hàng triệu cặp mắt độc giả. Như vậy, liệu có cường điệu quá chăng khi ta nói, cái chết của Chí là cái chết ghê ghớm, cái chết thức tỉnh, cái chết góp phần thức tỉnh xã hội?
Liệu đã khi nào trong tâm thức chúng ta đã từng đặt ra câu hỏi: Có ai trong cái làng Vũ Đại ấy hiểu cho tiếng chửi của Chí Phèo chưa? Hãy tự đặt cho mình câu hỏi ấy để mà khắc khoải. Chao ơi, Chí chửi nhiều lắm, từ chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn, chửi đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn. Vậy mà tất cả đều dửng dưng. Tiếng chửi ấy dường như không hề vướng bận một chút gì đến họ. Vì sao vậy? Thì ra,
đã từ lâu, cả làng Vũ Đại này đâu cịn xem Chí là người nữa! Mà khơng cịn là người thì hắn đâu phải giống lồi với
mình. Họ mặc nhiên xem Chí là lồi vật, là một con quỷ dữ không hơn không kém. Mà là con vật thì cho dù hắn có chửi, có hát hay có làm gì đi chăng nữa cũng vẫn thế. Họ vẫn không ai ra điều. Tất cả những người dân làng Vũ Đại
đã tự cho mình có cái quyền được gạt bỏ đồng loại ra khỏi đời sống mà mỗi con người đáng ra phải được hưởng. Họ đã đánh mất đi một điều quan trọng nhất trong tâm tính của mình, đó là lịng tin vào bản tính lương thiện của mỗi con người. Hóa ra,tác nhà văn Nam Cao đang đặt ra cho tất cả chúng ta một cái nhìn mang tính biện chứng của
triết học, đó là mối quan hệ chặt chẽ, khơng thể tách rời giữa hồn cảnh và tính cách con người. Tất cả những người dân làng Vũ Đại đã xem Chí là con vật thì đương nhiên Chí cũng khơng thể xem mình là con người được nữa. Là con
người, làm sao anh có thể sống khi khơng có đồng loại? Vậy thì Chí phải sống số kiếp của một con vật để tìm cách
tồn tại trên cái “sa mạc cằn cỗi tình thương” đối với anh. Đành rằng, Chí khơng được phép tự cho mình cái quyền
được đâm thuê, chém mướn, “làm đổ máu và nước mắt của biết bao nhiêu người dân lương thiện”, nhưng cướp giật,
dọa nạt, ăn vạ thì hắn phải làm nếu khơng muốn chết đói. Hắn hồn tồn khơng có cơ hội, dù là mong manh, được hịa giải và hòa nhập với cuộc sống của người dân làng Vũ Đại. Cây cầu mong manh mà thị Nở bắc lên trong dịng
tâm tưởng và khát khao của Chí đã hồn tồn đứt gãy. Như vậy thì liệu Chí Phèo có đáng trách? Khơng, anh thật đáng thương, đáng được cảm thông và chia sẻ! Từ số phận một con người riêng lẻ, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn Nam
Cao muốn nhắc nhở biết bao nhiêu con người đơng đúc ngồi kia: hờ hững, dửng dưng, vơ tình, vơ cảm với nỗi đau
đồng loại là một cái cớ rất nhanh dẫn những người kia đến chỗ tha hóa để họ sa vào tội ác. Thực sự, “con người ta chỉ
xấu xa trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ” và “Chao ơi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta khơng cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ tồn thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi … tồn những cớ để cho ta tàn nhẫn; khơng bao giờ ta thương”.
Vậy thì xin hãy đừng vơ cảm, hãy đừng vội vàng phán xét và ruồng bỏ đồng loại, hãy tin vào bản tính tốt đẹp khơng bao giờ mất đi của mỗi con người, cho dù họ có là ai đi chăng nữa, bởi đó chính là “thiện lương” – bản tính tốt
đẹp mà trời đất ban tặng cho mỗi chúng ta! Thông điệp nhân sinh sâu sắc ấy đâu phải chỉ có giá trị một thời, một đời
và thuộc về một quốc gia, một dân tộc? Đó chắc chắn sẽ là thơng điệp của muôn đời và của cả nhân loại!
Thời gian vẫn trôi trong sự miên viễn, trong sự vô thủy vô chung của đất trời và vũ trụ. Đó là thước đo khắc nghiệt nhất, sàng lọc mọi giá trị. Trên dòng đời cuộn chảy, những thứ bèo bọt, rác rưởi rồi sẽ bị loại bỏ, chỉ còn lại với đời sẽ chỉ là những chân giá trị với sức sống trường tồn, bất tử của nó. Cách chết của Chí Phèo dưới sự miêu tả của nhà văn Nam Cao vẫn đủ sức lay động biết bao trái tim độc giả, gióng lên thơng điệp niềm tin vào bản tính lương thiện của mỗi con người.