Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống bí đỏ goldstar 998 (Trang 55)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng

năng suất của bí đỏ Goldstar 998

Tiến hành theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển của giống bí đỏ Goldstar 998 trong vụ Xuân cho kết quả như sau:

3.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến thời gian sinh trưởng và phát triển của bí đỏ Goldstar 998 trong các cơng thức thí nghiệm

Việc xác định các giai đoạn sinh trưởng, phát triển có ý nghĩa quan trọng đối với việc chăm sóc và tác động các biện pháp kỹ thuật vào từng giai đoạn cụ thể nhằm nâng cao năng suất và chất lượng bí đỏ. Mỗi giai đoạn phát triển khơng những chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh mà còn chịu ảnh hưởng rất lớn của chế độ chăm sóc. Qua q trình theo dõi thí nghiệm các công thức khác nhau, chúng tôi đã thu được kết quả ở bảng 3.9.

Bảng 3.9: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến thời gian sinh trưởng và phát triển của bí đỏ

Đơn vị: ngày

Cơng

thức Phân bón

Thời gian từ gieo đến… Mọc Ra hoa cái đầutiên hoạchThu

1 40N+60P2O5+40K2O 9 69 100

2 (đc) 60N+80P2O5+60K2O 9 71 100

3 80N+100P2O5+80K2O 9 74 100

4 100N+120P2O5+100K2O 10 76 100

5 120N+140P2O5+120K2O 10 73 100

Kết quả bảng 3.9 cho thấy:

Mọc mầm là giai đoạn đầu tiên của cây trồng tham gia vào quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Thời gian mọc mầm được tính từ khi ngâm ủ hạt rồi gieo hạt cho đến khi có 50% số hạt mọc mầm lên khỏi mặt đất và xuất hiện hai lá mầm. Ở thời kỳ này, cây trồng sinh trưởng khỏe hay yếu phụ thuộc vào nhiệt độ và ẩm độ môi trường, dinh dưỡng chủ yếu để nuôi cây là nhờ chất dự trữ trong hạt. Vì vậy, cơng thức phân bón với mức phân khống khác nhau khơng ảnh hưởng nhiều đến thời gian mọc của bí đỏ. Các cơng thức có thời có thời gian mọc dao động thừ 9 - 10 ngày.

Ở giai đoạn đầu sinh trưởng sinh dưỡng, phân đạm giúp cho thân phát triển mạnh vì vậy khi tăng lượng phân đạm làm kéo dài thời gian sinh trưởng sinh dưỡng cây ra hoa muộn hơn. Thời gian ra hoa là khoảng thời gian từ khi ngâm ủ đến khi cây bí xuất hiện hoa cái đầu tiên. Cây tiếp tục phát triển mạnh để hoàn thiện về rễ, thân và lá. Nhu cầu dinh dưỡng và nước ở thời kỳ này là rất lớn. Vậy nên cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và nước để cây cho năng suất cao. Thời gian ra hoa có sự khác nhau giữa các cơng thức phân bón dao động từ 69 - 76 ngày. Công thức 1 và cơng thức đối chứng có thời gian ra hoa sớm nhất . Các cơng thức cịn lại trong đó cơng thức 1 có thời gian ra hoa ngắn nhất là 69 ngày, sớm hơn công thức đối chứng 4 ngày. Cơng thức 3 và 4 có thời gian ra hoa dài hơn cơng thức đối chứng và các cơng thức cịn lại.

Thời gian từ khi ra hoa đến khi thu hoạch của các công thức với các mức phân bón khác nhau dao động từ 24 - 31 ngày.

