Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về kỷ luật công chức, viên chức tại Bộ Giao thông vận tả

Một phần của tài liệu Pháp luật về kỷ luật công chức, viên chức từ thực tiễn bộ giao thông vận tải (Trang 101 - 107)

Luan van thac si kinh te moi nhat

3.3.Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về kỷ luật công chức, viên chức tại Bộ Giao thông vận tả

viên chức tại Bộ Giao thông vận tải

- Một là, kiện toàn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức làm

công tác cán bộ bảo đảm thực tiện tốt pháp luật về kỷ luật công chức, viên chức. Từ quan điểm chỉ đạo chung là công tác cán bộ phải thực sự là “then chốt của then chốt” nên phải “xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên

chức, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, gắn bó mật thiết với nhân dân là những nhân tố có ý nghĩa quyết định thành cơng sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”[22], cần quan tâm xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước - lực

lượng quan trọng nhất quyết định hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện chủ trương, pháp luật, chính sách, thực thi công vụ và quản trị quốc gia bằng những chính sách cụ thể và thiết thực. Những chính sách này phải thực sự là động lực và bảo đảm cho công chức hành chính nhà nước toàn tâm, toàn ý với công việc; không bị những cám dỗ vật chất của mặt trái kinh tế thị trường tác động, gây ảnh hưởng xấu đến công tác lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện chủ trương, luật pháp, chính sách, thực thi công vụ.

Đội ngũ CCVC làm công tác cán bộ là nhân tố quan trọng, quyết định trong việc thực hiện pháp luật về kỷ luật CCVC có hiệu quả, toàn diện hay khơng; với chức trách, nhiệm vụ của mình, việc đội ngũ CCVC làm cơng tác cán bộ có năng lực, phẩm chất tớt là yếu tố cần thiết để pháp luật về quản lý cán bộ nói chung và pháp luật về kỷ luật CCVC nói riêng được thực hiện có hiệu quả và toàn diện. Quán triệt quan điểm chỉ đạo “Chú trọng phát triển nhân lực ngành tổ

chức nhà nước tại các bộ, ngành và địa phương; kiện toàn tổ chức các đơn vị và đội ngũ làm công tác dự báo; chế độ tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dự báo”[15], trong những năm qua, công

tác tổ chức, cán bộ đã đạt nhiều kết quả quan trọng, về cơ bản đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao. Tuy nhiên, Đảng ta cũng nêu rõ: “Nhiều

khuyết điểm, yếu kém trong công tác cán bộ chậm được khắc phục… Nhiều vấn đề bất hợp lý trong cơng tác cán bộ khơng cịn phù hợp nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời”[48]. Nghị quyết số 26-NQ/TW chỉ rõ “…những hạn chế,

bất cập trong công tác cán bộ cũng là một nguyên nhân

chủ yếu làm cho đất nước phát triển chưa tương xứng…, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước”[8].

Để khắc phục tình trạng trên, các giải pháp cần ưu tiên thực hiện là:

+ Phát triển đội ngũ làm công tác tổ chức, cán bộ đủ về số lượng, tốt về chất lượng, cơ cấu hợp lý và tính chuyên nghiệp cao. Công tác tổ chức, cán bộ là khoa học và nghệ thuật với con người, đòi hỏi CCVC phải được đào tạo vừa cơ bản, vừa chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ công tác tổ chức, những kiến thức về tâm lý học, kỹ năng quản lý, sử dụng nhân lực. triển khai thực hiện Nghị quyết sớ 26-NQ/TW, cần có chính sách phù hợp đới với đội ngũ làm công tác tổ chức, cán bộ để CBCC yên tâm thực hiện nhiệm vụ, công vụ; không thể, không bị, không muốn và không dám sa vào vi phạm, tiêu cực trong công tác tổ chức, cán bộ.

+ Kiện toàn tổ chức và nhân sự làm công tác tổ chức, cán bộ theo quan điểm chỉ đạo của Đảng “nghiên cứu thực hiện thí điểm hợp nhất một số cơ

quan đảng và nhà nước tương đồng về chức năng, nhiệm vụ” và “thực hiện thí điểm một số mơ hình mới về tổ chức bộ máy và kiêm nhiệm chức danh để tinh gọn đầu mối, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, góp phần làm rõ về lý luận và thực tiễn” [7]. Có thể thực hiện thí điểm, tiến tới thực hiện thống

nhất người đứng đầu cơ quan làm công tác tổ chức, cán bộ đồng thời là người đứng đầu cơ quan làm công tác tổ chức, cán bộ của đảng ủy các bộ, ngành; Chánh Thanh tra đồng thời là người đứng đầu ủy ban kiểm tra đảng các bộ, ngành. Đối với địa phương, cần tổng kết, đánh giá việc hợp nhất một số cơ quan và lãnh đạo các cơ quan đảng, chính quyền của một số địa phương để đưa ra mơ hình chung cho các địa phương trong cả nước.

+ Lựa chọn những CCVC có năng lực lãnh đạo, tính chuyên nghiệp, tâm huyết, trách nhiệm cao và có năng lực dự báo, hoạch định chính sách ở tầm chiến lược để bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo cơ quan làm công tác tổ chức, cán

bộ. Cần quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của mỗi tổ chức, mỗi cấp trong xây dựng đội ngũ CCVC có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có trình độ, năng lực chun mơn phù hợp với vị trí công việc, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.

