp luật về kỷ luật công chức, viên chức từ thực tiễn bộ giao thông vận tải (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w