3.2.2. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến kích thước lá bí đỏ Goldstar 998 trong các cơng thức thí nghiệm trong các cơng thức thí nghiệm

Sau khi kết thúc giai đoạn nảy mầm, các lá thật xuất hiện. Các lá được hình thành tại đỉnh sinh trưởng. Sự phát triển về chiều dài thân phản ánh khả năng đồng hóa các chất dinh dưỡng từ lá về rễ. Rễ hút nước và khoáng cung cấp cho các bộ phận trên mặt đất, còn lá cung cấp sản phẩm quang hợp cho hệ thống rễ sinh trưởng. Sự lớn lên của cây cũng như các hoạt động sinh lý khác trong cây diễn ra thuận lợi đồng nghĩa với việc cây được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.

Lá có vai trị quan trọng trong đời sống sinh lý của cây bí đỏ. Lá cây có chức năng quang hợp để biến năng lượng mặt trời thành năng lượng hóa học. Lá cây có vai trị dự trữ chất dinh dưỡng, nước, thốt hơi nước, tham gia vào q trình hút nước và khống của rễ cây. Cấu tạo của lá bao gồm cuống lá, gân lá và phiến lá.

Kết quả theo dõi ảnh hưởng của các cơng thức phân bón đến sự phát triển của lá được thể hiện ở bảng 3.10.

Bảng 3.10: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến kích thước lá các cơng thức thí nghiệm

Đơn vị: cm

Cơng

thức Phân bón

50 ngày sau trồng 60 ngày sau trồng 70 ngày sau trồng Chiều dài lá Chiều rộng Chiều dài cuống Chiều dài lá Chiều rộng Chiều dài cuống Chiều dài lá Chiều rộng Chiều dài cuống 1 40N+60P2O5+40K2O 15,09 17,40 11,86 18,82 23,12 24,10 20,42 24,38 28,14 2 (đc) 60N+80P2O5+60K2O 15,56 18,18 11,48 20,17 23,88 27,26 20,61 24,94 29,06 3 80N+100P2O5+80K2O 15,88 18,42 12,64 19,20 25,32 26,37 21,42 25,86 30,65 4 100N+120P2O5+100K2O 14,64 17,40 10,61 20,54 23,52 25,93 20,61 24,90 28,49 5 120N+140P2O5+120K2O 15,65 18,54 11,61 19,74 24,17 27,49 20,18 24,54 29,01 CV (%) - - - - - - - - - LSD.05 - - - - - - - - - P >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05

Qua bảng 3.10 cho thấy: Giai đoạn 50 ngày sau trồng do điều kiện thời tiết không thuận lợi nhiệt độ thấp kéo dài nên cây bí sinh trưởng kém:

Chiều dài lá của các công thức dao động từ 14,64 - 15,88 cm, chiều rộng lá dao động từ 17,40 - 18,54 cm, chiều dài cuống lá dao động từ 10,61 - 12,64 cm. Các cơng thức phân bón thí nghiệm cho giống bí đỏ Goldstar 998 khơng ảnh hưởng đến chiều dài lá, chiều rộng lá, chiều dài cuống lá.

Qua theo dõi các chỉ tiêu về chiều dài, chiều rộng lá, chiều dài cuống lá ở giai đoạn 60 ngày sau gieo ta thấy do được chăm sóc tốt và gặp điều kiện thời tiết thuận lợi nên cây sinh trưởng và phát triển nhanh:

Chiều dài lá của các công thức dao động từ 18,82 - 20,54 cm, chiều rộng lá dao động từ 23,12 - 25,32 cm, chiều dài cuống lá dao động từ 24,10 - 27,49 cm. Kết quả xử lý thống kê cho thấy các mức phân bón khác nhau trong thí nghiệm khơng ảnh hưởng đến chiều dài lá, chiều rộng lá, chiều dài cuống lá.

Kết quả theo dõi các chỉ tiêu về lá ở giai đoạn 70 ngày sau trồng cho thấy: Chiều dài lá của các công thức dao động từ 20,18 - 21,42 cm, chiều rộng lá dao động từ 24,38 - 25,86 cm, chiều dài cuống lá dao động từ 28,14 - 30,65 cm. Kết quả xử lý thống kê cho thấy các mức phân bón khác nhau trong thí nghiệm khơng ảnh hưởng đến chiều dài lá, chiều rộng lá, chiều dài cuống lá.

