Bài học rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức đối tác công tư (PPP) tại tỉnh quảng ninh (Trang 50 - 52)

Qua kinh nghiệm của các nước, có thể rút ra một số bài học về sự tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển hạ tầng giao thông đường bộ như sau:

Thứ nhất, khi điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, cần huy động từ nhiều

nguồn khác nhau, đặc biệt là nguồn vốn tư nhân. Huy động các nguồn lực từ khu vực kinh tế tư nhân bằng nhiều hình thức để xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu đi lại nhanh và an toàn, làm tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, củng cố an ninh quốc phòng. Đây là mục tiêu lớn cần sự thống nhất cao.

Thứ hai, huy động đa dạng các nguồn lực tài chính từ khu vực kinh tế tư

nhân thơng qua các kênh như: đầu tư theo hình thức PPP, phát hành trái phiếu, thu phí từ người trực tiếp sử dụng cơng trình và các nguồn thu gián tiếp như thuế nhiên liệu, phí đăng ký phương tiện.

Thứ ba, đầu tư theo hình thức PPP là cách thức phổ biến được nhiều

quốc gia áp dụng nhằm thu hút khu vực tư nhân xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ và đang trở thành xu hướng phát triển.

Thứ tư, để thu hút khu vực tư nhân tham gia phát triển hạ tầng giao

thơng đường bộ, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ, bảo lãnh doanh thu cho nhà đầu tư và cần xây dựng được khung pháp lý đầy đủ về PPP, tạo động lực và sự tin tưởng để tư nhân tham gia. Thứ năm, xây dựng được cơ quản chủ quản về PPP, tăng cường sự phối hợp giữa Chính phủ, địa phương, các doanh nghiệp tư nhân và sự hỗ trợ quốc tế.

38

Tiểu kết chương 1

Chương 1 làm rõ cơ sở lý luận về sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân tham gia phát triển HTGTĐB qua các nội dung chính.

Thứ nhất, khái quát những nội dung cơ bản về phát triển HTGTĐB. Khu

vực kinh tế tư nhân có những đặc điểm riêng, dựa trên sở hữu tư nhân và động lực hoạt động sản xuất kinh doanh riêng. Lĩnh vực HTGTĐB thuộc khu vực cơng và là loại hàng hóa cơng cộng khơng thuần túy. Nhà nước có trách nhiệm cung ứng hàng hóa cơng, nhưng khơng nhất thiết Nhà nước phải đứng ra sản xuất, mà tư nhân hoặc cả nhà nước và tư nhân cùng tham gia.

Thứ hai, luận giải một số lý luận cơ bản về sự tham gia của khu vực

kinh tế tư nhân vào phát triển HTGTĐB. Đó là những nội dung về động cơ, các hình thức tư nhân tham gia và các tiêu chí đánh giá sự tham gia vào phát triển HTGTĐB. Ở đây, đã chỉ ra nội dung và phương thức chủ yếu tư nhân tham gia phát triển HTGTĐB, đó là đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư. Những nội dung cơ bản về đầu tư theo hình thức PPP trong lĩnh vực hạ tầng đường bộ như khái niệm, các hình thức hợp đồng, các chủ thể tham gia PPP, cơ chế phối hợp lợi ích được luận giải rõ ràng. Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân đối với phát triển HTGTĐB cũng được làm rõ theo nhiều khía cạnh.

Thứ ba, sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào lĩnh vực này chịu

tác động của nhiều yếu tố như các nhân tố thuộc về Nhà nước, năng lực của chính khu vực tư nhân, về bản thân dự án và về mơi trường kinh tế, chính trị, xã hội, tự nhiên.

39

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI

ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO HÌNH THỨC PPP TẠI TỈNH QUẢNG NINH

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Quảng Ninhđối với đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức đối tác công tư (PPP) tại tỉnh quảng ninh (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w