1.2. Quản lý Nhà nướcđối với đầu tưphát triển hạtầng giao thông
1.2.1. Khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc và vai trò của quản lý nhà nước
1.2.1.1. Khái niệm
Nhìn tổng thể, “Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt,
mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội” [17]
Từ cách tiếp cận này, có thể hiểu khái niệm “Quản lý Nhà nước đối với
đầu tư phát triển hạ tầng giao thơng đường bộ là sự tác động có chủ đích của các cơ quan chức năng trong bộ máy nhà nước nhằm xây dựng thể chế, tổ chức bộ máy điều hành để huy động nguồn lực tư nhân tham gia đầu tư phát triển và kiểm tra, giám sát bảo đảm quản lý chặt chẽ, hiệu quả, minh bạch đối với hình thức đối tác cơng tư trong đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”.
Chủ thể quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển HTGTĐB là các cơ quan, cá nhân trong bộ máy nhà nước được trao quyền quản lý lĩnh vực này. Tính đặc biệt của chủ thể Nhà nước không chỉ ở quy mô của tổ chức là rất lớn hay phạm vi tác động rất rộng mà cịn ở khả năng sử dụng cơng cụ quản lý đặc biệt “quyền lực nhà nước” được biểu hiện cụ thể là chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, …. Chủ thể quản lý nhà nước thông qua quyền lực nhà nước hướng hoạt động đầu tư theo hình thức PPP để phát triển HTGTĐB theo định hướng mục tiêu mà Nhà nước đặt ra. Với phương thức đầu tư hợp tác giữa khu
16
vực Nhà nước và khu vực tư nhân, tính đặc biệt của chủ thể Nhà nước biểu hiện
ở chỗ Nhà nước vừa là chủ thể quản lý vừa là đối tác tham gia hợp tác đầu tư. Chính vì thế, Nhà nước vừa thực hiện vai trò là chủ thể chịu trách nhiệm cuối cùng của cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng cho xã hội, vừa đảm bảo lợi ích hài hòa cho đối tác tham gia đầu tư.
Đối tượng quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển HTGTĐB chính là các hoạt động đầu tư theo hình thức PPP của các nhà đầu tư trong phát triển HTGTĐB.
Khách thể quản lý nhà nước đối với hình thức PPP trong đầu tư phát triển HTGTĐB là toàn bộ các các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức lập dự án đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư. `
Quy trình quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển HTGTĐB bao gồm những nội dung cơ bản trong nội dung quản lý nhà nước nói chung, có sự phối kết hợp giữa các tổ chức có liên quan trong tiến trình triển khai thực hiện các nội dung quản lý, bao gồm những nội dung về xây dựng và ban hành các chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển hình thức PPP trong đầu tư phát triển HTGTĐB, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, nguồn lực tài chính để thực hiện, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc áp dụng hình thức PPP trong đầu tư phát triển HTGTĐB, tạo lập cơ chế hợp tác quốc tế để thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển HTGTĐB theo hình thức PPP.
1.2.1.2. Mục tiêu
Mục tiêu quản lý nhà nước đói với đầu tư phát triển GTĐB theo hình thức
BP bao gồm: mục đích tối cao mà hoạt động QLNN hướng tới, mục tiêu tổng thể, mục tiêu cụ thể. Mục tiêu Quản lý nhà nước đối với hình thức PPP trong đầu tư phát triển HTGTĐB là nhằm đạt mục tiêu chiến lược của Nhà nước về pháttriển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ thông qua phương thức hợp tác đầu tư giữa Nhà nước và tư nhân.
17
Sơ sồ 1.1: Mục tiêu quản lý nhà nước đối với phát triển HTGTĐB theo hình thức PPP
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) 1.2.1.3. Nguyên tắc
Thứ nhất, đảm bảo nghĩa vụ và quyền lợi hài hịa giữa các bên: Để đảm
bảo duy trì mối quan hệ đối tác một cách bền vững, nghĩa vụ và quyền lợi của nhà nước và nhà đầu tư tư nhân phải được xác định và giải quyết một cách hài hòa, tương ứng với phần tham gia của mỗi bên và rủi ro mà mỗi bên phải gánh chịu, phát huy được thế mạnh của cả khu vực tư và khu vực công. Nhà nước hướng tới mục tiêu đạt giá trị đồng tiền thông qua thu hút nguồn vốn của khu vực tư nhân, cải thiện hiệu quả cung cấp dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ. Nhà đầu tư tham gia dự án PPP với mong muốn việc đầu tư của mình mang lại hiệu quả, thu nhập thỏa đáng, tỷ suất lợi nhuận như mong đợi, một thị trường cạnh tranh minh bạch, các rủi ro được xác định và chia sẻ. Một đối tượng khác được hưởng lợi trực tiếp từ các kết quả dự án là người sử dụng dịch vụ. Các nhà nước thành công trong quản lý dự án PPP đường bộ đều giành sự chú ý thích đáng đến quyền lợi của người sử dụng dịch vụ, cụ thể là đảm bảo để người dân được hưởng dịch vụ với chất lượng ngày càng cao với mức chi phí hợp lý.