3.2.3. Ảnh hưởng của phân bón đến chiều dài thân của bí đỏ Goldstar 998 trongcác cơng thức thí nghiệm các cơng thức thí nghiệm

Thân cây là bộ phận chủ yếu mà các chất khoáng được lấy từ đất vận chuyển qua các bộ phận khác và cũng là nơi mà các chất hữu cơ sau khi được tổng hợp trên lá sẽ vận chuyển đến các bộ phận của cây thông qua hệ thống mạch dẫn.

Sự tăng trưởng chiều cao cây có sự khác biệt ở các mức phân bón đặc biệt ở giai đoạn 50 và 60 ngày sau trồng, trong mỗi giai đoạn sinh trưởng sự biểu hiện cũng khác nhau. Ở thời kỳ đầu, chiều cao cây ở hầu hết các công thức tăng trưởng rất chậm, đây là giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và hoàn thiện các cơ quan dinh dưỡng như rễ, thân, lá, cành. Cây chỉ sinh trưởng mạnh khi đã phát triển đầy đủ các bộ phận chính và rễ có khả năng hút các chất dinh dưỡng nuôi

cây. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực cùng với sự phát triển của các cơ quan như: hoa, quả thì các cơ quan sinh dưỡng vẫn tiếp tục tăng.

Chiều cao cây ngồi phụ thuộc vào yếu tố giống cịn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, ẩm độ, nắng, mưa). Do đó, việc theo dõi sinh trưởng chiều cao cây là việc làm rất cần thiết trong việc xác định lượng phân bón cho bí đỏ.

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chiều dài thân của các cơng thức tham gia thí nghiệm

Đơn vị: cm

Cơng

thức Phân bón

Chiều dài thân Sau trồng 50 ngày Sau trồng 60 ngày Sau trồng 70 ngày 1 40N+60P2O5+40K2O 82,80 159,40e 372,27d 2 (đc) 60N+80P2O5+60K2O 83,80 185,27d 415,33c 3 80N+100P2O5+80K2O 85,60 214,33b 446,47b 4 100N+120P2O5+100K2O 85,87 225,27a 491,27a 5 120N+140P2O5+120K2O 83,40 203,47c 450,20b CV (%) - 2,79 3,19 LSD.05 - 10,40 26,13 P >0,05 <0,05 <0,05

Hình 3.3: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chiều dài thân của các cơng thức tham gia thí nghiệm

Qua bảng 3.11 và hình 3.3 cho thấy, các cơng thức phân bón khác nhau thì ảnh hưởng động thái tăng trưởng chiều dài thân của bí đỏ khác nhau.

Tuy nhiên, chiều dài thân ở giai đoạn 50 ngày sau trồng khơng có sự chênh lệch giữa các cơng thức phân bón, dao động từ 82,80 - 85,87 cm. Vì giai đoạn đầu gặp điều kiện thời tiết khô lạnh kéo dài làm cho bộ rễ phát triển kém nên khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém.

Giai đoạn 60 ngày sau trồng chiều dài thân giữa các cơng thức phân bón có sự khác nhau rõ rệt. Hai cơng thức có liều lượng phân bón cao như cơng thức 3 và cơng thức 4 có chiều dài thân tốt nhất, lớn hơn cơng thức đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%, chiều dài thân lần lượt là 214,33 và 225,27 cm. Cơng thức thí nghiệm cịn lại có chiều dài thân thấp hơn công thức đối chứng và các cơng thức cịn lại, có chiều dài thân lần lượt là 159,4.

