Thực trạng về đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp thành

Một phần của tài liệu Technological innovation and innovation challenges and solutions on labor issues for businesses in ho chi minh city in the context of the covid 19 (2) (Trang 42 - 44)

- “Doi moi” policy 1986 (Reformation policy)

1. Thực trạng về đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp thành

phốHồ Chí Minh (TP.HCM)

Hiện nay đa phần các doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh đã đầu tư máy móc thiết

bị, cơng nghệ hiện đại để tự động hóa nhiều cơng đoạn sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, phát triển doanh thu, tăng lợi nhuận, nâng cao chất lượng và tiết

giảm thời gian, chi phí sản xuất. Nghiên cứu “Giải pháp giảm thâm dụng lao động trong

các ngành thâm dụng lao động trên địa bàn TP.HCM - Tăng cường ứng dụng công nghệ cao là một nghiên cứu điển hình” của Viện kinh tế phát triển năm 2020 cho thấy Quy mô

lao động trong các doanh nghiệp ngành cơng nghiệp cũng có xu hướng giảm dần; cụ thể đóng góp lao động trong giai đoạn 2011-2015 là 20,76%, giai đoạn 2016-2019 giảm còn 20,43%, giai đoạn 2016-2020 tiếp tục giảm cịn 19,88%. Quy mơ lao động trong các

ngành công nghiệp làvấnđềcầnđượcgiảiquyết giảmnhiều theo tỷlệthuậnvớimứcđộ đổi mới công nghệ trong thời gian tới, do đó, việc đào tạo nhân lực có kỹ năng, nâng cao năng suất lao động đúng định hướng đổi mới mơ hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu của thành phố (Cao MinhNghĩa, 2020).

Theo báo cáo đổi mới - năng động - sáng tạo trên trang thông tin Đảng cộng Sản Việt Nam (Thục Anh, 2021), những năm gần đây, hoạt động ứng dụng khoa học và công nghệ vào doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh đã có những chuyển biến theo xu hướng tích

cực. Các doanh nghiệp sản xuất đãđược tiếp cận dễ dàng với nguồn thông tin công nghệ

và thiếtbịhiệnđại thông qua hệthốngcơsởdữliệuchuẩncủa thành phố, qua các phương tiện truyền thông và những hoạt động xúc tiến kết nối cung cầu, tạo động lực thúc đẩy hoạtđộngchuyển giao, đổimới công nghệphụcvụ phát triển kinh tế.Mộtđiển hình, cổng thơng tin Techport.vn từ tháng 11/2016, kết nối trực tuyến với các bên cung, cầu và các tổ chức trung gian với đa chức năng, gồm: giao dịch công nghệ, dịch vụ tư vấn và tìm kiếm đối tác. Techport.vn hiện đang giới thiệu thông tin 10.367 công nghệ và thiết bị của 1.602 nhà cung ứng. Với thế mạnh từ nguồn dữ liệu công nghệ đa lĩnh vực, cơ chế mở giúp thành viên tự do giao dịch, đội ngũ chuyên gia sẵn sàng tư vấn… Techport.vn ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm của doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đến nay,

Techport.vn đã có hơn 900.000 lượt truy cập, tương đương tốc độ tăng trưởng trung bình

hơn 30%mỗi năm vàhơn 340.000 lượt người dùng.

Đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là công cụ tối ưu để gia tăng sức cạnh tranh và chất lượng của mọi loại sản phẩm và dịch vụ. Hoạt động chuyển

giao tri thức về thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ là một trong những tiền

đề nhằm thúc đẩy nền kinh tế tri thức và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Các doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh cần dựa trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của thành phố về nguồn nhân lực, tận dụng công nghệ từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ

tư.

Tuy thế, trình độ cơng nghệ, hoạt động đổi mới cơng nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi

nghiệp, hoạt động nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ ở các doanh nghiệp tại TP.HCM còn một số hạn chế:

-Thành phố đã có nhiều đầu tư cho 4 ngành cơng nghiệp trọng yếu của thành phố,

gồm: cơ khí; chế biến lương thực - thực phẩm; hóa chất - nhựa - cao su; điện tử - công

nghệ thông tin. Tuy nhiên, 4 ngành công nghiệpchủlựcnày của thành phố mặc dù đã có

chưa cao. Với mức tăng trưởng bình quân của các ngành là 17,27%/năm (Cao Thoa, 2017). Theo đánh giá của các chuyên gia thì hiện nay 4 ngành này phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.

-Báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB) cũng đã phân tích các rào cản gây khó khăn

cho doanh nghiệp trong quá trình đổi mới tại Việt Nam. Trong đó, chỉ ra phần lớn các doanh nghiệp trong nước tại Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó 20% hoạt động xuất khẩu cịn hạn chế do thiếu quy mô, công nghệ. Số lượng doanh nghiệp thành phố đông nhưng chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên nguồn lực đầu tư cho hoạt động khoa học - cơng nghệ cịn hạn chế. Số lượng doanh nghiệp thành phố được cấp Giấy chứngnhận doanh nghiệpứngdụng cơng nghệ cao là rất ít. Chưa hình thành những doanh

nghiệp quy mơ lớn giữ vai trị đầu tàu, trung tâm trong triển khai thực hiện các chính sách phát triển công nghiệp, là đầu tàu trong phát triển khoa học - công nghệ của các ngành

công nghiệp thành phố.

- Hoạt động đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của các doanh nghiệp còn tươngđốichậm.Nănglựcđổimới sáng tạocủa doanh nghiệpnộiđịa còn hạn chế do năng lực và đội ngũ nghiên cứu - phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới sản phẩm và công nghệ. Do cơ quan quản lý nhà nước chưa có cơ chế hiệu quả khuyến khích doanh nghiệp nội địa đầu tư cho hoạt động nghiên cứu - phát triển; chưa quy định rõ việc trích lập, chi cho hoạt động này tại các doanh nghiệp. Hơn thế nữa, đa số doanh

nghiệp trong nước là doanh nghiệp vừa và nhỏ đều gặp khó khăn trong sản xuất - kinh doanh do thiếu vốn, quy mô nhỏ, và đặc biệt là rất khó tìm được đầu ra cho sản phẩm tiêu

thụ trên thị trường nên đa phần doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa quan tâm đầu tư và phát triển cải tiến đổi mới công nghệ.

- Hoạt động nghiên cứu - phát triển (R&D) chưa thật sự tạo đột phá để thúc đẩy

phát triển các doanh nghiệp. Đa số các tập đoàn FDI, các hoạt động R&D được triển khai

ở nước sở tại của họ do Việt Nam thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao để cung ứng và đáp ứng theo yêu cầu nguồn nhân lực cho nguồn công nghệ cao. Hầu hết sản xuất kinh doanh ở khu Công nghệ cao, khu công nghiệp thường chỉ là công đoạn cuối, tức là chỉ sản xuất, lắp láp, kiểm tra, đóng gói sản phẩm. Mặc dù cũng đã có quy định các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Khu Công nghệ cao phải đảm bảo tỷ lệ chi hoạt động R&D trên tổng doanh thu chiếm tối thiểu là 1%, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn gặp nhiều

khó khăn trong đầu tư R&D. Hơn thế nữa, hoạt động chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP.HCM chưa đạt hiệu quả, chỉ dừng lại ở mức độ vận hành, bảo

trì máy móc, thiết bị.

- Mức độ đáp ứng của nguồn lao động cho sự đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo

cho doanh nghiệp cơng nghiệp tại TP.HCM cịn rất hạn chế:

 Nguồn lực tài chính và trình độ, năng lực nhân sự của các doanh nghiệp trong nước rất hạn chế nên công tác đầu tư cho hoạt động R&D, đổi mới công nghệ, đổi mới

sáng tạo chưa được thực hiện thường xuyên ổn định và hiệu quả.

 Nguồn cung lao động có chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng nhân lực phát triển và vận hành cơng nghệ mới. Trình độ cơng nghệ của lao động có giới hạn, chưa thích nghi với trình độ cơng nghệ thế giới. Các kỹ năng làm việc trong

môi trường chuyên nghiệp, môi trường quốc tế nhiều áp lực cạnh tranh chun mơn cịn rất hạn chế.

 Lao động làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp rất thiếu khả năng thực hành, kỹ năng tin học, trình độ ngoại ngữ không đáp ứng... Công tác đào tạo với phần lớn là lý thuyết, khôngthể giúp người học nắm bắt được công việc ngay sau

khi ra trường là nguyên nhân trực tiếp khiến sinh viên ra trường không đủ kiến thức chun mơn của chính ngành nghề theo học.

 Hơn 70% sinh viên tốt nghiệp chưa trang bị tốt về chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm và trình độ ngoại ngữ (Trung tâm Tư vấn, đào tạo và thông tin tư liệu, 2021). Bên cạnh đó, đang có sự mất cân đối giữa các cấp đào tạo và nhu cầu tuyển dụng. Một trong những lý do đó là sự chênh lệch về thu nhập trong từng ngành nghề. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải chi phí nhiều hơn về thời gian và tài lực cho việc đào tạo lại nhân viên, nhưng đa phần vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo tại doanh nghiệp

3. Mộtsốvấnđềcần quan tâm vềngười lao độngdưới tác độngcủađạidịch Covid- 19 vq trình ứngdụng cơngnghệcao, đổimới sáng tạo

Một phần của tài liệu Technological innovation and innovation challenges and solutions on labor issues for businesses in ho chi minh city in the context of the covid 19 (2) (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)