18
Thứ hai, đảm bảo giá trị đồng tiền cho nhà nước: Đảm bảo giá trị đồng
tiền lớn nhất là nguyên tắc cần được xem xét ở tất cả các giai đoạn của QLNN đối với đầu tư phát triển xây dựng hạ tầng GTĐB cũng như các giai đoạn của chu trình dự án. Khi quản lý dự án PPP, nhà nước cần chắc chắn rằng dự án đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB theo hình thức PPP phải tạo ra tổng lợi ích rịng cho nhà nước cao hơn so với các hình thức đầu tư khác.
Thứ ba, định hướng kết quả đầu ra: QLNN đối với DAĐT theo hình thức
BP trong xây dựng hạ tầng GTĐB nên tập trung vào các đặc điểm đầu ra của cơng trình hạ tầng GTĐB được xây dựng và dịch vụ được cung cấp hơn là cách thức xây dựng và cung cấp dịch vụ. Giám sát vàđánh giá dựa trên kết quả là cần thiết để đảm bảo rằng các cơng trình và dịch vụ được cung cấp phù hợp với tiêu chuẩn đầu ra.
Thứ tư, cơng khai và minh bạch: Tính cơng khai và minh bạch là yêu
cầu quan trọng trong tất cả hoạt động của nhà nước để quản lý đối với dự án PPP. Nhà nước cần đảm bảo cung cấp thông tin về sử dụng nguồn lực của nhà nước cho các nhà đầu tư, người sử dụng dịch vụ, người nộp thuế và các bên liên quan khác. Tuy nhiên một điểm đáng lưu ý là trong khi duy trì tính minh bạch và cơng bố thơng tin về các quá trình và kết quả, vẫn cần bảo vệ bí mật thương mại thích hợp.
1.2.1.4. Vai trị
Thứ nhất, nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả hoạt động là mục tiêu
của tất cả các nhà nước trên thế giới hiện nay. Cải cách khu vực công được xem là chức năng kinh tế của Nhà nước, việc cải cách này là những hoạt động của Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả của khu vực này. Thơng qua đó tác động đến tồn bộ nền kinh tế. Vai trị cải cách khu vực công được thể hiện: Tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực tư nhân phát triển và do đó tác động đến tồn bộ nền kinh tế quốc dân. Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của đất nước.
19
Góp phần thúc đẩy hoạt động có hiệu quả của doanh nghiệp. Q trình chuyển đổi vai trị của nhà nước từ “người chèo thuyền” sang “người lái thuyền” trong mơ hình quản lý nhà nước hiện đại ngày càng hướng tới giảm vai trò của nhà nước với tư cách là người trực tiếp cung ứng các hàng hóa và dịch vụ, nhưng lại địi hỏi phải nâng cao khả năng kiểm sốt, điều tiết của nhà nước đối với q trình cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Nhiều hoạt động trước đây do các cơ quan quản lý nhà nước hay các doanh nghiệp nhà nước trực tiếp đảm nhận để phục vụ cho các nhu cầu của bản thân nhà nước và xã hội, giờ đây đang được chuyển giao cho tư nhân hay cho phép tư nhân cùng tham gia cung cấp dưới hình thức phối hợp giữa nhà nước và các đơn vị trong khu vực tư nhân, doanh nghiệp tư nhân góp vốn và chấp nhận chia sẻ lợi ích và rủi ro c ng nhà nước trong các dự án. Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân trong cung cấp hạ tầng cơ sở và dịch vụ công dẫn tới những thay đổi nhất định trong vai trò của nhà nước.
Thứ hai, Nhà nước bằng quyền lực của mình, thơng qua các cơng cụ
quản lý vĩ mô như pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, để quản lý và điều tiết hoạt động cung ứng dịch vụ cơng trong tồn xã hội. Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia hợp tác đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. Để vận động và thu hút nguồn đầu tư từ khu vực tư nhân, cũng như để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, nhà nước có vai trị khơng thể thiếu được trong việc hỗ trợ, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân thông qua xây dựng các chính sách ưu đãi về đất đai, đầu tư, cấu trúc tài chính hỗ trợ việc tạo nguồn vốn cho dự án, cung cấp các công cụ đảm bảo (cho các khoản vay nợ) dựa trên tài sản và luồng tiền của dự án, bao gồm cả quyền can thiệp của người cho vay.
Thứ ba, Nhà nước với vai trò là chủ thể quản lý thiết lập cơ chế hợp tác
quốc tế nhằm thu hút nguồn lực của đối tác nước ngoài tham gia vào thị trường
20
đầu tư để phát triển HTGTĐB trong nước. Nhà nước quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động hình thức đối tác cơng tư trong đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ. Hợp tác công tư không những khơng làm giảm vai trị của nhà nước mà đòi hỏi nhà nước phải thực hiện việc kiểm sốt chặt chẽ hơn để duy trì mục tiêu cung cấp dịch vụ của mình. Xét cho cùng, nhà nước vẫn là người chịu trách nhiệm cuối cùng trước xã hội về số lượng cũng như chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông. Trong suốt quá trình triển khai thực hiện dự án thì vai trị giám sát của nhà nước, của các cơ quan Chính phủ, cơ quan thực hiện rất quan trọng để đảm bảo dự án đi đúng hướng cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh trong q trình thực hiện một cách kịp thời. Chính phủ có trách nhiệm tổ chức bộ máy để triển khai, giám sát, xử lý tranh chấp phát sinh trong thực hiện PPP, cũng như đào tạo đội ngũ cán bộ đủ năng lực đáp ứng yêu cầu thực hiện PPP.