Giai đoạn 70 ngày sau trồng chiều dài thân giữa các cơng thức phân bón có sự khác nhau hai công thức 3 và 4 có chiều dài thân tiếp tục tăng mạnh dài hơn công thức đối chứng và các cơng thức cịn lại, có chiều dài thân lần lượt là 446,47 và 491,27 cm. Cơng thức 3 có chiều dài thân tương đương với cơng thức 5, có chiều dài thân lần lượt là 446,47 cm và 450,20 cm. Cơng thức 1 có chiều dài thân phát triển chậm nhất, thấp hơn công thức đối chứng và các cơng thức cịn lại, có chiều dài thân 372,27 cm chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Dựa vào hình 3.3 cho thấy: tốc độ tăng trưởng chiều dài thân giai đoạn đầu chậm sau đó tăng nhanh vào giai đoạn 60 và 70 ngày sau gieo trồng. Do thời kỳ đầu cây có bộ rễ chưa phát triển, khả năng hút các chất dinh dưỡng kém nên tốc độ tăng trưởng chiều dài thân thấp. Sau đó tăng dần do bộ rễ phát triển tốt nên có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây, giúp cây phát triển thân lá một cách mạnh mẽ, giai đoạn này hiệu quả sử dụng phân bón mới được phát huy.

3.2.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến tình hình sâu, bệnh hại của các cơng thức thí nghiệm cơng thức thí nghiệm

Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất chất lượng nông sản phẩm. Ngày nay khi lương thực đã được đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu tiêu dùng của con người thì chất lượng nông sản ngày càng được quan tâm, vì vậy ngày nay các loại rau đã được sản xuất theo quy trình sạch và an tồn đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên ngày nay cây trồng lại bị nhiễm nhiều loại sâu bệnh khác nhau, mức độ nhiễm bệnh nặng hay nhẹ phụ thuộc vào sức đề kháng của giống, điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật trồng trọt như: phân bón, thời vụ, mật độ… Ở bí đỏ thường xuất hiện phổ biến một số loại bệnh như phấn trắng, sương mai, virus… một số loại sâu hại thường xuất hiện và gây hại bí đỏ như sâu xám, bọ trĩ, bọ rùa… Kết quả theo dõi về tình hình sâu bệnh hại bí đỏ ở các cơng thức phân bón khác nhau được trình bày ở bảng 3.12.

Bảng 3.12. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh của bí đỏ thí nghiệm vụ Xn năm 2016 tại Thái Ngun

Cơng

thức Phân bón

Tỷ lệ sâu hại (%) Tỷ lệ bệnh hại (điểm) Bọ rùa ăn lá Sâu xám Sương mai Phấn trắng 1 40N+60P2O5+40K2O 0,20 0,60 2 2 2 (đc) 60N+80P2O5+60K2O 0,67 0,60 1 2 3 80N+100P2O5+80K2O 0,33 0,40 1 2 4 100N+120P2O5+100K2O 0,80 0,80 3 2 5 120N+140P2O5+120K2O 0,73 0,60 2 2

Qua bảng 3.12 cho thấy các loại sâu bệnh xuất hiện chủ yếu trên giống bí đỏ Goldstar 998 chủ yếu là sâu xám, bọ rùa, bệnh sương mai, phấn trắng…

Bọ rùa ăn lá (Coccinellidae): Bọ rùa gây hại trên cả 5 cơng thức thí nghiệm ở các giai đoạn 35 - 55 ngày sau gieo xuất hiện với mật độ dao động từ 0,2 - 0,8 con/m2. Bọ rùa trưởng thành thường hoạt động ban ngày, nhất là lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Bọ rùa ăn lá, cắn thủng lá thành từng lỗ khơng hình dạng. Khi thấy bọ rùa xuất hiện với mật độ ít có thể xử lý bằng cách bắt thủ công và sáng sớm hoắc chiều tối, tuy nhiên khi xuất hiện với mật độ cao hơn phải sử dụng thuốc polytrin P440EC phun vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối.

