II. CHÍNH SÁCH GIAOĐẤT TỪ THỜI KỲ ĐỔI MỚI ĐẾN NAY
3. Giai đoạn Luật Đất đai 2003 có hiệu lực
2.3. Một số chính sách liên quan đến Khoán
- Nghị định 135 ngày 8 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về việc giao khốn đất RSX trong các LTQD cho các hộ gia đình và cá nhân. Nghị định quy định các LTQD (bên giao khoán) được quyền giao khoán rừng tự nhiên và rừng trồng, và đất trồng RSX cho bên nhận khoán, bao gồm các hộ gia đình có nhu cầu nhận đất, trong đó ưu tiên các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ có đời sống khó khăn.
- Quyết định 304 ngày 23 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về việc thí điểm giao rừng, khốn bảo vệ rừng cho các hộ gia đình và cộng đồng trong bn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên. Quyết định này quy định việc giao rừng tự nhiên
là RSX, hoặc khoán rừng tự nhiên là RPH hoặc RĐD cho các hộ gia đình có đủ tiêu chuẩn (chủ yếu là các hộ nghèo) tiếp cận được với các nguồn lực nhằm thực hiện việc bảo vệ rừng, cải thiện sinh kế.
Một số vấn đề bất cập trong giao đất giao rừng:
- Một số nghiên cứu chỉ ra rằng GĐGR không phải lúc nào cũng được chia sẻ công bằng giữa các nhóm hộ khác nhau trong cùng một cộng đồng và giữa những cộng đồng với nhau. Nghiên cứu của Tô Xuân Phúc tại một số thơn người Dao thuộc Hịa Bình và Phú Thọ cho thấy kết quả GĐGR phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc quyền lực của cộng đồng (theo nghiên cứu của Tô Xn Phúc tại 1 số thơn người Dao thuộc Hịa Bình và Phú Thọ). Cụ thể, các hộ cán bộ do nắm bắt được thông tin về GĐGR trươc khi chính sách được thực hiện do vậy thường nhận được nhiều đất ở những vị trí thuận lợi so với các hộ khác trong thôn.
- Đất được giao cho các hộ dựa trên nguyên tắc “khả năng sử dụng đất của hộ”, được đo bằng số lao động chính của hộ tại thời điểm giao đất. Điều này có nghĩa rằng những hộ gia đình có nhiều lao động được nhận nhiều đất hơn so với các hộ có ít lao động. Ngun tắc chia đất dựa trên số lượng lao động chính sẵn có của các hộ đã làm cho các hộ mới tách, thường là hộ có điều kiện khó khăn ở vị thế bất lợi. Kết quả là các hộ nghèo thường nhận được ít đất.
- GĐGR có xu hướng đem lại nhiều lợi cho người Kinh hơn là người dân tộc bản địa (Phạm Đức Tuấn, trích trong ấn phẩm của Sunderlin và Huỳnh Thu Ba 2005, Nguyễn Quang Tân 2006, Trần Ngọc Thanh và Sikor 2006). Nghiên cứu của Tô Xuân Phúc (2009) tại một địa bàn của Hà Tây cũ (nay là Hà Nội) cũng chỉ ra rằng các cán bộ địa phương mà chủ yếu là người Kinh nhận được hợp đồng khoán bảo vệ rừng với Vườn Quốc gia và hàng năm thu được một khoản thu lớn từ các hợp đồng này mà thực tế họ không phải bỏ ra nhiều công sức để bảo vệ rừng. Mặc dù vấp phải sự phản ứng của người dân trong thôn, các cán bộ này làm mọi cách để duy trì hình thức hợp đồng của mình và ngăn cản các hộ khác nhận hợp đồng khốn.
- Sự bất bình đẳng trong tiếp cận đối với đất đai do GĐGR đem lại không phải chỉ thể hiện giữa các hộ trong cùng một cộng đồng mà còn thể hiện giữa các cộng đồng khác nhau. Nghiên cứu của Sikor và Trần Ngọc Thanh (2007)và của Nguyễn Quang Tân (2006) thực
hiện tại một số địa bàn tỉnh Đắc Lắk cho thấy một số cộng đồng được nhận đất có rừng có trữ lượng gỗ nhiều hơn so với cộng đồng lân cận, từ đó dẫn đến nguồn thu từ gỗ chênh lệch lớn giữa các cộng đồng này.