2.2.1 .Về nguồn tuyển đội ngũ giảng viên
2.2.3. Về trình độ, chức danh củađội ngũ giảng viên
Tính đến tháng 12/2019, Học viện có 323 giảng viên, trong đó có99 tiến sĩ (chiếm 30,65%), 210 thạc sỹ (chiếm 65%), 14 cử nhân (chiếm 4,33%). Về chức danh, danh hiệu: Học viện có 05 giáo sư, 22 phó giáo sư, 04 Nhà giáo nhân dân, 14 Nhà giáo ưu tú, 108 giảng viên chính, 149 giảng viên, 66 trợ giảng [6, tr7-8]. Bên cạnh đó, Học viện đã quan tâm xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên thỉnh giảng, tập trung vào các đồng chí có học hàm, học vị cao, có khả năng giảng dạy tốt và kinh nghiệm thực tế phong phú.
* Đánh giá chung
- Ưu điểm: về cơ bản, đội ngũ giảng viên của Học viện có bản lĩnh
chính trị vững vàng; có trách nhiệm cao và tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, đào tạo của Ngành; được đào tạo bài bản, tồn diện cả về chun mơn nghiệp vụ, kiến thức sư phạm, kiến thức thực tế nên cơ bản đáp ứng tốt các yêu cầu
công tác. Nhiều giảng viên trẻ của Học viện đã chủ trì, tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ; chủ trì và tham gia biên soạn nhiều giáo trình, tài liệu dạy học cho các hệ đào tạo, bồi dưỡng. Số lượng giảng viên đạt danh hiệu giảng viên dạy giỏi các cấp ngày một tăng, ngày càng xuất hiện nhiều giảng viên trẻ có triển vọng, năng lực trong cơng tác giảng dạy, nghiên cứu.
- Hạn chế:Cơ cấu độ tuổi của đội ngũ giảng viên Học viện chưa hợp lý,
có sự hẫng hụt về đội ngũ; đặc biệt, đến nay, đội ngũ các nhà khoa học chủ chốt và chuyên gia đầu ngành trên một số lĩnh vực chuyên môn đã giảm mạnh do hao hụt tự nhiên, trong khi đội ngũ giảng viên kế cận cần có thêm thời gian để tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ chun mơn. Bên cạnh đó, trong giai 2015-2019, mặc dù số lượng giảng viên có trình độ cao (tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư)đã được tăng cường đáng kể so với giai đoạn trước đây nhưng vẫn cần tập trung xây dựng và tăng cường hơn nữa để tương xứng với vai trị, vị trí của Học viện ANND.
2.3. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên củaHọc viện ANND