Sâu xám (Agrotis ipsilon) thường xuất hiện và phá hoại mạnh nhất khi cây vừa mới mọc (có lá mọc ra khỏi mặt đất). Loại sâu này xuất hiện và gây hại ở tất cả cơng thức thí nghiệm, chúng thường cắn đứt thân và cành non kéo xuống đất để ăn. Giai đoạn sau trồng 20 - 35 ngày xuất hiện nhiều nhất dao động từ 0,4 - 0,8 con/m2. Tiến hành trừ sâu xám bằng phương pháp thủ công vào sáng sớm hoặc buổi tối.

Bệnh sương mai (Phytophthora infestan) gây hại cho cây trồng ở mức độ nhẹ, trong đó cơng thức 4 bị nặng hơn các cơng thức cịn lại mức độ gây hại ở điểm 3. Bệnh phát sinh gây hại trên tất cả các bộ phận của cây, nhưng phổ biến nhất là trên lá. Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ, khơng màu hoặc màu xanh nhạt sau đó chuyển sang màu xanh vàng đến nâu nhạt, hình trịn đa giác hoặc hình bất định. Khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi (mưa phùn, nhiệt độ tương đối thấp), quan sát mặt dưới lá, chỗ vết bệnh thường thấy một lớp nấm mọc thưa, màu trắng xám (nên dễ nhầm lẫn với bệnh phấn trắng), bệnh nặng gây rách các mơ tế bào, thậm chí làm lá biến dạng, cây phát triển yếu, tồn lá héo khô và chết. Sử dụng thuốc Ridomil Gold 68WG để phòng bệnh.

Bệnh phấn trắng:(do nấm Erysiphe cichoarcearum gây ra) bệnh gây hại phổ biến trên các cây trồng họ bầu bí, làm ảnh hưởng trực tiếp đến q trình quang hợp, làm rụng lá, cây sinh trưởng kém, giảm năng suất. Sử dụng thuốc Topsin M 70WP để phòng bệnh.

Bệnh phấn trắng và sương mai là loại bệnh dễ lây lan từ cây bệnh sang cây khỏe vì vậy khi xuất hiện lá bị bệnh cần cắt bỏ lá bị bệnh, thu gọn và vệ sinh sạch sẽ.

3.2.5. Ảnh hưởng của mức phân bón NPK đến các yếu tố năng suất và năng suất của giống bí đỏ Goldstar 998 trong vụ Xuân 2016 suất của giống bí đỏ Goldstar 998 trong vụ Xuân 2016

3.2.5.1.Ảnh hưởng của mức phân bón NPK đến số hoa cái và tỷ lệ đậu quả

Hoa của bí đỏ thường nở vào buổi sáng khoảng từ 5 - 9 giờ. Hoa đực thường xuất hiện nhiều ở những đốt gần phía gốc. Cùng một đốt trên thân không xuất hiện đồng thời cả hoa đực và hoa cái. Tỷ lệ hoa đực và hoa cái phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, độ ẩm đất, nhiệt độ, cường độ ánh sáng, phân bón. Số hoa cái nhiều hay ít là một trong những yếu tố quyết định đến số lượng quả của giống. Kết quả theo dõi số hoa cái và tỷ lệ đậu quả được thể hiện ở bảng 3.13.

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của mức phân bón NPK đến số hoa cái và tỷ lệ đậu quả

Cơng

thức Phân bón cái/câySố hoa đậu/cây (quả)Số quả Tỷ lệ đậu quả(%)

1 40N+60P2O5+40K2O 3,33 1,47cd 44,14 2 (đc) 60N+80P2O5+60K2O 3,93 2,07ab 61,07 3 80N+100P2O5+80K2O 3,33 2,40a 62,16 4 100N+120P2O5+100K2O 3,00 1,20d 40,00 5 120N+140P2O5+120K2O 3,67 1,87bc 50,95 CV (%) 17,68 15,32 LSD.05 - 0,52 P >0,05 <0,05 Qua bảng 3.13 ta thấy:

Số hoa cái trên cây là chỉ tiêu quan trọng liên quan trực tiếp đến năng suất cây trồng, số hoa cái càng nhiều thì tiềm năng năng suất càng cao. Giữa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống bí đỏ goldstar 998 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w