+ Xây dựng và ban hành chế độ, chính sách hợp lý đối với đội ngũ làm

công tác tổ chức, cán bộ. Đặc biệt, coi trọng việc bớ trí CCVC có đủ đức, đủ tài; có tâm, có tầm, tinh thần trách nhiệm cao; gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và rèn luyện đạo đức, lối sống, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, nói đi đơi với làm... vào giữ cương vị lãnh đạo, quản lý cơ quan làm công tác tổ chức, cán bộ. Ưu tiên kiện toàn đội ngũ lãnh đạo, quản lý công tác tổ chức, cán bộ và bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, tính chuyên nghiệp, tâm huyết, trách nhiệm cho CCVC làm công tác tổ chức, cán bộ.

- Hai là, tăng cường hoạt động kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp

luật để kịp thời phát hiện, xử lý những quy định mâu thuẫn, chồng chéo hoặc khơng cịn phù hợp với thực tiễn, trái pháp luật.

- Ba là, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, quán triệt pháp luật về

kỷ luật CCVC với nội dung và hình thức phù hợp, nâng cao nhận thức, hiểu biết của đội ngũ CCVC

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là giải pháp quan trọng bảo đảm cho pháp luật về kỷ luật đi vào thực tiễn, nhằm mục đích CCVC có thể hiểu đúng, hiểu rõ quy định của pháp luật và thực hiện một cách đầy đủ. Trên cơ sở quán triệt đầy đủ các quy định của pháp luật về kỷ luật CCVC sẽ tạo tiền đề cho việc đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật này trong mức độ nhận thức của từng CCVC và thực tiễn áp dụng.

Thực tế hiện nay cho thấy, sự hiểu biết về các quy định pháp luật về kỷ luật của đội ngũ CCVC nói chung, đội ngũ CCVC của Bộ GTVT nói riêng cịn hạn chế. Để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và nhận thức pháp luật của

CCVC và triển khai thực hiện có hiệu quả pháp luật nói chung và pháp luật về về kỷ luật, nói riêng một cách thường xuyên.

Chú trọng phổ biến, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật và tuân thủ pháp luật. Đổi mới phương pháp, tăng cường nguồn lực cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, coi đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là khâu đầu vào trong việc xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.

- Bốn là, nâng cao hiệu quả của hoạt động ngăn chặn, phịng, chớng, đẩy

lùi các biểu hiện tiêu cực trong mỗi cơ quan, đơn vị tại Bộ GTVT. Người đứng

đầu cơ quan, đơn vị phải gương mẫu chấp hành và quản lý chặt chẽ đội ngũ CCVC trong cơ quan, đơn vị mình.

- Năm là, xây dựng và hoàn thiện cơ chế giám sát việc thực hiện pháp luật

về kỷ luật CCVC; tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các CCVC và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị. Theo dõi, đôn đốc và kiểm tra hoạt động của các cơ quan đơn vị trong việc thi hành pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc kịp thời, phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm của công chức, viên chức trong thực thi công vụ và thực hiện pháp luật về kỷ

luật CCVC, đồng thời tăng tính công khai, minh bạch trong việc áp dụng pháp luật của lĩnh vực này.

Ngoài ra, các tổ chức chính trị – xã hội cũng có quyền tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về kỷ luật của các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền. Vai trị của các chủ thể này khá quan trọng, nó giúp cho việc thực hiện pháp luật về kỷ luật tại Bộ GTVT khách quan hơn, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp ḷt. Bên cạnh đó, vai trị giám sát của Nhân dân cũng cần được đề cao trong việc phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm kỷ luật của CCVC.

Cần thực hiện tốt cơ chế phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra hành chính với công tác kiểm tra của Đảng để thực hiện hiệu quả, đồng bộ, kịp thời và chính xác giữa kỷ luật hành chính với kỷ luật Đảng.

- Sáu là, tăng cường công tác thi đua, khen thưởng trong đội ngũ CCVC.

Công tác thi đua, khen thưởng ngày càng trở thành một trong những công cụ

hỗ trợ đắc lực trong quản lý nhà nước; làm tớt cơng tác thi đua, khen thưởng khơng những góp phần tạo ra động lực cho phong trào mà qua đó, những nhân tớ tích cục được phát hiện và khen thưởng kịp thời sẽ tác động đến tinh thần trách nhiệm, lịng nhiệt tình của đội ngũ CCVC dẫn đến việc thực thi công vụ và thực hiện pháp luật đạt chất lượng cao.

Tiểu kết Chương 3

Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật là yêu cầu tất yếu, khách quan trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những quan điểm, giải pháp góp phần hoàn thiện và bảo đảm thực hiện pháp luật về kỷ luật CCVC tác giả đã nêu ra tuy có thể là chưa đủ, nhưng nếu quan tâm thực hiện sẽ góp phần trong việc nâng cao chất lượng của pháp luật và hoạt động thực hiện pháp luật trong xử lý kỷ luật CCVC trong hệ thớng các cơ quan nhà nước nói chung và của Bộ GTVT nói riêng,

Bên cạnh những quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về kỷ luật CCVC, Bộ GTVT và các cơ quan, đơn vị cũng cần thực hiện đồng bộ những giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về kỷ luật CCVC, từng bước nâng cao trách nhiệm, chất lượng, hiểu quả trong xây dựng và áp dụng pháp luật về kỷ ḷt, góp phần xây dựng nền cơng vụ hiện đại, trong sạch và vững mạnh.

Một phần của tài liệu Pháp luật về kỷ luật công chức, viên chức từ thực tiễn bộ giao thông vận tải (Trang 101 - 107)