1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương và bài học rút ra cho thành phố Huế
1.4.4. Bài học rút ra cho thành phố Huế
Từ thực tiễn kinh nghiệm của các địa phương nói trên, có thể rút ra một số bài học cho thành phố Huế như sau:
Một là, phải coi trọng công tác cán bộ, coi xây dựng đội ngũ cơng chức có chất lượng cao, nhất là có trình độ và kỹ năng chun nghiệp, có đạo đức trong sạch là một trong những khâu then chốt để lãnh đạo phát triển kinh tế-xã hội thành cơng. Nhờ có đội ngũ cơng chức có chất lượng cao mà bộ máy quản lý có thể hoạt động với hiệu suất tốt, đóng góp nhiều hơn vào các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Huế.
Hai là, để xây dựng đội ngũ công chức có chất lượng cao cần thực hiện đồng bộ tất cả các khâu của công tác cán bộ. Trong công tác cán bộ cần giữ vững nguyên tắc công khai, dân chủ, xây dựng quy trình tuyển chọn, bố trí sử dụng, đánh giá công chức khoa học, hợp lý. Đặc biệt, cần vận dụng sáng tạo các quy định chung của Đảng và Nhà nước phùhợp với từng mặt công tác, đồng thời vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của địa phương mình.
Ba là, xây dựng các tiêu chuẩn, quy trình và hình thức sử dụng cơng chức hợp lý. Chính sách sử dụng cơng chức phải có tính cạnh tranh và hấp dẫn. Chính sách đãi ngộ cơng chức cần đặt trong bối cảnh cạnh tranh với khu vực tư nhân, đảm bảo cơng chức có đời sống ổn định, để phát huy hết tiềm lực của mình để phục vụ nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thành phố, ổn định chính trị, được nhân dân tin tưởng và ủng hộ.
Bốn là, quan tâm xây dựng chính sách thu hút nhân tài, đồng thời phải có chính sách trọng dụng nhân tài nhằm “thu” và “giữ” được nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế của địa phương. Muốn vậy, cần phải có chính sách hợp lý và xây dựng mơi trường làm việc tích cực để bảo vệ cơng chức giúp họ an tâm công tác, học tập, rèn luyện và cống hiến. Đồng thời, ban hành chính sách nhằm hỗ trợ thực hiện việc trẻ hóa đội ngũ cơng chức.
Năm là, thực hiện đánh giá cơng chức dựa trên các tiêu chí mang tính định lượng nhiều hơn định tính nhằm đảm bảo tính khách quan, làm cơ sở cho việc quy hoạch, đào tạo, bố trí và sử dụng cơng chức.
Sáu là, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng công chức một cách thực tiễn, hiệu quả, liên tục, coi học tập trong thực tế có vai trò quan trọng như đào tạo tại trường lớp.
Tiểu kết chƣơng 1
Ở chương này, luận văn đã đi sâu nghiên cứu và hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về chất lượng công chức CQĐT, bao gồm: khái niệm về công chức; khái niệm chất lượng, khái niệm công chức CQĐT và các tiêu chí đánh giá chất lượng cơng chức của CQĐT, các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới chất lượng công chức CQĐT. Qua nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của một số địa phương trong nước rút ra một số bài học tham khảo làm tiền đề cho việc đánh giá thực trạng chất lượng công chức của CQĐT – từ thực tiễn thành phố Huế ở chương 2.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG CƠNG CHỨC CỦA CHÍNH QUYỀN ĐƠ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế ảnh hƣởng tới chất lƣợng cơng chức chính quyền đơ thị thành phố Huế